Không có khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào?

Không có khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào? Trong những năm gần đây, nhiều người đã gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Điều này dẫn đến việc một bộ phận lớn dù vay tiền nhưng sau một thời gian do nhiều nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ và không còn khả năng trả nợ. Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ giải đáp cho quý bạn đọc về vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là không có khả năng trả nợ. Mời các bạn cùng theo dõi.

>>>Không có khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào? liên hệ ngay 1900. 6174

Không có khả năng trả nợ là gì ?

Khái niệm “vỡ nợ” được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Đây là một trong những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải khi đi vay hoặc trong hoạt động chứng khoán, dẫn đến việc không còn đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ trước đó. Vỡ nợ không chỉ xảy ra ở cá nhân, công ty mà thậm chí cả một quốc gia cũng có thể gặp phải.

khong-co-kha-nang-tra-no

Với những chia sẻ vừa rồi hy vọng bạn đã biết thêm về khái niệm không còn khả năng trả nợ. Đừng quên gọi điện đến đường dây nóng của Luật Thiên Mã 1900.6174 để được hỗ trợ nếu bạn có nhu cầu nhé.

>>>Chuyên viên tư vấn Không có khả năng trả nợ là gì? liên hệ ngay  1900. 6174

Phân biệt các kiểu vỡ nợ?

Để phân biệt được các kiểu vỡ nợ, chúng ta thường chia theo nhiều tiêu chí.

Thứ nhất, chia theo tiêu chí có bảo đảm hay không, gồm có: 

Vỡ nợ trên khoản vay có bảo đảm

Khi vay tiền ngân hàng hay bất kỳ tổ chức cá nhân nào, khoản vay gần như được đảm bảo bằng tài sản của người đi vay. Khi bạn không đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của mình theo các điều khoản của hợp đồng, người cho vay sẽ bán tài sản thế chấp để đảm bảo bạn đáp ứng các nghĩa vụ của mình.

Vỡ nợ khoản vay không có bảo đảm

Vay tín chấp luôn đi kèm với rủi ro mất mát cao. Tuy nhiên, bên vay vẫn có nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay đúng hạn theo mức lãi suất đã thỏa thuận trước. Nếu không, người vay rất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, chia theo tiêu chí chủ thể vay, gồm:

Vỡ nợ cá nhân

Vỡ nợ cá nhân xảy ra khi bất kỳ cá nhân nào không thanh toán tín dụng, khoản vay hoặc thế chấp đúng hạn. Ví dụ như vay tiền qua ứng dụng.

Vì các ứng dụng vay luôn hỗ trợ thủ tục vay nhanh nên lãi suất không rõ ràng. Theo hồ sơ của cơ quan chức năng, thường trong vòng 3-5 ngày, người vay phải trả gốc, còn tiền lãi bị cắt ngay sau khi giải ngân. Nếu không thực hiện đúng như cam kết, số tiền lãi sẽ nhanh chóng tăng lên 2,19%/năm.

Nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, bị người cho vay khủng bố vì không có khả năng trả nợ trong thời gian ngắn. Thông thường, những lời đe dọa gọi điện cho người thân, bạn bè hoặc công ty họ đang làm việc khiến họ rơi vào tình bị khủng hoảng về mặt tinh thần.

Các công ty có thể đuổi việc họ, bạn bè xa lánh họ và các thành viên trong gia đình họ thất vọng. Thậm chí, hình ảnh của “con nợ” còn bị cắt xén, chỉnh sửa rồi tung lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ thanh danh, hạ thấp danh dự, làm nhục họ, buộc họ hoặc gia đình họ phải trả giá, gây bức xúc trong dư luận.

>>>Xem thêm: Nợ Fe bao lâu thì bị cưỡng chế? Giải đáp nhanh chóng nhất

Điều này sẽ gây hậu quả bất lợi cho chính người đi vay. Cụ thể:

– Ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự và khả năng tín nhiệm sau này.

– Do lịch sử tín dụng kém nên thường phải chịu lãi suất cho vay cao hơn bình thường.

– Giảm khả năng vay nợ để cải thiện tình hình nếu xử lý kịp thời hậu quả của các khoản vay trước đó.

– Khả năng chịu trách nhiệm pháp lý và hình sự nếu người cho vay điều tra.

– Doanh nghiệp vỡ nợ

– Sự vỡ nợ của công ty có thể xảy ra khi hoạt động tài chính của công ty kém, công ty không thể tạo ra dòng tiền để trả nợ, lãi nhà đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp. Sức khỏe tài chính của một công ty như vậy có một số hậu quả nghiêm trọng:

– Khi hoạt động kinh doanh của một công ty trở nên mất khả năng thanh toán, nó có thể ảnh hưởng đến một ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế.

– Điều này thậm chí có thể ảnh hưởng đến tín dụng và thanh khoản của thị trường tài chính của đất nước.

Một ví dụ điển hình đó là sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers ở Mỹ vào ngày 15/9/2008. Đây một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất ở quốc gia này. Sự sụp đổ của tổ chức tài chính và khoản nợ hơn 600 tỷ đô la đã có tác động nghiêm trọng đến thị trường tài chính thế giới. Nền kinh tế thế giới đang suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ở nhiều quốc gia.

Vỡ nợ Chính phủ

Vua Philip II ở Tây Ban Nha từ thế kỷ 16 đã chứng kiến ​​đất nước của ông bị vỡ nợ bốn lần. Hy Lạp và Argentina cũng đã lần lượt bảy và chín lần thất hứa với chủ nợ trong vòng 200 năm qua. Các quốc gia cổ đại có thể đã vỡ nợ trong quá khứ, vì vậy nếu quốc gia của bạn vỡ nợ trong thời đại này, hậu quả sẽ nặng nề hơn:

Phá giá nội tệ: Khi một quốc gia sắp vỡ nợ, người dân có xu hướng rút tiền từ ngân hàng và mang ra nước ngoài gửi tiết kiệm. Việc này có thể khiến các ngân hàng không có đủ dự trữ để trả cho người gửi tiền, dẫn đến sự mất giá nghiêm trọng của đồng nội tệ. Từ đó có thể dẫn đến lạm phát.

Các nhà đầu tư do dự khi đầu tư vào quốc gia nước ngoài: Các quốc gia hoặc tổ chức sẽ thận trọng hơn trong việc vay tiền từ các quốc gia không trả được nợ.

>>> Phân biệt các kiểu vỡ nợ? Liên hệ ngay 1900. 6174

Không còn khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào?

– Vỡ nợ trong pháp luật dân sự

– Khi có tài sản bảo đảm hoặc bên thứ ba bảo lãnh

– Giao dịch về tài sản là giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để khắc phục điều này, pháp luật Việt Nam quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, v.v. 

khong-co-kha-nang-tra-no

Do đó, khi bên vay mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền định đoạt tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, v.v. Bên cạnh đó, bên vay có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mình.

Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp, cầm cố mất khả năng chi trả nợ.

 Khi đó, bên cho vay làm đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ căn cứ theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay và Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 về lãi suất.

Tòa án sẽ đưa ra phán quyết xác định số tiền và thời điểm trả nợ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả tiền theo bản án (tự nguyện thi hành án).

>>>Không còn khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào? liên hệ ngay 1900. 6174

Trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ

Trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Về thủ tục khởi kiện ra tòa án

– Đơn khởi kiện sẽ bao gồm thông tin cá nhân, người nợ tiền, hóa đơn, giấy chứng nhận, tài liệu cho vay, v.v. để chứng minh ai nợ tiền.

– Sau khi tòa án nhận đơn của bạn thì tiến hành các thủ tục: xét đơn, thụ lý vụ án và yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí; xác minh, thu thập chứng cứ; mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. 

– Nếu các bên không hòa giải được sẽ tiến hành thủ tục đưa vụ án ra xét xử 

Bước 2: Về thủ tục yêu cầu thi hành án

Căn cứ theo Điều 4 Luật Thi hành án dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2020, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân tôn trọng. Đối tượng có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và chịu trách nhiệm về việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2020, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn được quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.

Đây là những trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ theo quy định của pháp luật mà Luật Thiên Mã muốn gửi đến bạn. Nếu còn điều gì chưa rõ về nội dung trên, hãy liên hệ đến số máy 1900. 6174 để được tư vấn.

>>>Luật sư tư vấn miến phí Trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ, liên hệ ngay 1900. 6174

Cách giải quyết khi rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả

Dưới đây là cách giải quyết khi rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả mà Luật Thiên Mã tổng hợp được và gợi ý cho bạn:

Giữ bình tĩnh

Khi đứng trước khó khó khăn thì việc giữ được bình tĩnh là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn có một tâm thế vững vàng, bạn có thể tìm ra cách giải quyết thông minh nhất. Nếu bạn hoảng loạn và đưa ra quyết định ngay bây giờ, mọi thứ có thể trở nên rối rắm và trì trệ. 

Trước tiên, hãy tìm nguyên nhân vỡ nợ, xác nhận với người cho vay số tiền và lãi suất, kiểm tra tài khoản hiện có của bạn, tất cả những thứ được bán lấy tiền đều có thể.

Thỏa thuận với bên cho vay để gia hạn thêm ngày

Nếu có thể, hãy thương lượng với chủ nợ về việc gia hạn thời hạn. Bạn phải có một lịch trình thanh toán rõ ràng để có được sự tin tưởng của người cho vay. Hãy nói rõ những khó khăn của bản thân, không giấu giếm mà nên thể hiện thiện chí trả nợ.

Kiểm tra lại tài sản của mình

Xem xét về tình hình thực tế về nguồn thu nhập và tổng tài sản đang nắm giữ, những gì có thể bán để trả nợ thì nên sử dụng. Điều cần thiết ngày lúc này là kiếm tiền để trả nợ gốc lẫn lãi, đừng chần chừ vì có thể lãi sẽ tăng cao theo.

Những lúc này nhìn xem có thể nhờ cậy được ai trong số bạn bè và người thân. hãy mở lời để nhờ giúp đỡ, nêu rõ tình trạng của bạn và cho họ thấy sự chân thành và nghiêm túc để vực dậy của bạn, may mắn bạn có thể mượn được một ít tiền từ những người đó.

Nếu suy sụp thì hãy tìm đến gia đình, người nhà luôn là liều thuốc tinh thần tốt nhất và biết đâu họ sẽ hỗ trợ cho bạn một khoản nhỏ.

Ưu tiên việc trả nợ, lên danh sách các khoản nợ và ngừng vay nợ 

Ưu tiên việc trả nợ đây là lưu ý quan trọng nhất, muốn thoát khỏi tình cảnh nợ nần thì việc trả nợ nên đặt ở ưu tiên, hãy bỏ qua một bên  những chi tiêu không thực sự cần thiết. 

Đồng thời, nên sắp xếp các khoản nợ một cách chi tiết nhất theo lãi suất và thời hạn. Nên xem xét và trả các khoản nợ có lãi suất cao trước như vậy có thể giảm bớt số tiền lãi ở lần tiếp theo. Sau đó, thì đến các khoản nợ có lãi suất thấp hơn. Tuy số tiền lãi vẫn còn khả năng cao nhưng đã giảm bớt được gánh nặng ở một số khoản vay. 

Ngừng vay nợ: Điều quan trọng nhất là dừng khoản vay lại, không nên vay thêm tiền ở bất kỳ nợ nào. Nếu tiếp tục vay thì số tiền nợ sẽ gia tăng trong khi không có đủ khả năng trả. Điều này thường gây ra một số hậu quả đáng tiếc. Hãy nhanh chóng tìm cách trả hết nợ cũ một cách nhanh chóng nhất. 

Cố gắng tiết kiệm chi tiêu, không ngừng gia tăng thu nhập, bỏ thói quen chi tiêu đắt tiền

Việc cần làm là thắt chặt chi tiêu, chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết và hạn chế mua sắm bừa bãi. Bỏ thói quen chi tiêu đắt tiền, nếu vẫn còn giữ thói quen đua đòi và mua sắm thường xuyên thì bạn sẽ khó mà thoát khỏi cảnh nợ nần.  

Không ngừng gia tăng thu nhập: Đây là phương pháp thiết thực nhất để trả nợ. nếu muốn bỏ đi gánh nặng nợ nần một cách nhanh chóng thì hãy tìm việc làm thêm. Có những công việc bạn yêu thích hoặc những việc có mức lương phù hợp với năng lực, cố gắng như vậy thì bạn sẽ nhanh chóng trả hết những khoản nợ trong thời gian ngắn nhất.

 Kiên nhẫn, không bỏ cuộc

Với những khoản nợ lớn thì không thể một lần là xong, vì thế hãy cố gắng làm việc để trả nợ từ từ. Hãy đưa theo kế hoạch trả nợ đã lập sẵn để hoàn thành đúng thời hạn. Khi đã lên kế hoạch trả nợ thì phải nghiêm túc thực hiện cho đúng.

Tuy nhiên để tránh tạo thêm áp lực cho bản thân thì khi trả xong khoản nợ nào đó hãy tự thưởng cho bản thân, cổ vũ bản thân để có thêm động lực cố gắng và thanh toán các khoản nợ khác.

khong-co-kha-nang-tra-no

>>>Chuyên viên tư vấn Cách giải quyết khi rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả, liên hệ ngay 1900. 6174

Trên đây là một số thông tin xoay quanh nội dung cách giải quyết khi rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả, hy vọng quý độc giả sẽ có thêm góc nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 1900. 6174 để được phản hồi nhanh chóng.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7