Giãn nợ là gì? Thủ tục giãn nợ được thực hiện như thế nào?

Giãn nợ là gì? Việc thoả thuận hợp đồng vay vốn nhưng không thể thanh toán các khoản nợ gốc lẫn lãi là một vấn đề gây nhức nhối đối với nhiều người đặc biệt những người bắt đầu hoạt động kinh doanh mà không thể tự xoay vốn. Bởi lẽ, trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ không tránh khỏi những rủi ro khiến chủ kinh doanh không thể thu hồi vốn và nợ lại càng thêm nợ. Tuy nhiên, vẫn có một hình thức giúp cho những người đi vay kéo dài thời gian trả nợ so với hợp đồng đã ký đó là giãn nợ.

Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp đến các bạn về vấn đề giãn nợ là gì? Nếu trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về giãn nợ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Giãn nợ là gì?

Giãn nợ nói một cách dễ hiểu là việc kéo dài thêm khoảng thời gian ngoài thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền để cho bên vay có thêm thời gian để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về giãn nợ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Giãn nợ và gia hạn nợ có giống nhau không?

Giãn nợ và gia hạn nợ thực chất cũng là một, cùng được hiểu là kéo dài thời gian trả nợ vì con nợ không đủ khả năng thanh toán khoản nợ đúng thời điểm theo hợp đồng vay.

Ấy vậy, giãn nợ là chương trình được ngân hàng đề ra khi kinh tế hay người đi vay có vấn đề chung khó giải quyết, không đủ năng lực để trả nợ trong khoảng thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng. Chương trình này có thể là hạ lãi suất, không thu phí, không thu gốc hàng tháng.

van-no-gian-no-la-gi

Còn gia hạn nợ thuộc quyền của người đi vay muốn hoặc không muốn sử dụng. Nhưng việc gia hạn nợ chỉ được áp dụng đối với người đi vay có mục đích chính đáng, cần thêm thời gian để chuẩn bị tài chính thanh toán khoản nợ. Hơn nữa, không phải người nào đi vay cũng được quyền gia hạn hay được ngân hàng chấp nhận cho gia hạn.

Chính vì thế, giãn nợ và gia hạn nợ dù một bên là chương trình do ngân hàng đề ra và một bên là quyền của một số người đi vay tuỳ theo mục đích có chính đáng hay không thì đều cần sự chấp thuận của phía ngân hàng, bên cho vay mới được thực hiện.

>>> Xem thêm: Nợ thuế có được phá sản không? Ai có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản

Có thể giãn nợ trong trường hợp nào?

Thực chất, không phải ai không thể trả nợ cũng được giãn nợ mà phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

  • Người đi vay có thiệt hại về tài sản, tài chính do thiệt hại từ mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, rủi ro chính trị, chiến tranh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khiến không thể trả nợ gốc lẫn lãi đúng hạn theo thỏa thuận.
  • Nhà nước đưa ra sự thay đổi về chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Ảnh hưởng từ những nguyên nhân khách quan cho hoạt động kinh doanh

Nếu thuộc những trường hợp thì người đi vay có thể được ngân hàng xem xét, đưa ra quyết định có đồng ý cho giãn nợ hay không.

>>> Có thể giãn nợ trong trường hợp nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thời gian giãn nợ theo quy định của pháp luật

Tuy nhiên, giãn nợ không diễn ra vô thời hạn mà nó chỉ được áp dụng trong hạn mức, thời gian nhất định:

  • Gia hạn nợ được diễn ra nhiều lần nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về thời gian nhận nợ tại điểm c khoản 1 Điều 34 NĐ 34/2018/NĐ-CP
  • Trong thời hạn trước hoặc trong vòng 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thoả thuận thì phải cơ cấu lại thời gian trả nợ.

Thủ tục giãn nợ được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Mẫu đơn xin giãn nợ ngân hàng
  • CCCD/CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng kinh tế khó khăn, các rủi ro gặp phải trong hoạt động kinh doanh và hiện tại chưa có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ gốc, lãi.

Bước 2: Thời gian thực hiện

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ được thoả thuận, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện (khoản 3 Điều 19 TT 39/2016/TT-NHNN)

luat-no-gian-no-la-gi

Thủ tục để xin giãn nợ nhìn có vẻ đơn giản nhanh chóng nhưng điều quan trọng là người đi vay cần phải chuẩn bị những giấy tờ có thể chứng minh bản thân đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hoạt động không thể sinh lời và thanh toán các khoản nợ theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng. 

Chính vì vậy, ngay từ khi đi vay, người đi vay cần phải xác định và hình dung được trước những rủi ro có thể xảy ra khi mình không trả được nợ vì không phải dễ mà thuộc đối tượng được giãn nợ, gia hạn nợ.

>>>> Thủ tục giãn nợ được thực hiện như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Mẫu đơn giãn nợ mới nhất hiện nay

Mẫu đơn giãn nợ thuộc một phần trong hồ sơ xin giãn nợ cần có một số nội dung cơ bản như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ GỐC, LÃI

Kính gửi: Ngân hàng…Chi nhánh…

Tên người vay:..

Số tiền vay:…

Hợp đồng tín dụng số:…

Số tiền gốc, lãi đã trả:…Đã trả vào ngày..tháng..năm..

Số tiền gốc, lãi còn lại:…

Hết hạn vào ngày..tháng..năm

Lý do chậm trả nợ gốc và lãi:

1..

2..

3..

Nay tôi đề nghị chi nhánh ngân hàng…cho tôi được gia hạn đối với khoản nợ gốc và lãi cụ thể như sau:

Nợ gốc còn lại là:…Gia hạn đến ngày..tháng..năm..

Nợ lãi còn lại là:…Gia hạn đến ngày..tháng..năm

Tôi xin cảm ơn và cam kết đảm bảo thanh toán số dư nợ đúng thời gian xin gia hạn

Người vay

 

(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG

Ý kiến của cán bộ ngân hàng:

Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng, tôi thấy nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là các lý do đã được trình bày như sau:

1..

2..

3..

Đề nghị cho gia hạn/Không cho gia hạn:

Số tiền gốc là:…Gia hạn đến ngày..tháng..năm..

Số tiền lãi là:…Gia hạn đến ngày..tháng..năm..

CÁN BỘ NGÂN HÀNG

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ý kiến của Phòng khách hàng:

Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng và ý kiến của cán bộ ngân hàng về việc có hay không thực hiện việc gia hạn khoản vay nợ bao gồm tiền gốc và tiền lãi

Phòng khách hàng đề nghị Giám đốc ngân hàng quyết định phê duyệt việc cho gia hạn/Không cho gia hạn:

Số tiền gốc là:…Gia hạn đến ngày..tháng..năm..

Số tiền lãi là:…Gia hạn đến ngày..tháng..năm..

TRƯỞNG PHÒNG KHÁCH HÀNG

PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC

 (Ký và ghi rõ họ tên

Ngày..tháng..năm..

(Ký tên, đóng dấu)

>>> Liên hệ luật sư lấy mẫu đơn giãn nợ chính xác nhất? Gọi ngay: 1900.6174

Một số lưu ý về giãn nợ ngân hàng

Một số lưu ý khi xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của người đi vay, đánh giá khả năng trả nợ của họ như sau:

  • Người đi vay không thể trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh thì được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phù hợp với nguồn trả nợ và thời hạn cho vay không thay đổi.

Như vậy, ngân hàng sẽ phải chủ yếu căn cứ vào khả năng tài chính và khả năng trả nợ của người vay để xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc.

Vì vậy, việc người đi vay sử dụng chương trình giãn nợ, gia hạn nợ của ngân hàng theo đúng yêu cầu, quy định thì có thể đảm bảo được quyền lợi của mình.

hoan-dat-gian-no-la-gi

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về giãn nợ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Và trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về những nội dung liên quan đến vấn đề giãn nợ là gì?. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần được hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.