Nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu tiền? là một trong những câu hỏi nhận được nhiều của người dân trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong bối cảnh Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành và áp dụng. Do đó bài viết sau đây của Luật Thiên Mã sẽ giải đáp đầy đủ và cụ thể nhất các mức xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn. Nếu trong quá trình tìm hiểu gặp bất cứ khó khăn nào, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời!

nong-do-con-0,4-phat-bao-nhieu
Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?

Nồng độ cồn bao nhiêu bị phạt theo quy định hiện hành?

Anh Văn Chiến (An Giang) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn!

Luật sư cho tôi hỏi, vào đầu tháng 02/2023, tôi có sử dụng rượu, bia tại buổi tiệc tân niên của Công ty, nhận thấy bản thân còn rất tỉnh táo nên tôi đã tự lái xe máy về nhà, trên đường về thì tôi có bị Cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra nồng độ cồn và áp mức phạt là 4.000.000 đồng. Tôi không đồng ý với mức phạt trên vì tôi chỉ uống một chút rượu, hoàn toàn tỉnh táo có thể điều khiển xe an toàn.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi nồng độ cồn theo quy định hiện nay thì phải đạt mức bao nhiêu mới bị xử phạt.

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Luật sư tư vấn chính xác nồng độ cồn đạt mức bao nhiêu thì sẽ bị xử phạt, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Chiến, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến với Luật Thiên Mã chúng tôi! Để trả lời thắc mắc của anh  Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia có quy định cụ thể:

“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì pháp luật hiện hành nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Nói cách khác pháp luật hiện hành tại Việt Nam thì nồng độ cồn cho phép của người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông bằng “0”.

Căn cứ theo thông thông tin anh Chiến cung cấp, anh có tham gia tiệc và sử dụng rượu bia ngay trước khi anh điều khiển xe về nhà, và khi bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe khiểm tra thì phát hiện được có nồng độ cồn trong khí thở. Như phân tích nêu trên của Luật sư, theo quy định pháp luật hiện hành thì không cho phép người đang điểu khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong cơ thể. Vì thế, khi kiểm tra khí thở của anh và phát hiện có nồng độ cồn, Cảnh sát giao thông đã áp dụng các mức phạt hành chính cho người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông là có căn cứ.

Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu hay cách nộp phạt khi bị xử phạt về lỗi điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, đừng ngân ngại hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất!

Mức phạt nồng độ cồn mới nhất

Mức phạt nồng độ cồn với xe máy

>>> Tư vấn về các mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông mà trong máu, hoặc hơi thở có nồng độ cồn, liên hệ ngay 1900.6174

Xe máy được xem là một trong những phương tiện sử dụng phổ biến ở Việt Nam, vì thế ý thức tuân thủ các quy định an toàn giao thông của người điều khiển xe máy có tác động lớn đến an toàn xã hội. Hiện nay mức xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nồng độ cồn Mức phạt áp dụng Hình thức xử phạt bổ sung
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nếu muốn biết rõ hơn về các mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất!

Mức phạt nồng độ cồn với ô tô

>>> Tư vấn về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô theo quy định mới nhất hiện nay, liên hệ ngay 1900.6174 

Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Nồng độ cồn Mức phạt áp dụng Hình thức xử phạt bổ sung
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nếu muốn biết khi điều khiển ô tô tham gia giao mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến số điện thoại 1900.6174  để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất!

Mức phạt nồng độ cồn với xe đạp

>>> Nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông, gọi ngay 1900.6174 

Hiện nay mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Nồng độ cồn Mức phạt áp dụng Hình thức xử phạt bổ sung
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Không quy định
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Không quy định
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Không quy định

Để được tư vấn rõ hơn về các mức xử phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe đạp tham gia giao thông, các bạn hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174  để được Luật sư của chúng tôi tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

Mức phạt nồng độ cồn với máy kéo, xe máy chuyên dùng

>>> Tư vấn về các mức xử phạt đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn, liên hệ ngay 1900.6174 

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) tham gia giao thông mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn thì mức xử phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bao gồm:

Nồng độ cồn Mức phạt áp dụng Hình thức xử phạt bổ sung
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu  cũng như áp dụng mức phạt trên vào trường hợp cụ thể của người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để Luật sư của chúng tôi tư vấn và hướng dẫn tận tình nhất.

Nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu?

Lái ô tô có nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu?

Anh Vinh (Bến Tre) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề sau!

Trên đường lái ô tô chở vợ và các con về quê, từ TP. HCM về Bến Tre, tôi có bị Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ, tại thời điểm kiểm tra thì đo được trong cơ thể tôi có nồng độ cồn trên 0,4 miligam, tôi đã bị phạt 17.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng, Luật sư cho tôi hỏi nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?

Tôi chân thành cảm ơn!”

 

>> Nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu đối với người điều khiển ô tô tham gia giao thông, liên hệ ngay 1900.6174 

Luật sư trả lời:

Cảm ơn anh Vinh đã gửi câu hỏi và đề nghị tư vấn đến Luật Thiên Mã! Để trả lời thắc mắc của anh, Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điểm c, Khoản 8, Điều 5, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP, người điểu khiển xe ô tô có nồng độ cồn 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể bị áp dụng mức phạt từ từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng, căn cứ theo Điểm g, Khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP.

Theo thông tin anh cung cấp, tại thời điểm kiểm tra, nồng độ cồn trong cơ thể anh đo được là 0,4 miligam/ 1lit khí thở và anh Vinh đang trực tiếp điều khiển xe ô tô, vì thế, anh đã vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với lĩnh vực giao thông đường bộ. Căn cứ theo Điều 5, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP, anh Vinh sẽ bị phạt tiền trong mức xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Để xác định mức phạt cụ thể của anh Cảnh sát giao thông đã căn cứ khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022: “4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó”.

Tuy nhiên, anh Vinh cần lưu ý trường hợp đồi với người được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn không chấp hành yêu cầu kiểm tra cồn của người thi hành công vụ sẽ bị áp mức phạt cao hơn mà không phụ thuộc vào nồng độ cồn đo đươc, cụ thể: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nếu anh muốn biết rõ hơn về vấn đề mức phạt nồng độ cồn vượt mức khi đi xe máy, ô tô năm cũng như cách thức nộp phạt đối với lỗi điều khiển ô tô khi tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hướng dẫn miễn phí và nhanh chóng nhất.

Lái xe máy có nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu?

Chị Ngọc (Tiền Giang) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư!

Luật sư vui lòng giải đáp, chồng tôi nếu sau khi uống rượu, bia tôi vẫn lái xe máy về nhà và khi bị Cảnh sát giao thông bắt lại thì đo được chồng tôi có nồng độ cồn 0,4 miligam thì chồng tôi có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi chân thành cảm ơn!”

 

>>> Luật sư tư vấn chính xác người điều khiển xe máy có nồng độ cồn 0.4 phạt bao nhiêu, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Cảm ơn chị Ngọc đã gửi câu hỏi, Luật sư xin gửi đến chị lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 66, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP, người điểu khiển xe ô tô có nồng độ cồn 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể bị áp dụng mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng, căn cứ theo Điểm e, Khoản 10, Điều 6, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP.

Theo đó, chồng chị sau khi sử dụng rượu, bia đã trực tiếp điều khiển xe máy và bị lực lượng Cảnh sát kiểm ra đo được nồng độ cồn trong cơ thể là 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị áp dụng mức phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung như sau:

– Phạt tiền từ từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và,

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Nếu chị muốn biết rõ hơn về mức phạt cụ thể đối với lỗi điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất!

lai-o-to-xe-may-co-nong-do-con-0,4-phat-bao-nhieu
Nồng độ cồn 0,4 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy và ô tô?

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Anh Trung (Kiên Giang) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư!

Tôi xin đặt ra câu hỏi như sau: Trước Tết Nguyên đán Quý Mão, Công ty tôi có tổ chức tiệc tân niên, sau đó tôi có chạy xe máy về nhà khi ra về tôi có bị Cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, và được báo nồng độ cồn đo được của tôi là 0.44 miligam/1 lít khí thở. Vì thế, Cảnh sát giao thông đã lập biên bản phạt tôi 7.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của tôi 22 tháng và tại thời điểm đó tôi không mang theo giấy phép lấy xe. Mặc dù đồng ý với mức phạt trên nhưng tôi vẫn bị tạm giữ xe máy.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, hành vi giữ xe gắn máy của tôi từ Cảnh sát giao thông có đúng quy định pháp luật không?”

 

>>> Tư vấn về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện khi tham gia giao thông, liên hệ ngay 1900.6174 

Luật sư trả lời:

Cảm ơn anh Trung đã gửi câu hỏi của anh đến với Luật Thiên Mã, để trả lời thắc mắc của anh Trung, Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điểm e, Khoản 8, Điều 6, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP, cụ thể:

“8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;”

Thêm vào đó, đối với người có hành vi vi phạm tại điểm Điểm e, Khoản 8, Điều 6, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP có thể bị tạm giữ phương tiện vi phạm, cụ

thể phương tiện có thể bị tạm giữ trong các trường hợp sau:

– Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính

– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Trong trường hợp của anh Trung, anh điều khiển xe máy và có nồng độ cồn được xác định tại thời điểm đang tham gia giao giao thông là 0,44 miligam/1 lít khí thở, có thể thấy nồng độ cồn trong lít khí thở của anh đã vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở khi đang điều khiển xe, hành vi của anh đã vi phạm quy định định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, tương ứng với hành vi được quy định tại Điểm e, Khoản 8, Điều 6, Nghị định 100/2019/ NĐ-CP. Vì thế, mức xử phạt bằng tiền 7.000.00 đồng đối với hành vi của anh Trung của Cảnh sát giao thông là có căn cứ. .

Và, để ngăn chăn anh Trung tiếp tục điều khiển xe máy trong khi vẫn còn nồn nồng độ cồn và để đảm bảo thực hiện hình thức xử phạt Cảnh sát giao thông tiến hành giữ xe máy của anh. Căn cứ Điều 1, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, thời hạn tạm giữ xe máy của anh Trung có thẻ lên đến 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Nếu muốn biết rõ hơn nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu, cũng như trong trường hợp nào cảnh sát giao thông được tạm giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm, hãy kết nối ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn bị phạt thế nào?

Chị Thu (Hậu Giang) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư!

Luật sư cho tôi hỏi, đang trên đường lái xe ô tô về nhà, tôi bị Cảnh sát giao thông chặn kiểm tra nồng độ cồn, tôi ý thức rất rõ không được sử dụng rượu bia khi điều khiển xe, nên tôi đã trình bày với Cảnh sát kiểm tra, tuy nhiên nhiên Cảnh sát kiểm tra vẫn yêu cầu tôi chấp hành, do thấy yêu cầu là quá vô lý nên tôi đã từ chối thực hiện. Sau đó tôi đã được lập Biên bản sự việc, trên Biên bản ghi tôi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ và áp mức phạt 30.000.000 đồng, phía Cảnh sát sẽ giữ xe của tôi đến khi ra quyết định xử phạt chính thức.

Vì sao, tôi không có uống rượu bia khi tham gia giao thông mà vẫn bị xử phạt, mong Luật sư giải đáp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn về mức xử phạt đối với lỗi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, gọi ngay 1900.6174 

Cảm ơn chị Thu đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến với Luật Thiên Mã chúng tôi, dựa trên những thông tin mà chị trình bày, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi của chị như sau:

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Người người điều khiển xe ô tô có thể bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng, khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Thêm vào đó, theo Điều 82, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nhằm ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt.

Dựa theo quy định pháp luật và tình huống thực tế, như chị Thu trình bày thì khi bị lực lượng Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn thì chị đã có hành ci không chấp hành, do đó mức phạt tiền chị Thu phải chịu sẽ từ 30 đến 40 triệu đồng đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức phạt này áp dụng cho người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của Cảnh sát giao thông (căn cứ Điểm b, Khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP), không phải là mức phạt do Cảnh sát đo được có nồng độ cồn trong máu/ hơi thở của chị Thu.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Luật Thiên Mã liên quan đến vấn đề nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu? Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho các bạn bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình cũng như những người xung quanh trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Mọi thắc mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối đến đường dây nóng 1900.6174  để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất!

Liên hệ với chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư tư vấn luật giao thông ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp