Cách xử lý nợ xấu khó đòi đúng pháp luật – Các phương án [Hiệu Quả]

Dịch vụ xử lý nợ xấu khó đòi hay còn gọi là dịch vụ đòi nợ thuê những khoản nợ khó đòi… Luật Thiên Mã sẽ tư vấn về cách xử lý nợ xấu như thế nào hiệu quả và nhanh chóng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.  Luật Thiên Mã chúng tôi với 8 năm thành lập công ty cùng với đội ngũ luật sư trên 20 năm kinh nghiệm thực chiến. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các phương án xử lý nợ xấu để thu hồi nợ nhanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

dịch vụ xử lý nợ xấu

 

 

Định nghĩa nợ xấu là gì theo quy định của pháp luật

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ đang hạch toán trong ngoài bảng cân đối kế toán của một tổ chức tín dụng, khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng (khoản 8 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14)

Theo quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu khó đòi thì nợ xấu là loại nợ thuộc các nhóm 3 4 và 5 trong đó nhóm số 5 năm là nhóm nợ được phân theo quy định mà điển hình nhất là phân theo loại thời hạn quá hạn từ 1 cho đến 360 ngày. Các hoạt động phát sinh nợ xấu bao gồm:

  • Cho vay;
  • Cho thuê tài chính;
  • Bao thanh toán;
  • Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
  • Ủy thác cấp tín dụng;
  • Hoạt động mua bán nợ;
  • Hoạt động mua Giấy sao trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký Kênh giao dịch trên thị trường giao dịch;
  • Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá trị khác

>>Xem thêm: Thu hồi nợ xấu thế nào?

Xử lý nợ xấu khó đòi

Cơ sở pháp lý về cách xử lý nợ xấu khó đòi

Pháp luật về xử lý nợ xấu dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010
  • Luật các tổ chức tín dụng bổ sung năm 2017
  • Thông tư 02/2013/TT-NHNN
  • Thông tư 09/2014/TT-NHNNNghị quyết số 42/2017/QH14

>>Xem thêm: https://luatthienma.com.vn/nhung-truong-hop-no-xau-co-xin-duoc-visa-khong

Cách xác định các khoản nợ xấu khó đòi

Để nắm được cách xử lý nợ xấu như thế nào thì trước hết chúng ta cần phải xác định đâu là nợ xấu và xử lý nợ xấu là gì. Pháp luật về xử lý nợ xấu khó đòi quy định cách xác định nợ xấu được quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14: Nợ xấu được xác định theo hai phương pháp định lượng và định tính pha thuộc các nhóm 3 4 và 5 trong số 5 nhóm sau đây:

  • Nhóm nợ 1: Được xem là nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nhóm nợ này được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và cả lãi đúng hạn;
  • Nhóm nợ 2 là nhóm nợ cần chú ý bao gồm 3 loại khác nhau, trong số đó phổ biến nhất là nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
  • Nhóm nợ 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm 15 loại khác nhau trong đó điển hình là nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và được gia hạn lần đầu;
  • Nhóm nợ 4: Thuộc nhóm nợ nghi ngờ với 16 loại khác nhau, trong đó phổ biến được kể đến là nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
  • Nhóm nợ 5: Thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn bao gồm 18 loại khác nhau, trong đó phổ biến là nợ quá hạn trên 360 ngày và đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ ba.

Theo điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14, nợ xấu còn được xem là khi khách hàng có từ 2 khoản nợ trở nên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo 5 nhóm quy định trên thì tất cả các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu.

 

Xử lý nợ xấu khó đòi

 

Từ đó chúng ta thấy rằng nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Ví dụ nợ đang còn trong hạn nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi vốn nữa thì trường hợp này bị phân vào nhóm nợ 5. Đó là nhóm nợ có khả năng mất vốn. Như vậy, nợ xấu nhóm cao hơn không có nghĩa là phải chuyển từ nhóm nợ số thấp hơn trở thành nhóm cao hơn, mà còn tùy thuộc vào tình hình của con nợ để đánh giá, thậm chí nợ đang ở nhóm 1 cũng có thể bị chuyển sang nợ xấu nhóm 5.

Năm 1958, pháp luật về xử lý nợ xấu đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về cách xử lý nợ xấu như thế nào là tốt cho mọi đối tượng. Đối với người có khả năng trả mà không trả nợ, thái độ coi thường Chính quyền thì tùy theo trường hợp sẽ dùng hình thức họp tổ, họp cổ đông, hội Ủy ban xã để thực hiện các biện pháp như: giáo dục, động viên, phê bình, kiểm thảo, xử phạt và cam kết trả nợ. Còn đối với trường hợp ngoan cố thì tòa án sẽ kê biên hoặc tịch thu tài khoản và xử lý tội để thu nợ cho ngân hàng.

4 Cách xử lý nợ xấu như thế nào theo đúng quy định của pháp luật

Vậy nợ xấu và xử lý nợ xấu như thế nào thì tốt? Sau đây là các phương án xử lý nợ xấu khó đòi được đánh giá là hiệu quả cao cho các tổ chức tín dụng có thể áp dụng:

Trì hoãn thêm thời gian cho con nợ

Đây là một trong các phương án xử lý nợ xấu khó đòi mang tính tạm thời bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoanh nợ, bán nợ không đứt đoạn cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng,…Cách đòi nợ xấu này được rất nhiều chủ nợ áp dụng trong quá trình thu hồi nợ.

Cách đòi nợ xấu này mang tính chất đẩy lùi thời điểm nợ tránh bị biến thành nợ xấu. Là cách xử lý nợ nhưng không thu hồi được nợ và cũng không thay đổi được số nợ. Việc bán nợ cho các Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng chủ yếu thuộc về nhóm giải pháp trì hoãn nợ cho hiệu quả, tỷ lệ đòi nợ xấu thành công cao.

Giảm trừ nợ

Một trong số những phương pháp xử lý nợ xấu khó đòi được nhiều tổ chức áp dụng là giảm trừ nợ hay còn gọi là giảm nợ, bốt nợ, miễn nợ, xóa nợ. Đây là giải pháp hạch toán loại trừ một phần hoặc toàn bộ phần nợ khỏi số sách kế toán, thông qua việc miễn giảm nợ gốc, nợ lãi, phí tiền phạt,..

Phương án về xử lý nợ này cũng không thu hồi được nợ mà chỉ là gạt bỏ nợ, giảm lãi, là nhận phần thiệt hại về phía ngân hàng. Nếu vẫn tiếp tục thu hồi được nợ sau đó thì ngân hàng không hạch toán vào khoản thu nợ tín dụng mà sẽ tính và các khoản thu nhập khác.

Bù trừ nợ

Cách đòi nợ xấu theo hình thức bù trừ nghĩa vụ trả nợ giữa các bên với nhau. Là một trong những cách cách đòi nợ xấu thông qua việc nhận tài sản để đảm bảo thay thế cho nghĩa vụ trả nợ. Cách xử lý nợ xấu khó đòi này còn được gọi là đối trừ, khấu trừ, cấn nợ.
Bù trừ nợ được xem là một trong các phương án xử lý nợ xấu không trực tiếp mà gián tiếp thu hồi nợ thông qua hình thức loại trừ số nợ xấu tương đương với số nợ được bù. Trong trường hợp này, nếu việc ngân hàng bán hoặc hưởng lợi từ từ tài sản bù trừ nợ mà thu được số tiền ít hơn so với số nợ đã bù trừ thì coi như là khoản lỗ.

Thu hồi nợ

Thu hồi nợ là một trong những cách xử lý nợ xấu được nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng áp dụng. Đây là cách đòi nợ xấu bằng việc thu hồi số tiền đã cho vay từ người khác với đa dạng các hình thức sau:

  • Bán hẳn nợ ( bán đứt đoạn, không mua lại)
  • Thu hồi nợ từ tiền khai thác, sử dụng, cho thuê và phát mại tài sản bảo đảm
  • Thu hồi nợ thông qua việc thanh lý tài sản khi tổ chức giải thể, phá sản

Đây là một trong những cách đòi nợ xấu và xử lý nợ xấu hiệu quả. Là phương án xử lý nợ xấu cuối cùng khi áp dụng các phương án trên mà không thành công.Giải pháp thu hồi nợ này là xử lý nợ triệt để, thu hồi dứt điểm toàn bộ hoặc một phần nợ xấu trước đó.

Xử lý nợ xấu khó đòi

8 Phương án hành động xử lý nợ xấu

Để thực hiện được 4 cách đòi nợ xấu như trên, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần xác định thực hiện ít nhất 8 nhóm hành động xử lý nợ xấu sau:

Xác minh thông tin tài sản con nợ

Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, Khoản 1 Điều 6 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Khoản 3 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010, các phương án xử lý nợ xấu khó đòi cho phép chủ nợ được quyền xác minh các thông tin về hoạt động, tài sản của con nợ để tiến hành đòi nợ. Tuy nhiên đây là một trong những bước gặp khá nhiều khó khăn do các quy định về bí mật thông tin cá nhân được Pháp luật quy định.

Thu giữ tài sản bảo đảm của con nợ

Pháp luật về xử lý nợ xấu cho phép chủ nợ được quyền thu giữ tài sản bảo đảm của con nợ để ngăn chặn thiệt hại và để xử lý thu hồi nợ. Trường hợp con nợ hoặc người có tài sản thế chấp không hợp tác thì cách xử lý nợ xấu tốt nhất là chủ nợ khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài được quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14.

Phong tỏa tài khoản

Pháp luật về xử lý nợ xấu khó đòi quy định, khi có thỏa thuận thì chủ nợ được quyền thực hiện hoặc yêu cầu phong tỏa, khấu trừ tiền của con nợ để thu hồi nợ. Đây là một trong những cách đòi nợ xấu được áp dụng nhiều tuy nhiên việc thực hiện hành động trên cũng gặp khá nhiều khó khăn do cần có sự hợp tác của con nợ và còn xác minh xem tài khoản của con nợ có tiền hay không.

 

Xử lý nợ xấu khó đòi

Khai thác, sử dụng tài sản của con nợ để trừ nợ

Các phương án xử lý nợ xấu khó đòi cho phép chủ nợ được quyền nắm giữ, quản lý, sử dụng, khai thác tài sản của con nợ để thu hồi nợ. Tuy nhiên cách đòi nợ xấu này có nhiều hạn chế về mặt thời gian nắm giữ tài sản, mục đích sử dụng, giới hạn sở hữu bất động sản, chức năng hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Phát mại tài sản bảo đảm

Pháp luật về xử lý nợ xấu khó đòi cho phép chủ nợ được quyền tự bán, ủy quyền cho người khác hoặc thông qua tổ chức bán đấu giá để bán tài sản bảo đảm của con nợ để thu hồi nợ. Ở phương án này cần lưu ý, đối với tài sản thế chấp là nhà đất thì phải có sự tham gia của nhiều bên và không có sự phản đối của con nợ (được quy định tại khoản 2 Điều 90, Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010).

Bán nợ những phương án xử lý

Bán nợ là một trong các phương án xử lý nợ xấu khó đòi được pháp luật cho phép chủ nợ thực hiện. Chủ nợ được quyền bán nợ để thu hồi nợ. Đây là một trong những phương án khá khó khăn do trên thị trường hiện tại chưa có đơn vị mua bán nợ.

Khởi kiện con nợ ra tòa án

Cách xử lý nợ được nhiều chủ nợ áp dụng sau khi đã thực hiện nhiều cách là kiện con nợ ra tòa để đòi nợ. Với phương án này thì rất phức tạp, mất khá nhiều thời gian và chi phí để giải quyết.

Tố cáo vi phạm

Pháp luật về cách xử lý nợ xấu quy định ngân hàng cũng có thể khiếu nại, tố cáo con nợ về hành vi vi phạm pháp luật, tố giác tội phạm hình sự để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý giải quyết thu hồi nợ. Đây chỉ là hệ quả của việc xử lý sai phạm nên các chủ nợ cân nhắc về việc chọn phương án này để thu hồi nợ.

Dịch vụ xử lý nợ xấu tại Luật Thiên Mã – Phương án xử lý nợ khó đòi hiệu quả

Dịch vụ xử lý nợ xấu – Cách Đòi Nợ Hiệu Qủa

Gọi ngay:  0936380888 

Xác minh giấy tờ

Nhận thấy giấy tờ hợp lệ người nợ cũng như doanh nghiệp còn khả năng thanh toán Luật Thiên Mã sẽ thông báo tới khách hàng và thoả thuận ký kết hợp đồng.

  • Gặp gỡ thương lượng thu hồi nợ, trong thời gian này chúng tôi sẽ liên hệ tác động tới người nợ. Nếu người nợ thiện trí chúng tôi sẽ thoả thuận phương thức thanh toán, hỗ trợ người nợ trả góp nếu không có khả năng thanh toán hết.
  • Ngược lại nếu người nợ không hợp tác, người nợ tỏ thái độ không thiện trí trả nợ hay thách thức thì chúng tôi sẽ làm đúng theo thủ tục pháp luật về xử lý nợ xấu khó đòi, khởi kiện tại toà án để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng.

 

xử lý nọ xấu khó đòi

 

Tiến hành khởi kiện đòi nợ

Hoàn thiện hồ sơ thủ tục cần thiết sau khi tiến hàng thương lượng không thành công.

  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện, cùng các chứng cứ hợp pháp
  • Nộp đơn khởi kiện, đóng án phí, lệ phí tại toà
  • Tham gia tranh tụng khi có giấy triệu tập của toà.
  • Tiến hành làm đơn thi hành án.
  • Tiến hành các thủ tục khá liên quan về khởi kiện thu hồi nợ về cho khách hàng và hoàn thành thủ tục kiện đòi nợ.

Xem thêm >> quy trình đòi nợ xấu, nợ khó đòi đúng quy tắc pháp luật 

Cách đòi nợ xấu và xử lý nợ xấu phát sinh

Với nhiều năm kinh nghiệm về thu hồi, giải quyết nợ chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân cơ bản.

  • Các khoản nợ sạch không để ý, lâu ngày không có động thái đòi nợ thành ra người nợ lại được đà không trả và nghĩ mình không trả cũng không sao.
  • Một trong các bên vi phạm hợp đồng, vi phạm thời gian giao hàng, bàn giao công việc.
  • Tranh chấp, thắc mắc về chất lượng, số lượng hàng hoá.
  • Đăng gặp khó khăn về tài chính, thu lỗ trong hoạt động kinh doanh.
  • Và có một phần nhỏ còn có ý định chiếm dụng vốn ngay từ khi nhận được tiền hoặc vừa ký hợp đồng.
  • Hoặc vẫn trả, có ý định trả nhưng không dứt khoát ( trây ỳ không trả để dùng số tiền ấy vào việc khác ) tương tự có những trường hợp trả nhỏ giọt.
  • Số còn lại là lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm dịch vụ đòi nợ thuê CẤM hay QUẢN 

Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp hiện nay

Xử lý nợ xấu khó đòi

 

  • Gửi công văn yêu cầu thanh toán, tạo áp lực.
  • Cử nhân viên gọi điện, gặp trực tiếp năn nỉ đòi.
  • Treo nợ, giãn nợ vì chưa có phương án giải quyết
  • Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ( nhìn chung kết quả không khả quan, mất nhiều thời gian và chi phí)
  • Các các bộ xử lý chưa đúng và không chuyên nghiệp.
  • Không có các kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm giao tiếp trong xử lý nợ.
  • Nhiều khi do thiếu hiểu biết pháp luật hạn chế dẫn đến hết thời hiệu yêu cầu pháp luật về xử lý nợ xấu bảo vệ và không khởi kiện được nữa.

 

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn biết về nợ xấu và xử lý nợ xấu như thế nào hiệu quả, nhanh chóng. Để tiến hành dịch vụ xử lý nợ xấu khó đòi một cách hiệu quả thì các cá nhân tổ chức cần tuân thủ theo đúng pháp luật. Hiện nay có rất nhiều cách đòi nợ xấu, khi bạn không thể tự mình xử lý, bạn có thể uỷ quyền cho công ty luật uy tín và có kinh nghiệm thu hồi nợ. Với những kinh nghiệm và các biện pháp hiệu quả chắc chắn các đơn vị thu hồi nợ uy tín sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư. Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến tongdaiphapluat.mkt@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.
 

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)