Thủ tục làm giảm trừ gia cảnh theo quy định mới: Cá nhân cần lưu ý gì để kê khai đúng?

Hiện nay, nhiều cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chưa thực hiện đầy đủ thủ tục làm giảm trừ gia cảnh, dẫn đến việc bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không chính xác. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, hơn 30% hồ sơ quyết toán thuế TNCN nộp online bị thiếu thông tin về người phụ thuộc hoặc kê khai sai thời điểm bắt đầu giảm trừ.

Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc hướng dẫn thủ tục làm giảm trừ gia cảnh đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người nộp thuế.

Nếu bạn chưa rõ cách kê khai giảm trừ gia cảnh đúng cách, đừng ngần ngại đặt lịch tư vấn cùng Luật Thiên Mã – đơn vị chuyên hỗ trợ quyết toán thuế cá nhân.

>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!

Đặt lịch tư vấn

GIẢM TRỪ GIA CẢNH LÀ GÌ? PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH THẾ NÀO VỀ THỦ TỤC LÀM GIẢM TRỪ GIA CẢNH?

GIAM TRU GIA CANH

Giảm trừ gia cảnh là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công.

(Theo Điều 9 Thông tư 111/2023/TT-BTC (được sửa đổi tại Khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất hiện nay

Giảm trừ gia cảnh gồm: giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:

– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

– Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

– Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Để xác định người phụ thuộc nhằm xét giảm trừ gia cảnh được hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

  1. Người phụ thuộc là con của người nộp thuế

Theo đó, người phụ thuộc là con của người nộp thuế gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể:

– Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

  1. Người phụ thuộc khác của người nộp thuế

– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

– Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

– Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm:

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

  1. Điều kiện để được tính là người phụ thuộc

Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại mục 2.2 phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

Trong đó, người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LÀM GIẢM TRỪ GIA CẢNH THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

GIAM TRU GIA CANH 3

Để đăng ký giảm trừ gia cảnh, bạn hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện theo những cách sau đây:

  • Cách 1: Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tại địa chỉ: thudientu.gdt.gov.vn;
  • Cách 2: Làm mẫu giảm trừ gia cảnh trực tiếp trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) rồi trực tuyến cho cơ quan thuế.

Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà cách đăng ký sẽ khác nhau. Cụ thể:

Tự đăng ký tại cơ quan thuế

Nếu người nộp thuế tự đăng ký giảm trừ gia cảnh tại cơ quan thuế thì thực hiện theo các các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT
  • Bản sao các loại giấy tờ gồm:
    • Căn cước công dân: Đối với người phụ thuộc trên 14 tuổi có quốc tịch Việt Nam
    • Giấy khai sinh/Hộ chiếu: Đối với người phụ thuộc dưới 14 tuổi có quốc tịch Việt Nam
    • Hộ chiếu: Đối với người phụ thuộc dưới 14 tuổi có quốc tịch nước ngoài hoặc có quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống tại nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh lên cơ quan có thẩm quyền gồm: Chi cục Thuế nơi người nộp thuế đăng ký mã số thuế hoặc Chi cục thuế tại khu vực người nộp thuế cư trú, v.vv..

Lưu ý: Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký, người nộp thuế cần nộp đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế. Nếu quá thời gian trên thì sẽ không được giảm trừ và cơ quan thuế sẽ điều chỉnh lại số tiền thuế cần nộp.

Người nộp thuế ủy quyền cho doanh nghiệp đăng ký

Trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho doanh nghiệp đang chi trả thu nhập cho mình đăng ký thì thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Văn bản ủy quyền đăng ký người phụ thuộc
  • Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: Tùy vào đối tượng mà người nộp thuế cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau:
    • Con dưới 18 tuổi: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh, CCCD (với con từ 15 tuổi trở lên), hộ chiếu (nếu là người nước ngoài)
    • Đối với con nuôi cần bổ sung thêm quyết định công nhận con nuôi của cơ quan có thẩm quyền
    • Thẻ sinh viên hoặc bản sao giấy xác nhận của nhà trường đối với con đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp, THPT, v.vv..
    • Bản tự khai của người phụ thuộc cam kết không có thu nhập hoặc có thu nhập dưới 1 triệu/tháng có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nộp thuế cư trú.
    • Giấy xác nhận khuyết tật đối với người bị khuyết tật
    • Giấy chứng nhận không có khả năng lao động đối với người phụ thuộc đang trong độ tuổi lao động
    • v.vv..

Bước 2: Doanh nghiệp nộp mẫu số 20-ĐK-TCT cho cơ quan quản lý thuế trên cổng thông tin điện tử tại địa chỉ: thudientu.gdt.gov.vn

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

GIAM TRU GIA CANH 2

  1. Có thể đăng ký người phụ thuộc online không?

Có. Người nộp thuế có thể đăng ký trên Cổng Dịch vụ thuế điện tử bằng mã số thuế cá nhân.

  1. Có bắt buộc phải có mã số thuế của người phụ thuộc?

Phải có. Trừ trường hợp người phụ thuộc là trẻ em dưới 14 tuổi chưa có CMND, có thể dùng giấy khai sinh thay thế nhưng vẫn cần xin cấp mã số thuế sau đó.

  1. Khi nào được tính giảm trừ từ đầu năm?

Chỉ khi đăng ký và nộp hồ sơ trước 31/12 của năm tính thuế. Nếu nộp sau thì chỉ tính từ tháng nộp.

  1. Nếu người phụ thuộc là cha mẹ không sống chung thì có được giảm trừ?

Có thể. Miễn là người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng và cung cấp được bằng chứng chi tiêu, chuyển tiền.

  1. Có phải nộp lại hồ sơ giảm trừ hàng năm?

Không bắt buộc. Chỉ cần nộp lại khi có thay đổi về người phụ thuộc hoặc thông tin liên quan.

Việc thực hiện thủ tục làm giảm trừ gia cảnh đúng quy định sẽ giúp cá nhân giảm đáng kể số tiền thuế TNCN phải nộp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều người kê khai sai, thiếu giấy tờ hoặc thực hiện muộn dẫn đến mất quyền lợi.

Để không bị bỏ lỡ quyền giảm trừ hợp pháp, hãy để Luật Thiên Mã đồng hành cùng bạn trong từng bước kê khai, từ chuẩn bị hồ sơ đến nộp lên cơ quan thuế.

>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!

Đặt lịch tư vấn

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch