action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần mới nhất

Thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần mới nhất

Với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh nhưng vẫn còn băn khoăn: Thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần như thế nào? Địa điểm kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh ra sao? Luật Thiên Mã xin được giải đáp giúp bạn đọc những thắc mắc xoay quanh các vấn đề trên.

Vậy địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định rằng địa điểm kinh doanh được hiểu là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh có thể ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính ở những điểm nào?

Trụ sở chính của doanh nghiệp chính là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại liên lạc, số fax (nếu có) và thư điện tử (nếu có). Còn điểm kinh doanh chỉ là nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện.

Giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp phải chuẩn bị thông báo nơi đặt điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
  • Tên và địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân đối với công dân Việt Nam hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác  đối với người người ngoài của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh công ty cổ phần

Địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính nên thủ tục đăng ký điểm kinh doanh có đôi chỗ khác biệt. Cụ thể, việc thực hiện thủ tục đăng ký được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Thành phần hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh công ty cổ phần gồm:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư.

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở kế hoạch và đầu tư: Hồ sơ được lập thành 01 bộ không viết tay vào các biểu mẫu. Hồ sơ được đánh máy, ký tên đóng dấu đầy đủ. Giấy tờ kèm theo phải có bản sao chứng thực, không nộp bản photocopy.

Sau 03 ngày chuyên viên tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp sửa theo thông báo và bổ sung hồ sơ để chuyên viên có cơ sở thẩm xét tiếp.

– Đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng: Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng được chuẩn bị như đối với hồ sơ nộp bản giấy. Sau khi chuẩn bị xong doanh nghiệp scan các chứng từ có định dạng PDF hoặc file ảnh đính kèm tệp tin như hướng dẫn và thực hiện các thao tác lưu hồ sơ.

Hồ sơ được tiếp nhận, phân chuyên viên thụ lý. Nếu hồ sơ hợp lệ, hệ thống sẽ gửi trả  thông báo về việc hồ sơ đã hợp lệ, doanh nghiệp in thông báo kèm theo hồ sơ bản cứng nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh.

Có được thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, vấn đề lập điểm kinh doanh được pháp luật doanh nghiệp quy định cụ thể như sau: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bắt buộc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Doanh nghiệp chỉ được lập điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.

Tuy nhiên theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/ NĐ/ CP , doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính. Đây là một sự mở rộng của pháp luật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ở tỉnh, thành phố khác trụ sở chính thì doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.

Bài viết trên đã phần nào cung cấp thông tin tới bạn đọc những vấn đề cơ bản liên quan đến địa điểm kinh doanh cũng như các giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan hay đang có vấn đề về luật pháp, vui lòng liên hệ với công ty Luật Thiên Mã để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện dịch vụ vui lòng liên hệ đến Luật Thiên Mã để được báo giá và thực hiện: gọi: 0936.380.888

– Anh Thư –
Nguồn: luatthienma.com.vn

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7