Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là người lao động làm việc trong các công ty tư nhân. Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ giải đáp cho quý bạn đọc về luật bảo hiểm xã hội huyện này. Mời các bạn cùng theo dõi. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần hỗ trợ, hãy gọi đến số tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng.
> Tư vấn về luật BHXH huyện Vĩnh Thạnh nhanh chóng, miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Một số thông tin về huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
Vĩnh Thạnh là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Bình Định thuộc Việt Nam. Với địa hình đồi núi và quỹ đất tự nhiên khá rộng, Vĩnh Thạnh nổi tiếng bởi vẻ hoang sơ từ thiên nhiên và sự đa dạng văn hóa của nhiều đồng bào dân tộc.
Về vị trí địa lý của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định:
- Phía đông và đông bắc giáp các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát
- Phía nam giáp huyện Tây Sơn
- Phía tây và tây bắc giáp huyện Kbang, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai và huyện An Lão.
Vĩnh Thạnh cách thành phố Quy Nhơn khoảng 80 km, có diện tích 701 km2, dân số theo thống kê vào năm 2019 là 30.587 người với mật độ 44 người/km2.
Về hành chính, trải qua nhiều điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định hiện nay gồm 1 thị trấn: Vĩnh Thạnh và 8 xã: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh.
> Tư vấn hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ A-Z, gọi ngay 1900.6174
Địa chỉ trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định nằm tại ĐT637, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Đơn vị cấp trên trực tiếp của trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh là Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định.
Địa chỉ BHXH Vĩnh Thạnh trên google maps:
Số điện thoại liên hệ bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
Hiện nay, số điện thoại liên hệ bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là: 0256.3886.339 – 02356 3608.609.
Trước khi đến trực tiếp trung tâm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện trong trường hợp cần giải đáp các thắc mắc về vấn đề bảo hiểm xã hội (Ví dụ như liên quan thủ tục xin cấp bảo hiểm xã hội lần đầu, hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội gồm những gì, thời gian hưởng chế độ khi sinh con…) có thể liên hệ số điện thoại trên.
>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Cái Nước – Hotline tư vấn luật: 1900.6174
Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh
Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh tuân theo các quy định chung về vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện quy định tại Điều 5 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể:
Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh theo quy định.
Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh.
Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
> Giải đáp chi tiết về mức hưởng và hồ sơ khi hưởng chế độ hưu trí, liên hệ ngay 1900.6174
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh tuân theo các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể:
- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;
d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
- Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang – Hotline tư vấn luật: 1900.6174
Nội dung tư vấn thông tin bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạch
Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh hỗ trợ người dân về những nội dung sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Ví dụ: Người lao động đang làm việc cho một doanh nghiệp dệt may tại huyện Vĩnh Thạnh mà bị tai nạn giao thông (không phải là tai nạn lao động) phải nghỉ việc thì thời hạn hưởng chế độ ốm đau tối đa là bao lâu?
Khi liên hệ với tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, người dân có thể được tư vấn như sau: Người lao động đang làm việc cho một doanh nghiệp dệt may tại huyện Vĩnh Thạnh thuộc trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường mà bị tai nạn thì thời gian tối đa được hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm là 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH, nếu người lao động.
- Tư vấn bảo hiểm y tế
- Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp
- Tư vấn bảo hiểm thai sản
- Tư vấn các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Tư vấn bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Những nội dung trên đều được quy định trong pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp người dân trên địa bàn huyện có bất kỳ vấn đề vướng mắc nào liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp.
> Giải đáp chi tiết chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng sau khi nghỉ việc. Gọi ngay 1900.6174
Cách thức tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạch
Để được tư vấn và giải đáp miễn phí các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội thay vì tốn một khoảng thời gian nhất định cho việc đến trực tiếp trung tâm bảo hiểm xã hội huyện, tỉnh, các cá nhân, tổ chức có thể gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài bảo hiểm xã hội miễn phí thông qua số điện thoại: 02356 3608.609.
Khi liên hệ tổng đài bảo hiểm xã hội, quý khách sẽ được hưởng một số lợi ích sau:
- Kết nối nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi cũng như tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho khách hàng với chỉ một cuộc điện thoại.
- Đội ngũ luật sư và tư vấn viên của tổng đài là những người giàu kiến thức lẫn kinh nghiệm pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội. Những vướng mắc của quý khách sẽ được giải quyết một cách chính xác và triệt để nhất để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích mà quý khách được hưởng.
- Hỗ trợ các phương pháp tư vấn phù hợp với điều kiện, nhu cầu và nguồn vốn tài chính của khách hàng.
> Hướng dẫn điều chỉnh thông tin BHXH huyện Vĩnh Thạnh miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nói chung được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và một số các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư. Theo đó, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (những công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, Nhà nước còn đưa ra các chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 14 Nghị định 34/2015/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH. Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng lúc này sẽ bằng 22% mức thu nhập mà người này chọn đóng bảo hiểm xã hội trừ đi số tiền được hỗ trợ. Cụ thể:
- Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo. Điều này đồng nghĩa người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ phải đóng 15,4% mức thu nhập chọn đóng.
- Nhà nước hỗ trợ 25% mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo. Điều này đồng nghĩa người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ phải đóng 16,5% mức thu nhập chọn đóng.
- Nhà nước hỗ trợ 10% mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với các đối tượng khác, tức người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ phải đóng 19,8% mức thu nhập chọn đóng.
Ngoài ra, tại Hà Nội, Hội đồng nhân dân thành phố còn ban hành Nghị quyết 03/2022/NQ-HDND (tại Mục III Phụ lục V) nhằm hỗ trợ thêm cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bên cạnh mức hỗ trợ của Nhà nước nêu trên. Có thể thấy rằng, các cơ quan nhà nước luôn tạo điều kiện để người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất và cao nhất ở thời điểm hiện nay (năm 2023) theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
Liên quan đến mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, mức thu nhập chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là1.5000.000 đồng/người/tháng. Lúc này, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất sẽ bằng 22% mức thu nhập tháng thấp nhất, tức bằng 22% của 1.500.000 đồng là 330.000 đồng/người/tháng.
Đối với mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất, cần xem xét đến mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại.
- Đến hết ngày 30/6/2023, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất đến hết ngày 30/6/2023 là:
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất = 22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/tháng.
- Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất từ ngày 1/7/2023 là:
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất = 22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/tháng.
Có thể thấy, mức đóng bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2023 tăng lên so với nửa đầu năm do có sự gia tăng trong mức lương cơ sở.
> Hướng dẫn điều chỉnh thông tin BHXH huyện Vĩnh Thạnh miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Thủ tục đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cần giấy tờ gì?
Nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm y tế là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu này đòi hỏi phải thay đổi thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008. Cũng theo Điều 19 của Luật này và điểm 4.1 khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
- Thẻ bảo hiểm y tế.
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH) (còn được hiểu là Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế theo cách quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008).
- Giấy tờ chứng minh người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn (nếu có).
Ví dụ như người lao động là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành thì cần cung cấp thêm Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành. Hoặc trường hợp người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo thì cần nộp thêm sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Việc đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp này không phải nộp thêm bất kỳ mức phí nào.
Vậy, hồ sơ đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu bao gồm 2 thành phần chính là thẻ bảo hiểm y tế và tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm y tế. Ngoài ra, nếu người lao động thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì cần cung cấp các giấy tờ cần thiết để chứng minh quyền.
> Hướng dẫn điều chỉnh thông tin BHXH huyện Vĩnh Thạnh miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin Luật Thiên Mã chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh. Với bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có cái nhìn sâu và hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 của Luật Thiên Mã để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Lưu ý:
Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068
Luật Thiên Mã chỉ có 02 chi nhánh tại Hà Nội và TPHCM. Chúng tôi hiện chưa có văn phòng giao dịch, chi nhánh công ty luật tại huyện Vĩnh Thạch. Chúng tôi chỉ hỗ trợ tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua các phương thức trực tuyến. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư trực tiếp, chúng tôi sẽ cử Luật sư ở chi nhánh gần nhất xuống tận nơi để giải quyết vụ việc theo yêu cầu!