Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới – vậy để sản xuất được rượu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cần đáp ứng những điều kiện gì? Giấy phép mở xưởng sản xuất rượu có là điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiến hành sản xuất rượu.
Giấy phép sản xuất rượu là gì?
Là chứng từ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất rượu.
Xin Giấy phép sản xuất rượu ở đâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan sau đây là những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu đó là:
- Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với quy mô từ 3 triệu lít/năm
- Sở công thương cấp Giấy phép cho đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với quy mô dưới 3 triệu lít/năm
- Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công cho các đơn vị trên địa bàn của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thủ tục dán nhãn năng lượng mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Cho dù là đơn vị sản xuất rượu thủ công hoặc công nghiệp thì để có được Giấy phép sản xuất rượu hoặc giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu thì đều phải xin cấp Giấy phép. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì?
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo mẫu
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã
- Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm them bản sao nhãn hàng hóa rượu mà đơn vị sản xuất hoặc dự kiến sản xuất
- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động đối với cán bộ kỹ thuật.
Lưu ý: Đối với trường hợp sản xuất thủ công thì hồ sơ cũng tương tự như trường hợp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên không cần cung cấp bản sao bằng cấp cũng như giấy chứng nhận chuyên môn của cán bộ kỹ thuật.
Khi nào thì Giấy phép sản xuất rượu hết hạn?
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu như sau:
- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có thời hạn là 15 năm.
- Giấy phép sản xuất rượu thủ công có thời hạn là 05 năm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Điều kiện kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển
Khi giấy phép sắp hết hạn, đơn vị được cấp giấy phép có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho mình cấp lại cho mình và đơn vị phải tiến hành xin cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Thời hạn của giấy phép được cấp lại tương tự như cũ.
Qua bài viết này ta thấy rằng, xin Giấy phép sản xuất rượu – là môt thủ tục khá phức tạp để xin được loại giấy phép này phải đảm bảo đơn vị của bạn đã có đầy đủ các giấy tờ như sau (nếu bạn là đơn vị sản xuất công nghiệp):
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Văn bản pháp luật quy định
Nghị định 105/2017/NĐ – CP Hướng dẫn về sản xuất, kinh doanh rượuThông tư 299/2016/TT – BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu và giấy phép sản xuất thuốc lá; Thông tư 22/2018/TT – BTC sửa đổi Thông tư 299/2019/TT – BTC
Với thủ tục xin giấy phép con tại Luật Thiên Mã nhất định sẽ mang đến sự hài lòng. Mọi thắc mắc vui lòng để lại lời nhắn hoặc gọi số điện thoại trực tiếp.
Bạn đang xem bài viết “Thủ Tục Xin Giấy Phép Mở Xưởng Sản Xuất Rượu Công Nghiệp” tại chuyên mục “dịch vụ giấy phép con”