action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không?

Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp có được không? Loại đất nào được xây dựng nhà ở?  Điều kiện người sử dụng được cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp? Mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp?….Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến vấn đề xây nhà tạm trên đất nông nghiệp do nhiều hộ gia đình và tổ chức kinh tế muốn sử dụng đất một cách hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận, của cải hơn.

Hiểu được những thắc mắc của bạn đọc, đội ngũ luật sư Luật Thiên Mã đã tổng hợp 1 bài viết liên quan đến vấn đề xây nhà tạm trên đất nông nghiệp để cung cấp các thông tin chính xác và cấn thiết nhất cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Luật Thiên Mã, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174 để được giải đáp!

>>>Đất nông nghiệp thì có được xây nhà tạm không? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào các mục đích của hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi.. được chính Nhà nước giao cho người dân.

Đất nông nghiệp là đối tượng chính của ngành nông lâm nghiệp. Nó là tài nguyên chính để sản xuất và là nguồn lao động không thể thay đổi hay thay thế bới bất kỳ thứ gì khác.

Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được chia thành 08 các loại như sau:

– Đất trồng cây hàng năm: Gồm 02 loại là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác

– Đất trồng cây lâu năm

– Đất rừng sản xuất

– Đất rừng phòng hộ

– Đất rừng đặc dụng

– Đất nuôi trồng thủy sản

– Đất làm muối

– Đất nông nghiệp khác: Đất để xây nhà kính và các loại nhà khác phục vụ vì mục đích trồng trọt (kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất); xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đúng với quy định của pháp luật; đất trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống, trông hoa, cây cảnh.

>>>Đất nông nghiệp là gì? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Nhà tạm là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 131 của Luật Xây dựng năm 2014, nhà tạm là một ngôi nhà được xây dựng có thời hạn để hoàn thành một mục đích cụ thể.

Như vậy, theo đúng tên gọi của nó, nhà tạm có nghĩa là nhà được xây dựng tạm bợ, không kiên cố và chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn; không đầu tư vào thiết kế và cơ sở vật chất.

>>>Nhà tạm là gì? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp có được không?

Theo Điều 170 Luật Đất đai 2013, nghĩa vu chung của người sử dụng đất được pháp luật quy định cụ thể như sau:

“Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

  1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  4. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  5. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  6. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.”

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013, các hành vi bị cấm được quy định như sau:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

  1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
  2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
  4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
  6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, người sử dụng đất phải chịu trách nhiệm, sử dụng đất đúng mục đích đã được quy định. Mục đích sử dụng đất phải được ghi rõ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu khác liên quan.

Tóm lại, việc xây nhà tạm trên đất nông nghiệp là không được phép. Vì đất nông nghiệp chỉ được phép sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động nào trái với mục đích sử dụng đất đã ghi rõ. Nếu cố tình thi công, xây dựng khi chưa được cho phép, điều này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

dat-nong-nghiep-co-duoc-xay-nha-tam-khong-1

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không? Gọi ngay: 1900.6174

Loại đất nào được xây dựng nhà ở?

Căn cứ quy định tại Luật Đất đai 2013, đất được sử dụng để xây dựng nhà được gọi là đất thổ cư, là loại đất thuộc loại đất phi nông nghiệp, được sử dụng để xây dựng các công trình liên quan đến nhu cầu ở của người dân.

Nếu người sử dụng muốn xây nhà tạm trên đất nông nghiệp, hay còn gọi là đất vườn đã được sử dụng, họ sẽ cần phải lập hồ sơ và thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích của đất vườn sang đất thổ cư; người sử dụng sẽ được phép xây dựng nhà ở trên đất vườn sau khi hồ sơ được xét duyệt.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí về loại đất được xây dựng nhà ở? Gọi ngay: 1900.6174

Điều kiện người sử dụng được cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp

Căn cứ quy định pháp luật, việc xây nhà tạm trên đất nông nghiệp phải được cơ quan chức năng phê duyệt, nhà tạm không thể được xây dựng trên đất nông nghiệp trừ khi đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Công trình xây dựng nhà tạm phải nằm trong khu vực có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch ở điểm dân cư nông thôn.
  • Việc xây dựng nhà tạm phải phù hợp với mục đích đầu tư, mục đích sử dụng đất.
  • Việc xây dựng nhà tạm phải đảm bảo an toàn cho chính công trình đó và các công trình lân cận khác.
  • Các công trình xây dựng nhà tạm phải đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, môi trường, phòng cháy chữa cháy, giao thông; các công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng và giao thông phải có hành lang bảo vệ.
  • Hồ sơ thiết kế của công trình nhà tạm phải tuân theo các quy định pháp luật.
  • Việc xây dựng nhà tạm phải tuân theo quy mô công trình, thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
  • Khi thời hạn tồn tại của công trình được ghi trong giấy phép xây dựng mà tạm hết thời hạn, chủ đầu tư sẽ tự phá dỡ công trình và không có yêu cầu bồi thường cho phần công trình phát sinh.
  • Giấy phép xây dựng tạm chỉ được cấp cho từng công trình, chứ không được cấp cho các giai đoạn hoặc dự án.

Theo đó, nếu người sử dụng đất muốn được cấp phép xây nhà tạm trên đất vườn thì phải có hồ sơ, thực hiện thủ tục chuyển đổi  mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ đất vườn sang đất thổ cư.

Khi đáp ứng các điều kiện cần có để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp, việc xây dựng nhà tạm sẽ được chấp thuận bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện ở mỗi địa phương.

dat-nong-nghiep-co-duoc-xay-nha-tam-khong-2

>>>Xem thêm: Tranh chấp đất đai có được xây dựng không? Giải thích chi tiết nhất

Mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

                                                                                                                …..ngày…..tháng….năm….

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM

Kính gửi: ……

  1. Tên chủ đầu tư:     

– Người đại diện: ……Chức vụ: ……

– Địa chỉ liên hệ: ………

– Số nhà: ………

– Phường (xã): …………

– Tỉnh, thành phố: ………

– Số điện thoại:…………

  1. Địa điểm xây dựng:

–Lô đất số: ……Diện tích ……m2

–Tại:………đường ………

–Phường (xã) ………Quận (huyện) ………

– Tỉnh, thành phố ………

– Nguồn gốc đất: ……

  1. Nội dung xin phép xây dựng tạm:

– Loại công trình: …….Cấp công trình: ……

– Diện tích xây dựng tầng 1: ……m2; tổng diện tích sàn: ……m2.

– Chiều cao công trình: ………..m; số tầng: ……

  1. Đơn vị hoặc người thiết kế: 

– Địa chỉ: ………

– Điện thoại: …………

  1. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có): 

– Địa chỉ: ……… Điện thoại: …

– Giấy phép hành nghề (nếu có): ……Cấp ngày: ………

Phương án phá dỡ (nếu có): ………

Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ………..tháng.

Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

                                                            NGƯỜI LÀM ĐƠN

Để đảm bảo hợp pháp và tiết kiệm thời gian, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây nhà tạm trên đất nông nghiệp có thể tham khảo mẫu đơn trên.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục xin cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp

Đối với việc xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp, quy trình phải tuân theo các bước cụ thể sau đây: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền 

  • Trường hợp nơi đã có bộ phận một cửa: người sử dụng đất muốn xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp thì gửi hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện
  • Trường hợp nơi chưa có bộ phận một cửa: người sử dụng đất muốn xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp thì nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và môi trường. 

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trao phiếu nhận cho người nộp hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ còn thiếu, không hợp lệ: Bộ phận tiếp nhận thông báo và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ (trong vòng không quá 03 ngày làm việc).

Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Cá nhân thực hiện đóng thuế theo pháp luật quy định.

Bước 5: Trả kết quả

Kết quả sẽ được các cơ quan có thẩm quyền trả cho người dân trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; thời gian trả kết quả không vượt quá 25 ngày đối với các khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và khu vực kinh tế xã hội khó khăn. 

dat-nong-nghiep-co-duoc-xay-nha-tam-khong-3

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục xin phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp? Gọi ngay: 1900.6174

Muốn xây nhà tạm trên đất vườn cần phải có hồ sơ gì?

Hồ sơ xin xây dựng một ngôi nhà tạm trên đất nông nghiệp phải bao gồm tất cả các giấy tờ sau:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu Nhà nước quy định)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu đất và các giấy tờ khác liên quan đến quyền sử dụng đất.
  • Bản trích đo bản đồ địa chính (nếu chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng của 1 phần diện tích mảnh đất đó).
  • 02 bản vẽ thiết kế của công trình muốn xin phép xây dựng.

Người sử dụng đất có thể nộp đơn xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp chỉ sau khi đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ trong hồ sơ như trên đã được hoàn thành. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì sau đó trong vòng 20 ngày sẽ được cấp giấy phép xây dự g

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về hồ sơ chuẩn bị xin phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp? Gọi ngay: 1900.6174

Xây dựng nhà tạm chưa xin phép trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Khoản 2, 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sử dụng sai mục đích của đất nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; tại các khu vực nông thôn, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác được chuyển sang đất phi nông nghiệp trái phép có thể chịu phạt hành chính như sau:

  • Trường hợp diện tích chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta, phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng 
  • Trường hợp diện tích chuyển mục đích trái phép dưới 0,05 héc ta, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
  • Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
  • Trường hợp đủ điều kiện và được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, buộc đăng ký đất đai theo quy định
  • Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 

Như vậy, nếu bạn vẫn xây dựng mà không có giấy phép, bạn sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích bạn chuyển đổi sử dụng; bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, điều này có nghĩa là nhà sẽ bị phá hủy; bị buộc phải trả lại số tiền bất hợp pháp.

>>>Xem thêm: Tư vấn luật đất đai nhà ở – Đúng pháp luật – Văn phòng công ty Luật Thiên Mã

Trên đây là những thông tin, tư vấn chi tiết và chính xác đến từ Luật Thiên Mã về vấn đề đất nông nghiệp có được xây nhà tạm được không, từ khái niệm của đất nông nghiệp, nhà tạm đến phân loại đất được xây dựng nhà ở, đặc biệt mang đến cho bạn hướng dẫn về mẫu đơn cùng với hồ sơ, thủ tục xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin và muốn hỗ trợ ngay lập tức, bạn đọc có thể gọi ngay đến hotline 1900 6174 để nhận được hỗ trợ nhanh chóng.

Chúng tôi đã cung cấp thông tin pháp lý hữu ích về các quy định mới nhất trong bài viết trên để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề “đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không“. Trong suốt cuộc sống của bạn, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6174 nếu bạn cần sự hỗ trợ pháp lý toàn diện liên quan đến các dịch vụ tư vấn. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ các bạn nhanh chóng và tận tình!

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7