action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Mua bán nợ có bị cấm không? Những điều kiện mua bán nợ là gì?

Mua bán nợ có bị cấm không? Hiện nay, việc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ diễn ra ngày càng nhiều thông qua một số các hoạt động như bán nợ, mua nợ, môi giới hay tư vấn mua bán nợ v.v…tất cả đều nhằm mục đích sinh lợi. Vậy cụ thể, khái niệm về mua bán nợ là gì ? Để được thực hiện mua bán nợ thì cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện nào? Việc mua bán nợ có được xem là việc làm bị cấm hay không?

Những câu hỏi vừa đặt ra bên trên hầu như đều là thắc mắc chung của nhiều người. Để giải đáp một cách chi tiết về điều này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin mới nhất liên quan đến việc mua bán nợ trong bài viết sau đây. Nếu như còn có câu hỏi nào khác hay cần được đóng góp ý kiến cho chúng tôi thì vui lòng gọi về số hotline của Tổng đài Luật Thiên Mã ngay sau đây 1900.6174.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề mua bán nợ. Gọi ngay 1900.6174

Mua bán nợ là gì?

Mua bán nợ được hiểu là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ phải trả tiền cho bên bán nợ.

Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm có: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ…

 

mua-ban-no-co-bi-cam-khong

 

Người quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền để nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

>>> Để hiểu chi tiết về việc mua bán nợ, gọi ngay 19006174 để được tư vấn tận tình.

Mua bán nợ có bị cấm không?

Mua bán nợ là một việc diễn ra khi có sự thỏa thuận bằng văn bản về chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh. Theo đó thì pháp luật dân sự có quy định như sau:

Căn cứ theo Điều 365 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định về vấn đề chuyển giao quyền yêu cầu, cụ thể như sau:

  • Bên có quyền sẽ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho những người thế quyền theo thỏa thuận, trừ các trường hợp được pháp luật quy định sau đây:
  • Quyền yêu cầu về cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  • Bên có quyền và bên có nghĩa vụ cần có sự thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
  • Bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền sẽ trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu này không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Những người chuyển giao quyền yêu cầu cần phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu nêu trên, trừ các trường hợp có sự thỏa thuận khác. Trường hợp mà  bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc này mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền có thể yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí mua bán nợ có bị pháp luật ngăn cấm hay không? gọi 1900.6174

Điều kiện mua bán nợ là ?

Để có thể thực hiện việc mua bán nợ, các doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây. Các điều kiện về mua bán nợ được Nhà nước quy định rất rõ trong văn bản pháp luật 69/2016/NĐ-CP.

  • Điều kiện thứ nhất: Cần phải tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Nội dung của nguyên tắc này cụ thể như sau:
  • Tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì phải thành lập doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp này phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo đúng như các quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định 69/2016/NĐ-CP.
  • Bảo đảm tính công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Điều kiện thứ hai: Để được mua bán nợ thì các khoản nợ được mua bán cần phải tuân thủ yêu cầu của Pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:
  • Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán các khoản nợ;
  • Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ những trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
  • Bên mua nợ và bên nợ không phải là những người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Điều kiện thứ ba: Tất cả các doanh nghiệp thực hiện việc mua bán nợ cần phải đáp ứng các điều kiện mua bán nợ được quy định trong Nghị định 69/2016/NĐ-CP. Cụ thể là:
  • Các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định 69/2016/NĐ-CP.
  • Phải có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
  • Các khoản nợ được mua bán cần phải có đầy đủ các yếu tố tại Điều kiện thứ hai vừa mới nêu trên.
  • Việc mua bán nợ này phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó có quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của hai bên.
  • Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng hay các chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo.
  • Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên có liên quan khác cần phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về việc quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ đã  hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.

Như vậy, để có thể thực hiện được việc mua bán nợ thì các doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ cần phải đáp ứng đủ các điều kiện vừa được nêu trên.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí về các điều kiện mua bán nợ? Gọi ngay 1900.6174

Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty mua bán nợ Việt Nam?

Căn cứ dựa vào quy định tại Điều 5 của Thông tư 42/2021/TT-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh, cụ thể như sau:

  • DATC hoạt động theo các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về các chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam.
  • DATC sẽ hoạt động theo các ngành nghề kinh doanh quy định tại Điều 6 của Nghị định số 129/2020/NĐ-CP. Trong đó gồm có:
  • Ngành nghề kinh doanh chính của DATC thuộc các  lĩnh vực dịch vụ tài chính, tập trung chủ yếu vào các hoạt động sau đây

> Tiếp nhận nợ và tài sản, bao gồm loại nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty TNHH một thành viên thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ; nợ phải thu và các tài sản theo sự chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có thể tiếp tục đầu tư, khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước theo như quy định tại Nghị định số 129/2020/NĐ-CP.

> Mua nợ và tài sản (bao gồm cả quyền sử dụng đất, tài sản…) của các tổ chức và cá nhân.

> Xử lý nợ và tài sản đã mua và tiếp nhận.

> Tái cơ cấu các doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, xử lý nợ nói trên.

  • Ngành nghề hỗ trợ ngành nghề kinh doanh chính, gồm có:

> Quản lý, đầu tư, khai thác, xử lý đối với các dự án bất động sản thuộc các trường hợp: là tài sản để bảo đảm khoản nợ, các tài sản nhận gán nợ, tài sản đã mua, đã tiếp nhận theo sự chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đúng theo quy định của pháp luật.

> Tư vấn, xử lý nợ, tài sản, mua, bán, sáp nhập hay tái cơ cấu lại doanh nghiệp.

> Thực hiện các hoạt động như: thẩm định giá; dịch vụ quản lý nợ và thu nợ trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định luật pháp hiện hành.

>>> luật sư tư vấn miễn phí về chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty mua bán nợ Việt Nam? Gọi 1900.6174

 Xử lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản trước khi bàn giao cho Công ty mua bán nợ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 07/2022/TT-BTC quy định về việc xử lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ như sau:

  • Đối với tiền thu được từ việc thu hồi nợ và xử lý tài sản loại trừ trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm nộp vô Công ty Mua bán nợ trong thời gian là 05 ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền. 
  • Đối với tiền thu được từ việc thu hồi nợ và xử lý tài sản loại trừ theo quyết định của Tòa án, các cơ quan thi hành án, căn cứ số tiền thực tế thu hồi được, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp về Công ty Mua bán nợ trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày đã thu được tiền. Trong các trường hợp chậm nộp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thì phải chịu thêm tiền lãi chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư trên.
  • Trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã thanh toán đủ nợ gốc trong vòng 12 tháng kể từ ngày doanh nghiệp này cam kết trả hết nợ gốc thì Công ty Mua bán nợ sẽ xem xét, xóa nợ lãi chậm nộp sau khi đã trả hết nợ gốc theo đúng như cam kết.

 

mua-ban-no-co-bi-cam-khong

 

  • Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đang có nợ đã ngừng hoạt động hoặc giải thể hay phá sản thì sau khi có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền, có quyết định phá sản, Công ty Mua bán nợ cần thực hiện theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán đối với số tiền thu từ việc thu hồi xử lý nợ và tài sản loại trừ trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ và xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 7 của Thông tư này. 
  • Trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã thu được tiền từ việc thu hồi nợ và xử lý tài sản loại trừ trong thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập đến trước ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ công bố giá trị doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp về Công ty Mua bán nợ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp chậm nộp thì phải chịu thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 1 của Điều này.

Như vậy, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể khác nhau mà việc xử lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản trước khi bàn giao cho Công ty mua bán nợ cũng sẽ khác nhau.

Vừa rồi là toàn bộ kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề “Mua bán nợ” đã được chúng tôi tích cực tìm hiểu và nghiên cứu để cung cấp thông tin đến các bạn, cụ thể về khái niệm, các điều kiện để được mua bán nợ cũng như giải thích cho câu hỏi mua bán nợ có bị cấm hay không

Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa các câu hỏi và ý kiến đóng góp. Đừng quên liên hệ với chúng tôi qua số hotline của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

>>> luật sư tư vấn miễn phí về Xử lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản trước khi bàn giao cho Công ty mua bán nợ như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7