Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc – Hotline tư vấn luật 1900.6174

 

Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc là cơ quan trực thuộc tỉnh An Giang, thực hiện các chức năng quản lý xã hội trong phạm vi địa bàn. Những năm vừa qua, thông qua việc kiểm tra tình hình thực hiện chính sách xã hội cũng như xác định rõ những vấn đề trọng tâm cần tập trung sửa đổi và cải thiện, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tại thành phố Châu Đốc ngày càng tăng. 

Vậy, khi người dân tại thành phố Châu Đốc có những thắc mắc liên quan tới bảo hiểm xã hội thì liên hệ tới địa chỉ nào? Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này là gì theo quy định của pháp luật? Một số vướng mắc thường gặp khi liên hệ đến tổng đài bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc bao gồm những gì? Bài viết dưới đây của tổng đài Luật Thiên Mã sẽ giải đáp cho bạn đọc những câu hỏi trên. Ngoài ra, khi gặp vấn đề khó khăn cần tư vấn giải đáp, khách hàng có thể liên hệ với Luật Thiên Mã qua hotline 1900 6174 để được đội ngũ chúng tôi tư vấn, giải đáp.

> Tư vấn về BHXH thành phố Châu Đốc, miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đặt tại: 10 Thủ Khoa Huân, Phường Châu Phú A, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang.

Địa chỉ BHXH thành phố Châu Đốc trên google maps:

Số điện thoại liên hệ bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Khi phát sinh những thắc mắc về bảo hiểm xã hội, người dân thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang có thể liên hệ bảo hiểm xã hội tại địa bàn này theo:

  • Số điện thoại: 02963.868.474 
  • Email: chaudoc@angiang.vss.gov.vn

> Tư vấn hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ A-Z, gọi ngay 1900.6174

Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc

Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang tuân theo các quy định chung về vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện quy định tại Điều 5 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể: 

Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Châu Đốc theo quy định.

Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc.

Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Lạc Sơn- Tư vấn luật bảo hiểm xã hội 1900.6174

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc tuân theo các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể: 

  1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
  2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
  3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;

d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;

g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-chau-doc

  1. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
  2. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
  3. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
  4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
  5. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
  6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
  7. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
  8. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
  9. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  10. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  11. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.
  12. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
  13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

> Giải đáp chi tiết chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng sau khi nghỉ việc. Gọi ngay 1900.6174

Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội hỗ trợ những nội dung gì?

  • Tư vấn các quy định chung về Bảo hiểm xã hội như các chế độ, chính sách của nhà nước và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức về bảo hiểm xã hội cũng như các hành vi bị nghiêm cấm liên quan tới bảo hiểm xã hội.
  • Tư vấn về quyền, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến bảo hiểm xã hội, đặc biệt là người lao động và người sử dụng lao động cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong 5 trường hợp được Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, bao gồm: Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chế độ hưu trí; Chế độ tử tuất.

Ví dụ: Liên quan đến chế độ hưu trí, đối tượng được hưởng lương hưu phải đáp ứng những điều kiện nào? Mức lương hưu hàng tháng là bao nhiêu?

Liên quan đến chế độ tử tuất, người lo mai táng sẽ nhận được trợ cấp mai táng khi nào? Mức trợ cấp là bao nhiêu? 

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm chế độ tử tuất và chế độ hưu trí.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về quỹ bảo hiểm xã hội.
  • Trình tự, thủ tục cần thực hiện khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử thì trình tự, thủ tục được quy định thế nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết yêu cầu?

  • Tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
  • Tư vấn các vấn đề về khiếu nại, tố cáo vi phạm bảo hiểm xã hội, các biện pháp xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội trong từng trường hợp cụ thể.

> Hướng dẫn điều chỉnh thông tin BHXH miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Cách thức kết nối tới tổng đài bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc

Có thể nói, cách thức kết nối tới tổng đài bảo hiểm xã hội miễn phí hiện nay là vô cùng dễ dàng và thuận tiện cho người dân. Thay vì tốn một khoảng thời gian và công sức để đến trực tiếp trung tâm bảo hiểm xã hội tại địa phương, người dân chỉ cần thông qua một cuộc điện thoại để giải quyết triệt để và nhanh chóng các vấn đề đang vướng mắc. Khách hàng hãy liên hệ với bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc qua số điện thoại: 024 665 65 366 để được tư vấn và giải đáp bởi đội ngũ luật sư và tư vấn viên lành nghề, có về dày kinh nghiệm và chiều sâu kiến thức.

Ngoài ra, tại tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội của Luật Thiên Mã cũng tư vấn giải đáp hỗ trợ các lĩnh vực liên quan đến luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bất kỳ khi nào phát sinh vấn đề về bảo hiểm xã hội, khách hàng có thể nhấc máy và gọi cho tổng đài tư vấn của chúng tôi để được trải nghiệm dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội một cách hài lòng nhất.

Một số lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi liên hệ tới tổng đài bảo hiểm xã hội của chúng tôi: 

  • Tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc khi không phải đi đến trực tiếp trung tâm bảo hiểm xã hội để được giải đáp, cũng như không phải đóng bất kỳ khoản phí ban đầu nào cho việc hỏi đáp.
  • Được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp giải thích và trả lời cặn kẽ các vấn đề pháp lý có liên quan đến nội dung chính mà khách hàng đang quan tâm.
  • Được áp dụng linh hoạt các biện pháp tư vấn phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của từng chủ thể. 

Giải đáp miễn phí về chế độ nghỉ hưu sớm, liên hệ ngay 1900.6174

Các vướng mắc thường gặp khi liên hệ tổng đài bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc

Trải qua một khoảng thời gian khá dài khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ra đời, với sự bổ sung, sửa đổi thông qua các nghị định, thông tư, các vấn đề về bảo hiểm xã hội ngày càng trở nên phức tạp đối với người dân cả nước nói chung và người dân tại địa bàn thành phố Châu Đốc nói riêng. Các vướng mắc của người dân về bảo hiểm xã hội là vô cùng đa dạng, nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, đòi hỏi có sự tìm kiếm và tổng hợp thông tin một cách đồng nhất để đưa ra cách giải quyết cuối cùng.

Trong đó, tổng đài bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc đã liệt kê và ghi nhận lại những vấn đề thường gặp của người dân khi liên hệ đến tổng đài. Cụ thể, hai vướng mắc tiêu biểu mà tổng đài Luật Thiên Mã muốn trình bày trong phần này liên quan đến việc tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cách giải quyết khi doanh nghiệp chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao khi người này nghỉ việc. Bạn đọc hãy cùng tổng đài Luật Thiên Mã đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

> Giải đáp miễn phí về chế độ nghỉ hưu sớm, liên hệ ngay 1900.6174

Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Cùng với sự phát triển và áp dụng của khoa học công nghệ vào việc cập nhật thông tin về bảo hiểm xã hội, bên cạnh việc tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thông qua sổ bảo hiểm xã hội, người dân còn có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc trên ứng dụng VssID – một ứng dụng được thiết lập để cung cấp thông tin cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

* Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thông qua sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người lao động là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội trên cơ sở theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Song song với đó, căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ và hưởng bảo hiểm xã hội, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Qua đó, các thông tin liên quan đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng được ghi nhận và cập nhật trên sổ bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, người lao động hoàn toàn có thể tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thông qua sổ bảo hiểm xã hội mà mình đang quản lý.

Trong trường hợp người lao động đang trong quá trình làm việc và chưa được giao sổ, người lao động cũng có thể tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thông qua các cách được đề cập dưới đây.

* Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thông qua Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam

Khi tra cứu thông tin trên Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động không nhất thiết phải có tài khoản đăng nhập thì mới có thể sử dụng tính năng này. Các bước để thực hiện tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bằng cách này được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập website https://baohiemxahoi.gov.vn/.

Bước 2: Tại trang chủ của website, truy cập mục “Tra cứu trực tuyến” (bên dưới mục Dòng sự kiện và Tin tức), chọn tra cứu quá trình tham gia BHXH.

Bước 3: Điền các thông tin theo yêu cầu, tích vào capcha “Tôi không phải là người máy” và chọn “Lấy mã tra cứu” để nhận kết quả từ hệ thống.

Ở bước này, người lao động có thể chọn thời gian mình bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm hiện tại để xem toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

* Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thông qua ứng dụng VssID

Để thực hiện tra cứu bằng cách này, người lao động cần tải ứng dụng VssID trên điện thoại và đăng ký tài khoản cá nhân trên ứng dụng.

Bước 1: Truy cập ứng dụng VssID trên điện thoại và đăng nhập bằng mã bảo hiểm xã hội (tên đăng nhập) và mật khẩu.

Bước 2: Tại giao diện Quản lý cá nhân, chọn “Quá trình tham gia” và nhận kết quả từ hệ thống.

Trên đây là 3 cách mà người lao động có thể lựa chọn để thực hiện việc tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đối với việc tra cứu thông qua sổ bảo hiểm xã hội, đòi hỏi người lao động đang nắm giữ và quản lý sổ. Tuy nhiên, nếu vì bất kỳ một lý do nào mà người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội trong tay tại thời điểm muốn tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tra cứu thông qua Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc truy cập ứng dụng VssID để thực hiện tra cứu. 

>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang – Tư vấn luật bảo hiểm xã hội 1900.6174

Doanh nghiệp chậm trả sổ BHXH khi nghỉ việc nên xử lý thế nào?

Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, theo điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại sổ cũng như bản chính các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật (bao gồm:Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm), thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Đồng thời, nghĩa vụ trên của người sử dụng lao động vẫn tồn tại trong trường hợp người lao động nghỉ việc không đúng theo hợp đồng, hay còn gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do vậy, khi doanh nghiệp chậm trả sổ BHXH, người lao động có thể yêu cầu chủ thể có thẩm quyền trong công ty trả lại sổ BHXH.

Trường hợp doanh nghiệp cố tình kéo dài thời gian trả sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể thực hiện biện pháp hòa giải theo quy định pháp luật về lao động hoặc khiếu nại lên Chánh thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động hay thậm chí là khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động có thể không cần phải thông qua thủ tục hòa giải mà khởi kiện trực tiếp đến tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Như vậy, nhằm tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong trường hợp doanh nghiệp chậm trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc, nếu người lao động vẫn không nhận được sổ sau khi đã trao đổi với người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành biện pháp hòa giải hoặc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hoặc trực tiếp khởi kiện ra tòa án mà không thông biện pháp hòa giải trước đó.

> Hướng dẫn điều chỉnh thông tin BHXH miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin Luật Thiên Mã chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Bảo hiểm xã hội thành phố Châu Đốc. Với bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có cái nhìn sâu và hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn có thể liên hệ đường dây nóng 1900.6174 của Luật Thiên Mã được tư vấn nhanh chóng nhất.