Giá bồi thường đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hiện nay, việc thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế – xã hội hay nhằm mục đích phục vụ công cộng, quốc phòng an ninh ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, việc thu hồi đất làm ảnh hướng đến cuộc sống của người dân thì Nhà nước cần phải bồi thường đối với những thiệt hại đó. Vậy giá bồi thường đất nông nghiệp được tính như thế nào?
Bài viết dưới đây về giá bồi thường đất nông nghiệp của Luật Thiên Mã sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin đến cho bạn để hiểu rõ hơn. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ qua đường dây nóng để được hỗ trợ!
Anh Quang (Quảng Nam) có câu hỏi gửi về Tổng Đài Pháp Luật:
Tôi đang sở hữu 1232,2m2 đất từ năm 1970 và đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp. Năm 1992, tôi xây dựng nhà ở trên khu đất này. Đến nay, UBND huyện ra quyết định thu hồi 300m2 đất để làm đường. Vậy trong trường hợp này giá đất nông nghiệp được Nhà nước bồi thường được tính như thế nào? Giá bồi thường có được thỏa thuận không?
Rất mong Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
Luật sư tư vấn như sau:
Chào anh Quang, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Tổng đài pháp luật. Căn cứ theo những nội dung thông tin mà anh đã trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Đất nông nghiệp là gì?
Đất nông nghiệp được hiểu đây là loại đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi,… và là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động cũng vừa là đối tượng lao động đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.
Nhóm đất nông nghiệp gồm những loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng đặc dụng
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác gồm đất được sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác nhằm phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, để nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh..
Giá bồi thường đất nông nghiệp được quy định như thế nào?
Trong trường hợp khi trả lại đất mà Nhà nước không công nhận rằng đất nông nghiệp là đất ở và nếu thửa đất có nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở ven kênh rạch, đường giao thông thì cá nhân, hộ gia đình sẽ được bồi thường như sau:
- Cá nhân, hộ gia đình được bồi thường theo giá đất nông nghiệp hiện hành tại địa phương
- Được hỗ trợ thêm từ 30% đến 70% giá đất ở của thửa đất đó
Ngoài ra, khi có sự chênh lệch về giá trị đất mới và đất cũ thì cần phải được thanh toán khoản chênh lệch đó bằng tiền.
Lưu ý: Diện tích đất đai được hỗ trợ nhưng không được quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương, cá nhân hay hộ gia đình khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực hành chính.
Khung giá đất bồi thường cho đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi được tính là:
Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2)
Trong đó:
Giá đền bù = Giá đất đã được quy định trong bảng giá đất x Hệ số tăng/giảm đất nông nghiệp theo từng năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).
Giá bồi thường đất nông nghiệp?
Giá đền bù của đất nông nghiệp tại mỗi địa phương có thể có sự khác nhau do đặc thù về kinh tế, xã hội, địa lý của khu vực, thế nhưng hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng bảng giá đền bù dựa theo các điều luật được quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Chỉ có một số ít các tỉnh áp dụng bảng giá đền bù cao hơn so với mặt bằng chung và có văn bản thông báo về việc thay đổi thay đổi, bổ sung tiền đền bù tùy theo sự biến động của thị trường bất động sản ở địa phương.
Người dân có thể xin bảng giá về bồi thường đối với đất nông nghiệp bị thu hồi tại văn phòng địa chính địa phương. Trong một số trường hợp, bên giải toả và thực hiện việc đền bù hay chính quyền địa phương cũng có thể cung cấp bảng giá bồi thường cho chủ đất để tham khảo.
Giá bồi thường đất nông nghiệp tính như thế nào?
Để có thể xác định được mức giá đền bù cụ thể đối với một mảnh đất nông nghiệp, các cán bộ địa chính thông thường áp dụng những căn cứ pháp lý sau đây:
- Luật Đất đai 2024
- Nghị định số 123/2024/NĐ-CP
Hiện nay nước ta chủ yếu áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh để tính giá đền bù sau khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp. Công thức tính cụ thể là:
Tổng số tiền đền bù đối với đất nông nghiệp = Tổng diện tích đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi (m2) x Giá đền bù đất (VNĐ/m2)
Trong đó: Giá đền bù đất (VNĐ/m2) = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.
Khung giá đất được UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành. Thông thường khung giá đất này sẽ được áp dụng theo giai đoạn 5 năm, cứ hết 5 năm thì UBND có thể cập nhật, điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Để biết được mảnh đất đó đang được áp dụng với khung giá nào thì cần phải xác định chính xác vị trí và tra cứu trong bảng giá đã được ban hành.
Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại ngay thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Hệ số đất của các mảnh đất có thể sẽ khác nhau bởi vì hệ số này không được sử dụng cố định theo năm hay theo giai đoạn.
Lưu ý: Nhà nước chỉ đền bù đối với diện tích đất nằm trong hạn mức cấp đất nông nghiệp do địa phương trình lên từ trước đó. Phần đất vượt hạn mức dù đáp ứng đủ điều kiện được đền bù cũng chỉ nhận được bồi thường về chi phí đầu tư thay vì được nhận tiền đền bù đối với đất.
Giá bồi thường đất nông nghiệp có được thỏa thuận không?
Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2024 tiền bồi thường đối với đất nông nghiệp được tính theo giá đất cụ thể và do Nhà nước quyết định. Theo đó, người dân không có quyền tham gia vào việc thoả thuận về giá đền bù hay các khoản hỗ trợ liên quan đến đất nông nghiệp có liên quan.
Để lý giải việc người dân không được thỏa thuận về giá đền bù đất thì cần phải xem lại bản chất của quyền của chủ đất tại Việt Nam. Trên thực tế hiện nay, Nhà nước là đơn vị quản lý đất đai và người dân chỉ được giao quyền sử dụng đất thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tức là công dân khi không phải là chủ sở hữu đất đai và các quyền lợi liên quan đến đất của người dân sẽ bị giới hạn.
Giá bồi thường đất nông nghiệp không thỏa đáng thì cần làm gì?
Trong trường hợp người dân cảm thấy giá đền bù của đất nông nghiệp tại địa phương vẫn chưa được thỏa đáng và chưa biết rõ khiếu nại như thế nào. Thực tế cho thấy, các chủ đất hoàn toàn có quyền khiếu nại về quyết định bồi thường của UBND địa phương theo quy định.
Theo đó, người dân nếu có bằng chứng để chứng minh quyết định hành vi hành chính là xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân thì có thể khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan của người này. Trong trường hợp nếu muốn khởi kiện thì cần thực hiện tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Khi thực hiện khiếu nại lần đầu, người dân cần chú ý đến việc chuẩn bị đơn khiếu nại theo yêu cầu. Thời gian khiếu nại là khoảng 90 ngày.
Sau khi công dân nhận được quyết định giải quyết lần đầu của cơ quan có thẩm quyền, thì có thể khiếu nại lần 2 đến Thủ trưởng cấp trên của người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại lần 1 hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Nếu khiếu nại lần thứ 2 vẫn chưa được giải quyết thì người dân vẫn có quyền tiếp tục khởi kiện hành chính tại Tòa án lần thứ 3.
Đất không có sổ đỏ có được bồi thường không?
Các trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không được đền bù theo giá đền bù đất nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, tức là khi không có Sổ đỏ nhưng vẫn được xem xét đền bù theo quy định tại Luật Đất đai 2024. Các mảnh đất ngoại lệ cần đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây:
- Mảnh đất là đất nông nghiệp và đã được khai thác, canh tác từ trước ngày 01/07/2004.
- Người đang sử dụng đất phải chứng minh được mình đã sản xuất, canh tác nông nghiệp ổn định trên mảnh đất đó trong một khoảng thời gian dài.
Các trường hợp được đền bù dù không có Sổ đỏ cũng chỉ được bồi thường theo đúng với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhằm mục đích phục vụ nông nghiệp (có xác nhận của địa phương). Diện tích đất đền bù cũng không được vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp mà địa phương đã thông qua từ trước.
Kết luận
Trên đây là tư vấn của Luật Thiên Mã về giá bồi thường đất nông nghiệp. Qua bài viết trên đây, chúng tôi mong sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chung tôi qua số hotline 0977.523.155 để được hỗ trợ.