action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất là bao nhiêu?

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất là bao nhiêu?

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất bao nhiêu? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm bởi tại Việt Nam tình trạng lưu thông trên đường khi có nồng độ cồn trong người rất phổ biến. Kể từ năm 2020 với sự ra đời của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn xe máy đã tăng lên đáng kể. Không để bạn đợi lâu chúng ta cùng tìm hiểu về các mức phạt nồng độ cồn đối với người đi xe máy áp dụng từ năm 2020.

Căn cứ pháp lý xử phạt nồng độ cồn xe máy

Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ký ban hành vào ngày 30/12/2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày từ 01/01/2020 đã quy định mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất. Nội dung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này ra đời thay thế cho Nghị định 46/2016, trong đó quy định mức xử phạt cao hơn đối với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất là bao nhiêu?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ bổ sung thêm 55 hành vi và nhóm hành vi; sửa đổi 21 điều với 39 hành vi. Điểm mới nhất mà nhiều người quan tâm khi Nghị định này được ban hành là tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất là bao nhiêu?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày từ 01/01/2020 quy định mức xử phạt mới nhất đối với người điều khiển các phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia. Cụ thể đối với xe máy như sau:

Người điều khiển xe máy chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Đồng thời bị tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 – 12 tháng. Điều này Nghị định 46 chưa quy định.

Người điều khiển xe máy chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000. Đồng thời bị tước GPLX từ 16 – 18 tháng.

Người điều khiển xe máy chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000. Đồng thời bị tước GPLX 22 – 24 tháng.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất

Mức phạt nồng độ cồn đối với các phương tiện khác

Ngoài quy định mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn áp dụng hình thức xử phạt đối với xe đạp, xe đạp điện, xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng. Cụ thể như sau:

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện

Đây là lần đầu tiên Chính phủ quy định mức xử phạt nồng độ cồn đối với cả người đi xe đạp, xe đạp điện, cụ thể như sau:

– Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 80.000 – 100.000.

– Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 200.000 – 300.000.

– Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000.

Thổi nồng độ cồn tài xế lái xe

Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000. Đây là điểm mới trong quy định.

Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000.

Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000.

Đã uống rượu bia thì không lái xe

Đối với ô tô

Người điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000. Điểm này Nghị định 46 chưa quy định. Đồng thời bị tước GPLX từ 10 – 12 tháng.

Người điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000. Đồng thời bị tước GPLX từ 16 – 18 tháng.

Người điều khiển xe ô tô chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000. Đồng thời bị tước GPLX từ 22 – 24 tháng.

Qua bài viết chắc bạn đã biết mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất. Tóm lại phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất đưa ra mức phạt cao hơn, nghiêm khắc hơn và áp dụng đối với cả người điều khiển xe đạp, xe đạp điện. Việc ban hành Nghị định này cho thấy Chính phủ đang mạnh tay đối với những người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng bia, rượu nhằm kéo giảm tình trạng tai nạn giao thông báo động đỏ những năm vừa qua.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7