action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Điều kiện mở chi nhánh công ty mới nhất

Điều kiện mở chi nhánh công ty mới nhất
Bạn đang muốn thành lập chi nhánh cho công ty mình để mở rộng phạm vi hoạt động? Bạn đang băn khoăn về các quy định về mở chi nhánh công ty? Bạn chưa hiểu rõ chi nhánh công ty là gì? Điều kiện mở chi nhánh công ty bao gồm những gì? Việc thông báo thành lập chi nhánh gửi cơ quan thuế được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây, công ty Luật Thiên Mã sẽ chia sẻ với bạn đọc về những quy định mở chi nhánh công ty, đặc biệt là điều kiện để mở chi nhánh công ty.

1. Tìm hiểu khái niệm chi nhánh công ty là gì?
Để trả lời cho câu hỏi: Chi nhánh công ty là gì? Bạn đọc hãy tham khảo khoản 1, Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền”.
Theo quy định này, doanh nghiệp nên hiểu chi nhánh công ty là gì? Đó là một trong những loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được quyền thực hiện toàn bộ chức năng hoặc chỉ thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền.

2. Một số điều kiện để mở chi nhánh công ty
Pháp luật doanh nghiệp hiện tại chưa có quy định khắt khe nào đối với việc doanh nghiệp mở chi nhánh mới. Do đó điều kiện để mở chi nhánh công ty về mặt pháp luật thì không bị hạn chế, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn mở chi nhánh công ty chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo tại cơ quan có thẩm quyền mà không cần điều kiện về vốn, ngành nghề hay phạm vi hoạt động. Nhưng để duy trì hoạt động của chi nhánh thì rất khó khăn, đặc biệt là các thủ tục liên quan tới thuế.

3. Lưu ý về điều kiện mở chi nhánh công ty:
Theo quy định pháp luật hiện hành, có một số điều kiện để mở chi nhánh công ty bao gồm:
Về tên của chi nhánh:
– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên chi nhánh doanh nghiệp phải gồm tên doanh nghiệp đi kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
– Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
Về ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Về việc đặt trụ sở của chi nhánh công ty: Điều kiện mở chi nhánh công ty về trụ sở là chi nhánh công ty phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư (nếu có).
Người đứng đầu chi nhánh: Một trong những điều kiện mở chi nhánh công ty là người đứng đầu chi nhánh phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014. Ví dụ: người đứng đầu chi nhánh không được là cán bộ, công chức, viên chức…
Sau khi tìm hiểu về các điều kiện mở chi nhánh, doanh nghiệp cần tìm hiểu về hồ sơ mở chi nhánh công ty như thế nào.

4. Một số quy định về mở chi nhánh công ty trong nước.
Khi doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện mở chi nhánh công ty thì có quyền thành lập chi nhánh trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Một trong những quy định về mở chi nhánh công ty trong nước là quy định về thành phần hồ sơ.
Hồ sơ quy định về mở chi nhánh công ty bao gồm:
– Thông báo lập chi nhánh.
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, của chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh.
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ để làm thủ tục thành lập chi nhánh. Có 03 phương thức để nộp hồ sơ: Thứ nhất, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp bằng bản giấy đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ hai, doanh nghiệp sẽ nộp bản giấy qua đường bưu điện. Thứ ba, nộp hồ sơ qua mạng điện tử (nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh).
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu cơ quan có thẩm quyền từ chối việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Trong thông báo cần phải nêu lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Căn cứ vào giấy biên nhận, doanh nghiệp sẽ đến cơ quan đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hoặc có thể đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện. Kết quả mà doanh nghiệp nhận được từ cơ quan đăng ký kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Pháp luật có quy định về mở chi nhánh công ty tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong trường hợp này cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở sẽ gửi thông tin đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

5. Quy định mở chi nhánh công ty ở nước ngoài.
Pháp luật quy định mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Khoản 4, Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp như sau:
Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định mở chi nhánh công ty của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin chi nhánh của công ty trong Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

6. Thủ tục thông báo thành lập chi nhánh gửi cơ quan thuế

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông báo thành lập chi nhánh gửi cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; định kỳ phải gửi thông tin hoạt động chi nhánh cho cơ quan chức năng có thẩm quyền khác cùng cấp, UBND cấp huyện nơi đặt chi nhánh.
Chi nhánh có trách nhiệm thông báo về việc đặt in hoặc sử dụng hóa đơn, kê khai và nộp lệ phí môn bài…
Mức lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp không phụ thuộc và số vốn của doanh nghiệp, theo quy định hiện nay mức cố định chi nhánh phải đóng thuế môn bài là 1.000.000 VNĐ (Một triệu đồng Việt Nam).
Như vậy, việc thông báo thành lập chi nhánh gửi cơ quan thuế sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh gửi thông tin. Chi nhánh sẽ tiến hành kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của luật Thiên Mã về điều kiện mở chi nhánh công ty. Chúng tôi hy vọng bạn đọc đã nắm bắt được những quy định về mở chi nhánh công ty, hiểu rõ được chi nhánh công ty là gì? Quy định mở chi nhánh công ty trong nước và nước ngoài gồm những gì? Các điều kiện để mở chi nhánh công ty, thông báo thành lập chi nhánh gửi cơ quan thuế được thực hiện ra sao? Nếu trong quá trình tìm hiểu còn gì vướng mắc, hãy liên hệ với công ty Luật Thiên Mã để được giải đáp.
– Mai Lê –
Vui lòng liên hệ trực tiếp đến luật sư qua số máy 0936.380.888 hoặc qua Zalo số điện thoại trên. Trường hợp cần chuyển tiếp hồ sơ cho Luật sư bạn vui lòng gửi qua email: luatthienma@gmail.com

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7