Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài – Trình tự, thủ tục từ [A-Z]

Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư nước ngoài lần đầu vào thị trường Việt Nam có lẽ còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Luật Thiên Mã sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ những chính sách và thủ tục pháp lý cần thiết khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài cũng như là thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 

Nội Dung Bài Viết

Phân biệt thành lập công ty nước ngoài và công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 

Thành lập công ty nước ngoài và thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là hai khái niệm khác nhau. Hiện nay, nhiều người đang không hiểu rõ về nó, dẫn đến sự nhầm lẫn và không xác định được những quy định của pháp luật Việt Nam đối việc từng loại hình doanh nghiệp.

 

Căn cứ theo khoản 32 điều 3 Luật doanh nghiệp 2020, công ty nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo chính sách pháp luật của nước ngoài.

 

Còn công ty có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chứ được thành lập tại Việt Nam và theo chính sách pháp luật của Việt Nam. Nó có nhiều loại hình khác nhau có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã hoặc các tổ chức kinh doanh khác có cổ đông hoặc thành viên là nhà đầu tư nước ngoài.

 

Sự khác nhau giữa hai hình thức này là: việc thành lập công ty nước ngoài phải tuân theo những thủ tục, quy trình theo đúng yêu cầu pháp luật của nước đó, còn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Như vậy, khi muốn thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam, các nhà đầu tư có thể thông qua việc góp vốn để trở thành chủ doanh nghiệp. Lúc đó, công ty được góp vốn sẽ là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và do nhà đầu tư nước ngoài quản lý

 

thành lập công ty nước ngoài

 

Cơ sở pháp lý thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

Khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, các chủ doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng về:

    • Biểu cam kết WTO
    • Luật đầu tư 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo của Việt Nam về thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam
    • Luật doanh nghiệp năm 2021
    • Các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư
    • Những hiệp định thương mại giữa Việt Nam và nước ngoài
    • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 

thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

Các hình thức thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

Nếu muốn thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể thực hiện dưới hình thức mua phần góp vốn, mua cổ phần, góp vốn để trở thành người sở hữu và quản lý công ty đó. Cụ thể như sau:

 

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức góp vốn ngay từ đầu

Nếu muốn thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam, nhà đầu tư có thể chọn cách góp vốn cho công ty ngay từ khi nó bắt đầu thành lập tại Việt Nam. Tùy từng lĩnh vực, nhà đầu tư có thể góp vốn theo tỉ lệ từ 1%-100% vốn điều lệ của công ty. 

 

Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn, cổ phần

Hình thức thứ hai để thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam là tiến hành mua cổ phần hoặc góp vốn vào công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam. Tùy theo lĩnh vực và mong muốn mà nhà đầu tư có thể góp vốn từ 1%-100%. Những công ty Việt Nam được góp vốn sẽ trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài. 

 

thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 

Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 

Nếu muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

    • Nhà đầu tư nước phải góp vốn theo tỷ lệ từ 1-100% vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp
    • Phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam trừ trường hợp doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
    • Phải xin Giấy chứng nhận đầu tư gồm thành lập mới trong trường hợp đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC
    • Cần phải tránh các ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài trong đó có ngành nghề chưa được tiếp cận và được phép tiệp cận trong những thị trường có điều kiện
    • Phải lên kế hoạch dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam với quy mô vừa và nhỏ, khởi nghiệp sáng tạo theo luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

 

thành lập doanh nghiệp nước ngoài

 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp – công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 

Đây là một trong những bước quan trọng nhật quyết định trực tiếp đến việc có được thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam hay không.

    • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
    • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý
    • Nếu là khách hàng tổ chức, phải chuẩn bị bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu có khả năng xác nhận tư cách pháp lý với nhà đầu tư
    • Nếu là nhà đầu tư cá nhân phải chuẩn bị các hồ sơ thông tin cá nhân: bản sao chưng minh thư, thẻ căc cước hoặc hộ chiếu
    • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: có thể là sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản với nhà đầu tư cá nhân; báo cáo tài chính, bản cam kết hỗ trợ tài chính hoặc giấy tờ bảo lãnh về năng lực tài chính với những nhà đầu tư tổ chức
    • Hợp đồng thuê trụ sở khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam
    • Giấy chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bất động sản, giấy phép xây dựng…
    • Nộp giấy tờ có khả năng xác nhận quyền sử dụng địa điểm phục vụ việc thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam như bản sao hợp đồng thuê đất
    • Với những dự án có sử dụng công nghệ trong danh mục hạn chế chuyển giao của Việt Nam, khi muốn đươc thành lập công ty có vốn nước ngoài phải nộp cả bản giải trình về sử dụng công nghệ với các nội dung: tên và nguồn gốc của công nghệ, thông số kỹ thuật và tình trạng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, quy trình vận hành công nghệ

 

Bước 2: Nộp hồ sơ

 

Có hai con đường để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Kê khai trực tuyến

    • Nhà đầu tư có thể khai báo các thông tin về dự án đầu tư trên cổng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng phải nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận đăng ký đầu tư trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày khai báo trực tuyến
    • Nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản đăng nhập vào hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ sau khi hồ sơ được cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận
    • Tình hình xử lý hồ sơ sẽ được cập nhật trực tiếp trên Hệ thống thông tin quốc gia và nhà đầu tư sẽ được trả kết quả kèm mã số dự án đầu tư cũng trên hệ thống này

 

Nộp hồ sơ trực tiếp

Nếu không kê khai trực tiếp, các nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại 

    • Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư đặt trụ sở chính nếu dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghiệp, hoặc trong khu công nghiệp nhưng địa phương chưa thành lập ban quản lý
    • Nộp tại Ban quản lý các khu công nghiệp nếu dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp hoặc là dự án phát triển kết cấu hạ tầng

 

Bước 3: Chờ cơ quan có thẩm quyền ra quyết định

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và trả kết quả trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo tiêu chuẩn của pháp luật. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phải gửi cho nhà đầu tư văn bản và có nêu lý do cụ thể rõ ràng.

 

thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, để được thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài, bước tiếp theo mà nhà đầu tư phải làm là xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Để thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

    • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    • Danh sách cách thành viên của công ty, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư. Nếu cổ đông là tổ chức thì phải có danh sách người đại diện ủy quyền của các cổ đông
    • Bảo sao chứng minh thứ hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc các thông tin nhận diện hợp pháp của các thành  viên cá nhân
    • Nếu nhà đầu tư là tổ chức thì phải có chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện được ủy quyền của tổ chức
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những hồ sơ tương đương khác được hợp pháp hóa lãnh sự nếu thành viên là tổ chức nước ngoài
    • Quyết định góp vón và bổ nhiệm người quản lý
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư

 

Nộp hồ sơ tại: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

 

Bước 5: Khai báo thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nhiệp, doanh nghiệp phải nộp phí khai báo công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia trong mục đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nội dung khai báo gồm:

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
    • Nghành nghề kinh doanh
    • Danh sách cổ đông sáng lập
    • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

 

Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT, phí công bố là 100.000 đồng và phải nộp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được hoàn lại tiền nếu không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Bước 6: Làm con dấu cho doanh nghiệp

 

Làm con dấu cho doanh nghiệp là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình hoàn thiện việc thành lập công ty có vốn nước ngoài. Có hai hình thức dấu mà doanh nghiệp có thể sử dụng là chữ ký số theo luật giao dịch điện tử của Việt Nam và dấu khắc. Doanh nghiệp được tự do quyết định hình thức, số lượng và nội dung của con dấu tại các chi nhánh, văn phòng đại diện của mình. Con dấu của doanh nghiệp được sử dụng trong các giao dịch và có giá trị pháp lý. Việc lữu trữ, quản lý và sử dụng con dấu phải được quy định rõ ràng trong quy chế và điều lệ của doanh nghiệp.

 

Bước 7: Xin giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động

 

Những đối tượng nào được cấp giấy phép kinh doanh? Chỉ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hoặc thành lập cơ sở bán lẻ hàng hóa thì mới được cấp giấy phép kinh doanh.

 

Còn giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chỉ áp dụng trong một số ngành nghề nhất định như: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nếu doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, Giấy phép lữ hành với doanh nghiệp lữ hành, giấy phép đào tạo với những cơ sở kinh doanh giáo dục…

 

Để được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

 

Điều kiện chung:

    • Trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam nhiều hơn 1 năm,  thì doanh nghiệp phải nộp hết thuế đúng hạn
    • Có kế hoạch về tài chính rõ ràng để thực hiện hoạt động đề nghị trong giấy phép kinh doanh
    • Đảm bảo đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường trong điều ước quốc tế mà có Việt Nam là thành viên

 

Điều kiện theo ngành

    • Hoạt động của doanh nghiệp phải có khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước
    • Hoạt động của doanh nghiệp có thể đóng góp cho ngân sách nhà nước
    • Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành
    • Phải phù hợp với cường độ cạnh tranh của các công ty trong nước trong cùng lĩnh vực

 

Hồ sơ cần chuẩn bị:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật
    • Văn bản giải trình về điều kiện để được cấp giấy
    • Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tài chình tính đến thời điểm làm đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh
    • Tài liệu, hồ sơ có khả năng chứng minh doanh nghiệp không còn nợ thuế quá hạn
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Bản kế hoạch kinh doanh 
    • Bản kế hoạch tài chính có báo cáo tài chính đã được kiểm toán

 

Nộp hồ sơ tại:

Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư đặt trụ sở chính

 

Thời gian xử lý hồ sơ:

Trong vòng 30-45 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ

 

Bước 8: Mở tài khoản giao dịch nhận tiền và tài khoản vốn

 

Nhà đầu tư phải mở một tài khoản vốn sau khi đã hoàn tất thủ tục thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam. Theo thời hạn góp vốn trong giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện chuyển tiền vào tài khoản vốn đã được mở này.

 

Song song vói nó, doanh nghiệp phải mở thêm tài khoản nhận tiền để nhận trực tiếp từ tài khoản vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu thu chi sau khi đã thành lập  doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

 

Bước 9: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

 

Cuối cùng để thành lập công ty có vốn nước ngoài, nhà đầu tư cần phải:

    • Treo bảng biển tại trụ sở chính của doanh nghiệp
    • Đăng ký chữ ký số phục cho các giao dịch điện tử
    • Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử
    • Tiến hành báo cáo tình hình tiến độ dự án đầu tư theo nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn, mua cổ phần

Hình thức này chỉ được áp dụng khi đã có đối tác là công ty ở Việt Nam. Nếu đối tác chưa hoàn thiện thủ tục thành lập công ty thì trước hết phải thành lập công ty có vốn 100% Việt Nam

 

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần

 

Để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trước hết nhà đầu tư phải đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

    • Văn bản đăng ký mua cổ phần, góp vốn trong đó phải có thông tin về doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phẩn và tỷ lệ vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu
    • Nhà đầu tư cá nhân thì cần phải có bản sao chứng minh thư, thẻ căn cước hoặ hộ chiếu
    • Nhà đầu tư tổ chức thì cần phải có bản sao giấy chứng nhận thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam hoặc các văn bản khác có giá tị tương đương
    • Hợp đồng thỏa thuận việc mua cổ phần, góp vốn… giữa nhà đầu tư nước ngoài và đối tác được nhận đầu tư
    • Văn bản kê khai cùng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức nhận đầu tư

 

Bước 2: Nộp hồ sơ

    • Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở chỉnh của doanh nghiệp
    • Kết quả sẽ được trả về trong khoảng 15 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận được hồ sơ

 

Bước 3: Tiến hành mua phần vốn góp, mua cổ phần

    • Đối tác ở Việt Nam thực hiện mở tài khoản vốn nếu nhà đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sở hữu góp vốn lớn hơn 51%. Thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành chuyển vốn theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên
    • Những thành viên chuyển nượng vốn tiến hành nộp thuế chuyển nhượng theo luật thuế Việt nam

 

Bước 4: Đối tác Việt Nam thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài tiến hành góp vốn, họ đã trở thành một trong những thành viên cổ đông của doanh nghiệp. Vì vậy, để thành lập công ty có vốn nước ngoài, doanh nghiệp phải ghi nhận việc góp vón của các nhà đầu tư bằng cách thay đổi thông tin trong giấy phép kinh doanh để công ty trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

Để làm thủ tục thay đổi, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ:

    • Nội dung thay đổi trong đăng ký kinh doanh
    • Biên bản họp và quyết định về việc thay đổi
    • Hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng đã được chứng thực
    • Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn
    • Bản sao chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu và giấy cchungws nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư

 

Nộp hồ sơ tại: 

Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở chỉnh của doanh nghiệp

 

Bước 5: Cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép đủ điều kiện hoạt động

 

Để xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép đủ điều kiện hoạt động, doanh nghiệp thực hiện tương tự theo những yêu cầu trong bước 7 của thủ tục thành lập doanh nghiệp – công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu ở phần trên.

 

Ưu điểm thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam

 

So với việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam bằng cách góp vốn ngay từ ngày đầu thành lập, việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của công ty sẽ có nhiều lợi ích hơn

    • Không cần phải thực hiện các nghĩa vụ báo cáo tình hình thực tế của dự án
    • Không cần phải tiến hành cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư
    • Nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục chứng minh năng lực tài chính
    • Đơn giảng và dễ dàng khi cần phải thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin công ty như địa chỉ, tên công ty, thông tin người sở hữu…
    • Trừ lĩnh vực giáo dục đào tạo, còn lại dù mua 100% vốn góp thì cũng không phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Giảm thiểu rất nhiều thủ tục khi có sự thay đổi về các nội dung mà công ty đăng ký với cơ quan nhà nước bởi không không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.

 

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của công ty Luật TNHH Thiên Mã

 

tư vấn thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

 

Luật Thiên Mã là một trong những công ty luật uy tín nhất, chuyên cung cấp các dịch vụ luật đặc biệt là tư vấn luật doanh nghiệp. Đến với Thiên Mã, khách hàng sẽ được:

    • Tư vấn các quy định của pháp luật, chủ trường và chính sách của nhà nước có liên quan đến việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quốc tịch của nhà đầu tư và lĩnh vực kinh doanh cụ thể
    • Tư vấn cho khách hàng các hình thức đầu tư phù hợp khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài
    • Tư vấn về điều kiện, thủ tục để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
    • Tư vấn cho khách hàng những hồ sơ và tài liệu cần thiết để nhanh chóng hoàn thành thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
    • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ và văn bản cần thiết trong quá trình hoàn thiện thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam
    • Thay mặt nhà đầu tư làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
    • Thẩm tra rà soát toàn bộ hoạt động trong quá trình thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

Câu hỏi thường gặp đối khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là bao nhiêu? Có thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được hay không?

 

Căn cứ vào luật đầu tư 2014, khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài được tư do quyết định tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ mà không bị hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc có thể thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, có một số loại hình tổ chức kinh tế mà bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ như:

    • Công ty niêm yết
    • Công ty đại chúng
    • Tổ chức kinh doanh hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán
    • Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

 

các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty nước ngoài

 

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào công ty tại Việt Nam

 

Các hình thức thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể kể đến như:

    • Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
    • Kết hợp với nhà đầu tư Việt Nam cùng góp vốn
    • Mua cố phần, vốn góp của công ty
    • Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC

 

Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?

 

Khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại việt Nam có được hưởng các ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, công ty cũng chỉ được hưởng ưu đãi như các doanh nghiệp Việt Nam và không có nhiều sự khác biệt. Bên cạnh đó, khi thành lập công ty nước ngoài tại việt nam, vẫn phải thực hiện đầy đủ những trách nhiệm như những doanh nghiệp Việt Nam như: đống các loại thuế môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…

 

Các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập là gì?

 

Khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể chọn các loại hình sau:

    • Loại hình công ty TNHH 1 thành viên
    • Loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên
    • Loại hình công ty cổ phần

 

Điều kiện công ty vốn nước ngoài hoạt động và phân phối hàng hóa tại Việt Nam là gì?

 

Khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, để được hoạt động thương mại và phân phối hàng hóa, phải đảm bảo các điều kiện sau:

    • Nhà đầu tư phải mang quốc tịch tại các nước có tham gia công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có cam kết mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại
    • Khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam,Các mặt hàng kinh doanh và phân phối phải thuộc quy định của Việt Nam, và nó không nằm trong danh mục mặt hàng cấm. Đồng thời, công ty phải phân phối hàng hóa theo lộ trình cam kết của công ước quốc tế
    • Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng nhất khi muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
    • Phạm vi phân phối: bán lẻ và bán buôn

 

Trên đây là những thông tin chi tiết về những điều kiện cần thiết, thủ tục, và quá trình để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cho các nhà đầu tư. Hy vọng những thông tin mà Luật Thiên Mã chia sẻ có thể giúp quý khách hàng thuận lợi hơn trong việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Nếu quý khách cần được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0936.380.888  để được luật sư tư vấn cụ thể nhé!