Công ty nợ thuế bỏ trốn thì phải làm sao? Hiện nay pháp luật Việt Nam đã quy định việc bắt buộc đối với việc thu thuế, tuy nhiên khi áp dụng thực tế việc thu thuế vào thực tiễn lại xảy ra khá nhiều vấn đề bất cập. Nợ thuế thường xuất hiện ở các đối tượng như công ty, doanh nghiệp, và vấn đề chung của việc nợ thuế là tình trạng các doanh nghiệp nợ thuế rồi bỏ trốn, chối bỏ trách nghiệm nghĩa vụ đóng thuế, vậy thực sự vấn đề này tồn tại như thế nào,
Trong bài viết sau đây các bạn sẽ nhận được lời giải đáp chính xác, chi tiết về những vấn đề trên từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời một cách nhanh nhất.
>>> Hiểu thêm về thực trạng các doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Nợ thuế là gì?
Thuế là các khoản thu do nhà nước quản lý, đây là khoản tài chính bắt buộc những người có nghĩa vụ phải thực hiện nộp cho nhà nước, nếu không thực hiện nghĩa vụ này người đó có thể sẽ bị pháp luật chế tài bởi hành vi của mình. Nợ thuế là các khoản nợ về thuế, phí, lệ phí đất đai hay các khoản thu thuộc quản lý của cơ quan nhà nước đã đến hạn mà người nộp vẫn chưa thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Hiện nay pháp luật cũng đã có một số quy định về các hành vi vi phạm khi thực hiện nộp thuế, theo đó các doanh nghiệp nợ thuế sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính và áp dụng một số biện pháp cưỡng chế để thu thuế, như khi các doanh nghiệp bị phá sản thì nợ thuế sẽ là khoản nợ được ưu tiên trả trước.
Tóm lại nợ thuế là loại nợ bắt buộc phải thanh toán khi có điều kiện thanh toán vì chủ nợ là nhà nước nên việc nợ thuế có thể sẽ mang nhiều hậu quả liên quan đến pháp luật.
>>> Xem thêm: Nợ tiền không trả phạm tội gì? Mức độ xử phạt như thế nào?
Thực trạng các công ty nợ thuế
Hiện nay việc tổ chức doanh nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng hình thức, đất nước trên đà phát triển kéo theo các doanh nghiệp lớn nhỏ mọc lên nhiều như nấm, cũng vì thế mà đã phát sinh ra nhiều vấn đề về quản lý doanh nghiệp, trong đó quản lý thu thuế từ các doanh nghiệp là một vấn đề nan giải. Thực trạng hiện nay không có một điều luật cụ thể nào quy định về việc các doanh nghiệp có quyền nợ thuế nhà nước, những việc này lại ngày càng diễn ra phức tạp và phổ biến hơn.
Cụ thể theo thống kê thì việc thu thuế chỉ được diễn ra với các doanh nghiệp lớn và còn hoạt động trên thị trường, còn đối với các doanh nghiệp gần như biến mất khỏi thị trường hay bỏ trốn thì cơ quan thu thuế gần như bất lực trong việc thu tiền và đành phải chuyển hồ sơ cho công an điều tra để hy vọng thu lại số tiền thuế.
Một trong những lý do để việc này xảy ra là do khẩu quản lý, kiểm soát, và chế tài của hành vi nợ thuế này chưa được diễn ra một cách chặt chẽ và đồng bộ, dẫn đến các doanh nghiệp có cơ hội lợi dụng kẽ hở để thực hiện hành vi bỏ trốn khi nợ thuế. Các trường hợp nợ thuế hiện nay thường rơi vào 4 trường hợp phổ biến sau:
- Trường hợp doanh nghiệp giải thể, có thể hiểu từ những khái niệm của pháp luật trong quy định từ luật quản lý thuế và luật doanh nghiệp rằng: Doanh nghiệp đã giải thể nghĩa là doanh nghiệp không thể còn nợ thuế. Thế nhưng trên thực tế có nhiều khoản nợ thuế chưa được thanh toán đủ khi doanh nghiệp giải thể.
- Trường hợp phải thực hiện xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp phá sản, dựa trên quy định của luật quản lý thuế và luật phá sản thì sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản nhưng vẫn còn nợ thuế thì nghĩa là doanh nghiệp này trên cơ bản và thực tế đã không còn tài sản có thể nộp nợ thuế vì thế cơ quan thuế buộc lòng phải lập hồ sơ xóa thuế cho doanh nghiệp này.
- Trường hợp đùn đẩy trách nhiệm nộp nợ thuế cho doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi chủ sở hữu. Theo pháp luật tại Khoản 3 điều 55 luật quản lý thuế thì trước khi thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu thì doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán đủ nợ thuế nhưng thực tế có nhiều doanh nghiệp khi chuyển đổi chưa thanh toán nợ thuế và số nợ được chuyển lại cho doanh nghiệp mới.
- Trường hợp không thu được nợ thuế đối với doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động hoặc bỏ trốn theo luật quản lý thuế tại Khoản 3 Điều 54 thì số nợ này sẽ được chuyển cho chủ doanh nghiệp có trách nhiệm nộp. Trường hợp chủ doanh nghiệp không khai báo việc chấm dứt hoạt động hay không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì xem như là trốn thuế.
Tóm lại thực trạng các công ty nợ thuế thường diễn ra với thời gian lâu và khi phát hiện ra thì mọi chuyện thường rơi vào trạng thái khó có thể thu hồi được nợ, vậy nên nhà nước hiện nay để hạn chế các trường hợp này nên thắt chặt hơn ở khâu quản lý doanh nghiệp nói chung và khâu quản lý thuế từ các doanh nghiệp nói riêng để không có doanh nghiệp nào rơi vào các trường hợp như trên.
>>> Hiểu thêm về thực trạng các doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Công ty nợ thuế bỏ trốn có được thành lập công ty mới không?
Nợ thuế của các doanh nghiệp được xem là đề tài hầu như không còn mới lạ, nhất là đối với nền kinh tế hiện nay, các công ty hoạt động chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ và đa dạng, khiến cho khâu kiểm soát khó có thể thực hiện việc quản lý chặt chẽ vì số lượng quá nhiều. Theo đó đối với trường hợp công ty đã từng nợ thuế bỏ trốn và sau đó thực hiện việc thành lập công ty mới để hoạt động thì được nêu trong pháp luật như sau:
Theo Điều 17 của luật doanh nghiệp năm 2020 thì các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp mới khi:
- Người thành lập doanh nghiệp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế hoặc các tội liên quan đến thuế
- Người thành lập doanh nghiệp đang bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù về tội trốn thuế hay các tội liên quan đến thuế.
Thực tế thì ngoài các trường hợp nêu tại Điều 17 ra thì luật pháp Việt Nam không còn điều luật nào khác quy định chủ doanh nghiệp nợ thuế sẽ không được thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam. Vì thế chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn vẫn có thể được thành lập doanh nghiệp mới nếu không bị xử lý vi phạm hình sự.
>>> Công ty nợ thuế bỏ trốn có được thành lập công ty mới không? Gọi ngay: 1900.6174
Công ty nợ thuế bỏ trốn xử lý như thế nào ?
Để xử lý trường hợp công ty nợ thuế bỏ trốn thì tại quyết định 438/QĐ-TCT năm 2017 đưa ra cách giải quyết khi chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn như sau:
Thực hiện việc thông báo doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký cho các bộ phận liên quan như:
- Bộ phận quản lý ấn chỉ thực hiện việc: không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành của doanh nghiệp, tổ chức dừng không lập hóa đơn và truyền cho người mua cho tổ chức cung cấp giải pháp các hóa đơn điện tử.
- Bộ phận quản lý nợ thực hiện: Phân loại tiền thuế nợ theo quy trình Quản lý nợ thuế đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 17 của Thông tư số 215/2013/TT-BTC đối với các trường hợp thuộc đối tượng cưỡng chế theo quy định.
- Bộ phận kiểm tra thực hiện việc gửi văn bản cho ngân hàng nơi doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mở tài khoản để đề nghị ngân hàng thực hiện sao kê các giao dịch tài chính của doanh nghiệp trước đó.
Các biện pháp kể trên hướng dẫn việc thực hiện xử lý đối với các doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn, từ những văn bản áp dụng các biện pháp tại các bộ phận mà dựa vào đó làm căn cứ để xử phạt doanh nghiệp sau này.
>>> Công ty nợ thuế bỏ trốn xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Công ty nợ thuế bỏ trốn đòi nợ thuế ở đâu?
Thực tế thì vấn đề đòi nợ thuế ở đâu khi doanh nghiệp thực hiện việc bỏ trốn hoàn toàn không có quy định cụ thể nào trong pháp luật, vì thế đây cũng được xem là một vấn đề nan giải đối với cơ quan thực hiện thu thuế. Vì thế đối với các trường hợp này đa phần hướng giải quyết cuối cùng thường là lập hồ sơ chuyển cho cơ quan công an để thực hiện điều tra xử lý.
Tuy nhiên điều này cũng thực sự chưa được xem là giải pháp tốt nhất vì trên thực tế các vấn đề về thu nợ thường diễn ra kéo dài và việc này đa phần ảnh hưởng đến việc điều tra cũng trở nên khó khăn và bất cập. Các cơ quan chức năng nên có cơ sở pháp lý rõ ràng để việc bỏ trốn do nợ thuế của các doanh nghiệp không được diễn ra nữa có như thế thì nền kinh tế mới có thể phát triển toàn diện và vững mạnh thêm, từ đó cũng không còn những kẻ lợi dụng kẽ hở từ pháp luật để thực hiện các hành vi sai trái của mình được nữa.
Nhìn chung vấn đề nợ thuế ở các doanh nghiệp khó khăn đa phần do khâu quản lý theo pháp luật chưa được đồng nhất và chặt chẽ hoàn toàn, vì thế để hạn chế việc các doanh nghiệp bỏ trốn do nợ thuế thì cơ quan chức năng, có thẩm quyền càng cần hoàn thiện hơn về khâu quản lý, để không còn kẽ hở pháp luật cho các doanh nghiệp có cơ hội bỏ trốn do nợ thuế.
>>> Hiểu thêm về thực trạng các doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề Công ty nợ thuế bỏ trốn, mong rằng có thể giúp cho bạn đọc có được hướng đi đúng đắn khi đứng trước vấn đề này, để được hỗ trợ giải đáp tốt nhất khi gặp phải vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã qua số hotline 1900.6174 để nhận được dịch vụ tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất.