action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn thì việc thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại chưa hiểu rõ địa điểm kinh doanh là gì? Địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính như thế nào? Doanh nghiệp nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh. Trong những trường hợp như thế nào thì nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc về những vấn đề nói trên.

  1. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Tại điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về khái niệm chi nhánh là gì, địa điểm kinh doanh là gì. Theo đó

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp tư nhân kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

       Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2014 chưa có điều luật nào quy định cụ thể, giải thích rõ ràng như thế nào là thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh bao gồm những gì? Tuy nhiên, chúng tôi có thể giải thích cho bạn đọc rằng: Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh chính là việc doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh

       Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Theo quy định Tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Tuy nhiên, hiện nay, nghị định 198/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 78/2015 đã bỏ quy định này. Do đó, doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Vậy địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính ở điểm gì?

Theo quy điịnh tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014 thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính có thể đồng thời là địa điểm kinh doanh. Ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp có thể có nhiều địa điểm khác

       Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh khá đơn giản chỉ bao gồm: Thông báo lập địa điểm kinh doanh (theo mẫu Thông báo lập địa điểm kinh doanh). Mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh được quy định tại phụ lục II-11 tại thông tư 20/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

  1. Một số lưu ý về thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh.

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp thường có xu hướng muốn mở rộng phạm vi kinh doanh thì doanh nghiệp nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh

Về phạm vi thành lập, cả chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về chức năng, chi nhánh thực hiện cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền còn địa điểm kinh doanh chỉ là nơi thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Về con dấu, chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng. Nhưng địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

Về vấn đề hạch toán, chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp (Trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập thì chi nhánh có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng). Địa điểm kinh doanh thì hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hình thức kê khai tập trung và sử dụng hóa đơn của công ty.

Về vấn đề thuế, thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cũng cần nộp thuế môn bài với mức thuế 1.000.000 VNĐ (Một triệu đồng việt nam). Mức thuế này là cố định mỗi năm, không phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Về thủ tục thành lập thì hồ sơ thành lập chi nhánh phức tạp hơn thành lập địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh bao gồm: Thông báo lập chi nhánh đến cơ quan có thẩm quyền nơi đặt chi nhánh. Kèm theo thông báo này phải có: Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh; Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh như: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu còn hiệu lực.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh chỉ bao gồm: Thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Với một số so sánh nêu trên, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp đã có câu trả lời cho mình về việc nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh.

  1. Doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh

Qua một số so sánh giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh, chúng tôi cho rằng việc thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Doanh nghiệp cần xem xét trên nhu cầu của công ty để quyết định lựa chọn nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh là tốt nhất cho sự phát triển của công ty.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Thiên Mã về thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Hi vọng bạn đọc đã tự mình trả lời được câu hỏi nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Nếu trong quá trình thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh có gì gặp vướng mắc, cần chúng tôi giúp đỡ, hãy liên hệ với công

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7