Chúng ta luôn bắt gặp nhiều sản phẩm mang tên như “Chè Tân Cương, Nón lá Huế, Nước nắm Phú Quốc,…” những sản phẩm này đều có tên sản phẩm kèm theo địa danh xuất xứ của nó. Đó chính là chỉ dẫn địa lý – dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Hiện nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì sản phẩm ở địa phương này cũng có thể sản xuất ở địa phương khác. Điều này đã gây nhầm lẫn cho khách hàng khi mua một sản phẩm mang tên địa phương đó nhưng chất lượng lại kém đã ảnh hưởng đến sản phẩm chính gốc. Vì vậy, để bảo vệ danh tiếng của sản phẩm tại địa phương đó, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm được sản xuất, thu hoạch ở địa phương đó là rất quan trọng.
Chi phí đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đăng ký chỉ dẫn địa lí trọn gói tại Luật Thiên Mã, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ và thay mặt quý khách thực hiện những công việc sau:
- Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lí
- Soạn thảo hồ sơ, tài liệu để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lí <
- Nộp đơn, theo dõi đơn cho tới khi có kết quả cuối cùng
- Bàn giao văn bằng bảo hộ về chỉ dẫn địa lí cho chủ đơn
Khi đăng ký chỉ dẫn địa lý, quý khách cần nộp các khoản khí sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm đinh: 180.000 VNĐ
- Phí thẩm định đơn: 1.200.000 VNĐ
Thủ tục khi đăng ký chỉ dẫn địa lý?
Để thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý, Quý khách cần cung cấp cho chúng tôi:
- Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý
- Bản mô tả tính chất/chất lượng/ danh tiếng của sản phẩm (02 bản)
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản).
- Danh mục sản phẩm muốn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Thời gian để đăng ký chỉ dẫn địa lý là bao lâu?
Trong thời hạn từ 9 – 14 tháng kể từ ngày nộp đơn nếu không gặp bất cứ sự phản đối nào cũng như đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đăng kí chỉ dẫn địa lí. Quý khách sẽ được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lí.
Quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Luật Thiên Mã
- Nhận yêu cầu và tư vấn miễn phí cho khách hàng
- Ký kết hợp đồng và thu phí dịch vụ
- Nhận thông tin và hồ sơ do khách hàng cung cấp
- Soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng ký, hoàn thiện hồ sơ
- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước và theo dõi tiến trình của hồ sơ
- Trả kết quả & thanh lý hợp đồng với khách hàng
Cam kết của chúng tôi là gì?
Chúng tôi cam kết về chất lượng dịch vụ, tư vấn miễn phí và hỗ trợ tối đa khách hàng.
Cam kết không phát sinh bất kỳ một chi phí nào.
Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi
- Chi phí dịch vụ hợp lý và trọn gói nhất.
- Chi phí dịch vụ hợp lý và trọn gói nhất.
- Khách hàng không phải lên Cơ quan nhà nước để làm việc
- Cam kết đảm bảo thời gian thực hiện công việc
- Ưu đãi giảm 10% chi phí dịch vụ cho những lần thực hiện dịch vụ tiếp theo
- …
Xu hướng của dịch vụ này trong tương lai
Tính đến ngày 30 – 09- 2018 đã có 69 chỉ dẫn địa lý đăng ký và được cấp văn bằng tại Việt Nam. Qua đó cho thấy rằng các hiệp hội, sở ban ngành ở các địa phương ngày càng thấy được tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm của địa phương mình đặc biệt là các sản phẩm chỉ riêng địa phương, khu vực địa lý đó mới có thể sản xuất được và chất lượng chỉ riêng khu vực đó có. Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng góp phần bảo vệ được danh tiếng của các loại sản phẩm lâu đời, vì vậy trong tương lai dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ ngày càng được mọi người lựa chọn.
Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký chỉ dẫn địa lý
Cá nhân có thể là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý?
Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu địa lý thuộc về cơ quan nhà nước như: Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành,… Vì vậy cá nhân không là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký
Trường hợp nào không được đăng ký chỉ dẫn địa lí?
Luật Thiên Mã trả lời: Các đối tượng sau không được đăng ký bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hết thời hạn trong bao lâu?
Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Có thể nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý theo hình thức nào?
Luật Thiên Mã trả lời: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Trong trường hợp nhận được thông báo từ chối đơn về mặt hình thức thì có quyền được sửa đơn hay không?
Luật Thiên Mã trả lời: Trong trường hợp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý của bạn nhận được Quyết định từ chối đơn về mặt hình thức, bạn hoàn toàn có quyền sửa đổi đơn theo quy định. Thời gian tiến hành sửa đổi, bố sung đơn trong trường hợp này là 02 tháng.
Văn bản pháp luật áp dụng cho đăng ký chỉ dẫn địa lí:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp., được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 21/12/2010.
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/NĐ-CP.
- Thông tư 263/2016 TT/BTC về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp