Có thể hiểu công bố thực phẩm là thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền, để được cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc. Khi sản xuất, nhập khẩu thực phẩm nhưng chưa được công bố, mà đưa ra thị trường tiêu thụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để hiểu rõ hơn về quy định cũng như thủ tục công bố thực phẩm, Quý độc giả có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Đối tượng thực hiện tự công bố thực phẩm
Hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm không phải áp dụng đối với tất cả các loại thực phẩm của cơ sở kinh doanh mà đối với từng loại mặt hàng. Theo khoản 1, điều 4, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm cần làm hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sau:
- Các mặt hàng thực phẩm đã được chế biến và đóng gói sẵn;
- Các phụ gia chế biến thực phẩm cùng chất hỗ trợ chế biến;
- Những loại dụng cụ dùng để chứa đựng thực phẩm;
- Các loại vật liệu, bao bì đóng gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thực phẩm;
Ngoài ra, các đối tượng kinh doanh, sản xuất không thuộc diện làm hồ sơ tự công bố sản phẩm, thực phẩm bao gồm:
- Những sản phẩm và nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu về với mục đích chỉ dùng sản xuất, gia công mặt hàng nhập khẩu.
- Các sản phẩm và nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu để sản xuất nội bộ, cá nhân và không phân phối, tiêu thụ ra ngoài thị trường ở trong nước.
Xem thêm: Dịch vụ công bố thực phẩm trong và ngoài nước nhanh chóng, trọn gói
Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
Làm thủ tục, hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm là quy định bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. Đây là việc làm rất quan trọng và nó đem đến nhiều giá trị lợi ích cho công ty, doanh nghiệp như:
- Nâng cao sự uy tín về mặt chất lượng sản phẩm của công ty, cơ sở sản xuất do đã được cơ quan nhà nước, kiểm định chứng thực trước khi tiến hành phân phối ra thị trường tiêu dùng.
- Đảm bảo vấn đề Vệ sinh An toàn thực phẩm trong thời buổi vấn đề này luôn được người dùng quan tâm. Mặt hàng kiểm định bao gồm cả hàng nhập khẩu hay sản xuất nội địa nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
Tại sao doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi công bố thực phẩm
Khi nói đến những vấn đề liên quan đến giấy công bố sản phẩm nghe tưởng chừng là dễ, nhưng vẫn có những doanh nghiệp vẫn mắc sai lầm trong việc công bố sản phẩm. Vậy những trở ngại và khó khăn ảnh hưởng đến quy trình công bố sản phẩm là gì?
- Không biết sản phẩm của mình thuộc loại thủ tục công bố sản phẩm nào;
- Không biết cần phải kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào cho sản phẩm thực phẩm của mình;
- Chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm bị thiếu, không chính xác;
- Loay hoay, không biết cách xử lý các yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Không xác định được cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ công bố sản phẩm hay không;
- Không nắm được các văn bản, quy trình, quy định, hiện hành về công bố sản phẩm.
Những điều trên làm ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra ngoài thị trường. Đối với các nghiệp luôn luôn bận rộn với công việc kinh doanh và phát triển sản phẩm thì việc không có thời gian để quan tâm đến các thủ tục pháp lý cũng là điều dễ hiểu.
Dịch vụ công bố thực phẩm tại Luật Thiên Mã
Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp khi công bố thực phẩm của mình, dịch vụ công bố thực phẩm của Luật Thiên Mã được hình thành nên để giải quyết những vấn đề của khách hàng. Với 7 năm kinh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực pháp luật và cung cấp những dịch vụ. Thiên Mã cam kết sẽ mang lại chất lượng dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Quy trình làm việc tại Luật Thiên Mã
Bước 1: Tư vấn cho khách hàng những thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố
Mỗi loại thực phẩm cần công bố trên thị trường thì có những hồ sơ và thủ tục khác liên quan đến nhau. Thiên Mã sẽ tư vấn chi tiết đầy đủ cho khách hàng những thông tin và giấy tờ liên quan đến sản phẩm, đưa ra phương án tối ưu cho doanh nghiệp.
Bước 2: Luật Thiên Mã hỗ trợ khách hàng soạn thảo và nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền
Đây là bước qua trọng nhất quyết định đến việc công bố sản phẩm, khi công bố sản phẩm thực phẩm cần chuẩn bị đủ và đúng giấy tờ. Việc doanh nghiệp không có kiến thức liên quan và hiểu biết về những vấn đề thủ tục liên quan đến giấy công bố thực phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian chuẩn bị, chưa tính đến thời gian giấy tờ có vấn đề không được cơ quan xét duyệt trả về lúc đó doanh nghiệp lại phải soạn thảo hồ sơ lại từ đầu rất mất thời gian.
Bước 3: Theo dõi tiến độ và bàn giao kết quả, trả giấy phép công bố sản phẩm tận tay cho khách hàng
Khi tiến hành nộp hồ sơ công bố sản phẩm công ty chúng tôi sẽ theo dõi tiến độ và trong quá trình đợi kết quả nếu có bất cứ vấn đề gì về giấy tờ thì doanh nghiệp không cần phải đi lại giao giấy tờ, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc nhận giấy tờ cho doanh nghiệp. Sau đó tiến hành nộp lại giấy tờ, việc của doanh nghiệp chỉ cần ngồi đó và đợi nhận giấy tờ.
>>> Liên hệ giải đáp quy trình nộp giấy công bố thực phẩm chức năng – 0936.380.888
Thủ tục công bố thực phẩm
Vậy hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm bao gồm những giấy tờ, thủ tục gì? Dưới đây là những thông tin về vấn đề này mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc.
- Bản hồ sơ tự công bố các sản phẩm theo mẫu quy định (Mẫu số 1, phụ lục 1 được ban hành theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
- Giấy tờ liên quan đến kiểm định chất lượng mặt hàng thực phẩm của cơ sở của bạn trong thời gian 12 tháng tính đến thời gian bắt đầu nộp hồ sơ. Phiếu kết quả kiểm tra ATTP này phải được cấp từ phòng kiểm nghiệm đã được công nhận ISO 17025 hay phòng kiểm nghiệm chỉ định.
Để nắm rõ về các loại giấy tờ trong hồ sơ tự công bố thực phẩm, sản phẩm chủ đầu tư, kinh doanh có thể liên hệ đến Công ty Tư vấn Thiên Mã – một trong những tổ chức tư vấn về pháp luật chuyên biệt cho các nhóm đối tượng Doanh nhân – Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ công bố thực phẩm thường thủ tục nhanh chóng
Các loại thực phẩm cần công bố
Căn cứ tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm quy định các thực phẩm cần thực hiện công bố bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể người dùng.
- Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt đây là những thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, theo chỉ định của nhân viên y tế.
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt dùng cho những người ăn kiêng và các đối tượng khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc công bố thực phẩm có 02 trường hợp là tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm.
Xem thêm: 5+ bước tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu
Giá dịch vụ công bố sản phẩm tại Luật Thiên Mã
Với giá dịch vụ cấp giấy công bố sản phẩm tại Luật Thiên Mã gồm có những chi phí về kiểm nghiệm sản phẩm ở cơ sở kiểm nghiệm và mức phí nghiệm thu theo yêu cầu của nhà nước. Việc lựa chọn dịch vụ để tin tưởng lựa chọn công bố sản phẩm của mình là vấn đề rất khó đối với doanh nghiệp.
Tại Luật Thiên Mã, chúng tôi cam kết làm việc theo nguyên tắc 3 đúng “đúng thời gian, đúng sự thật, đúng nguyên tắc” những dịch vụ chúng tôi đem lại luôn muốn mang đến những trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng, luôn đặt quyền lợi khách hàng làm tôn chỉ cho hoạt động kinh doanh của mình.
>>> Liên hệ nhận báo giá dịch vụ công bố thực phẩm miễn phí – 0936.380.888
Cơ quan có thẩm quyền công bố thực phẩm
Trường hợp tự công bố thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố nơi cá nhân, tổ chức đặt cơ sở sản xuất.
Trong trường hợp đăng ký bản công bố sản phẩm
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan nhà quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới.
Những lưu ý khi công bố thực phẩm
Trong quá trình làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
Về ngôn ngữ trong hồ sơ
Tất cả các giấy tờ, tài liệu kèm trong hồ sơ đều cần phải được trình bày bằng tiếng Việt. Nếu các tài liệu ban đầu là tiếng nước ngoài thì đều phải dịch ra ngôn ngữ tiếng Việt và đã được công chứng đầy đủ. Ngoài ra, tài liệu cũng phải còn hiệu lực tại thời điểm được công bố. Sau khi đã công bố sản phẩm thực phẩm, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt hàng sản phẩm đó.
Xem thêm: Thuận lợi và khó khăn của tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất
Đối với những trường hợp công ty có hai cơ sở sản xuất, kinh doanh trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm nhất định. Các tổ chức, công ty chỉ cần nộp một bản hồ sơ nhất định tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi đặt địa điểm công ty. Khi đã lựa chọn được cơ quan quản lý nhà nước nộp hồ sơ thì tất cả những lần nộp hồ sơ tiếp theo sẽ đến trực tiếp tại cơ quan này.
Trường hợp thay đổi thông tin sản phẩm
Khi có nhu cầu thay đổi tên, địa chỉ, nguồn gốc, thành phần của sản phẩm, các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất sẽ phải tự làm hồ sơ công bố lại sản phẩm này. Các tổ chức cá nhân, kinh doanh cần gửi văn bản thay đổi nội dung đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận.
Hồ sơ công bố thực phẩm sẽ giúp các mặt hàng của bạn được kiểm định, quản lý, bảo vệ một cách bảo đảm từ cơ quan có thẩm quyền. Hi vọng các thông tin đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Xin cảm ơn!
Trên đây là những chia sẻ của Luật Thiên Mã về những vấn đề về chi phí, thủ tục và quy trình công bố sản phẩm. Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn! Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ 0936.380.888 hoặc gửi thông tin qua email luatthienma@gmail.com để nhận được sự tư vấn và giải đáp thắc mắc từ đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm.
Bạn đang xem bài viết “thủ tục Công bố thực phẩm nhập khẩu trong và ngài nước” tại chuyên mục “dịch vụ giấy phép”