Xin giấy phép sửa nhà cần thực hiện khi người dân có nhu cầu sửa chữa nhà thuộc 2 trường hợp là sửa nhà có thay đổi kết cấu trọng lực và sửa nhà không làm thay đổi kết cấu trọng lực. Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin và giải đáp mọi thắc thắc của quý độc giả về vấn đề giấy phép sửa chữa nhà ở, cụ thể: Hồ sơ xin giấy cấp phép sửa nhà; Trình tự; thủ tục xin giấy phép; Cơ quan tiếp nhận thủ tục và cấp phép và trường hợp được miễn xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở.
Trong quá trình tiếp nhận thông tin, nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại liên lạc công ty Luật Thiên Mã 1900 6174, chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách mọi thời thời gian; mọi địa điểm.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí các quy định pháp luật liên quan đến xin giấy phép sửa nhà. Gọi ngay: 1900.6174
Trường hợp sửa nhà cần xin giấy phép sửa nhà
Giấy phép sửa chữa là một trong những loại giấy tờ pháp lý, có hiệu lực cấp phép các công trình có thể sửa chữa. Giấy tờ này do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư.
Những trường hợp cần xin giấy phép để sửa nhà, có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực
Trường hợp sửa chữa lại nhà, nhưng thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà; thay đổi những kết cấu chính; nội lực của ngôi nhà. Có thể bao gồm những việc như: Đập cầu thang cũ để đúc cầu thang mới; xây thêm tầng nhà; gia cố; sửa chữa lại móng nhà; xây tường cao lên trên nền tường cũ; xử lý nghiêng nhà, lún nhà….
Trường hợp 2: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực
Sửa chữa nhà những không làm thay đổi kết cấu chịu lực là việc sửa chữa không là thay đổi hệ cấu trúc chính của ngôi nhà, bao gồm: Xây thêm phòng; Làm vách ngăn giữa các phòng; Đập nhà vệ sinh cũ để xây mới; ốp, lát lại nền nhà; thay mái ngói mới; lắp hệ thống năng lượng, dán giấy dán tường; sơn lại nhà; trang trí lại nội thất nhà bên trong về bên ngoài.
Có thể thấy, những trường hợp cần xin giấy phép sửa chữa nhà bao gồm cả sửa chữa nhà thay đổi kết cấu chịu lực và không làm thay đổi kết cấu chịu lực. Cần xin giấy phép sửa chữa nhà, khi ngôi nhà của bạn xuống cấp trầm trọng, cần sửa chữa để đảm bảo an toàn; diện tích nhà quá nhỏ gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các trường hợp cần xin giấy phép sửa chữa nhà ở. Gọi ngay: 1900.6174
Xin giấy phép sửa nhà hồ sơ gồm những gì?
Chị Hoa (Vĩnh Phúc) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư! Vợ chồng tôi có ngôi nhà đã được xây dựng 10 năm trước, nhưng theo thời gian, hiện nay ngôi nhà của chúng tôi đang dần xuống cấp, và do nhu cầu sử dụng ngày càng lớn hơn, chúng tôi cũng muốn xây thêm tầng nhà để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy, tôi muốn sửa chữa lại ngôi nhà của mình, vậy Luật sư cho tôi hỏi hồ sơ xin phép sửa chữa nhà cần những gì? Xin cảm ơn Luật sư
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Hoa, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sau quá trình tìm hiểu trường hợp của chị, chúng tôi xin gửi chị câu trả lời như sau:
Hồ sơ xin giấy phép sửa nhà được quy định tại Điều 46, 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP:
– Đơn yêu cầu cấp giấy phép sửa chữa; cải tạo nhà ở theo Mẫu tại Nghị định này.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; quyền quản lý công trình sửa chữa theo quy định của pháp luật
– Bản vẽ dự kiến sửa chữa của công trình; ảnh chụp hiện trạng công trình
– Hồ sơ thiết kế; cải tạo công trình
– Giấy chứng nhận cam kết an toàn khi sửa chữa; về phòng cháy chữa cháy; báo cáo kết quả thẩm tra: bản vẽ công trình; bản vẽ cụ thể các phần của công trình
Như vậy, trường hợp của chị Hoa khi cần sửa chữa cần chuẩn bị đủ các loại hồ sơ; tài liệu trên theo đúng quy định của pháp luật.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp phép sửa nhà. Gọi ngay: 1900.6174
Xin giấy phép sửa nhà thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Khi hoàn tất quá trình làm hồ sơ, cá nhân xin cấp phép sửa chữa, chủ đầu tư cần thực hiện các bước sau, để hoàn tất thủ tục sửa chữa:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện hoặc thị xã, tại nơi công trình sửa chữa; cải tạo. Có thể đến trực tiếp nộp tại Uỷ ban, trường hợp gặp khó khăn về điều kiện địa lý có thể nộp qua đường bưu điện
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– ban nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ sửa chữa.
– Sau quá trình kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ làm giấy biên nhận hồ sơ
– Nếu hồ sơ không hợp lệ, yêu cầu chủ đầu tư, cá nhân sửa chữa, bổ sung thêm.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
– Sau khi nhận hồ sơ từ cá nhân; chủ đầu tư yêu cầu sửa chữa, cơ quan tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ kiểm tra
– Trường hợp đã nộp lại hồ sơ sau khi sửa chữa, nhưng vẫn chưa hợp lệ, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không chấp nhận cấp giấy phép sửa chữa.
Bước 4: Kiểm tra kết quả
– Sau khi hoàn tất quá trình nộp hồ sơ, người yêu cầu sửa chữa hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu bổ sung
– Thời hạn giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ
Khi làm thủ tục; trình tự sửa chữa nhà, cá nhân hoặc chủ đầu tư cần phải hoàn thiện các bước trên. Thủ tục xin sửa chữa giấy phép khá đơn giản, nhưng cá nhân và chủ đầu tư, cần phải cẩn trọng và chú ý trong vấn đề chuẩn bị kỹ lưỡng các loại giấy tờ cần.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về thủ tục phép sửa nhà. Gọi ngay: 1900.6174
Xin giấy phép sửa nhà ở đâu? Ai có thẩm quyền cấp?
Giấy phép sửa chữa nhà là loại giấy tờ pháp lý, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng.
Theo Điều 1 Khoản 37, Luật Xây dựng quy định như sau:
– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho công trình cải tạo; sửa chữa trên địa bàn thành phố, thuộc phạm vi quản lý của mình. Bên yêu cầu sửa chữa, cải tạo có nghĩa vụ tuân thủ theo quy định trong giấy cấp phép, và theo quy định của pháp luật.
– Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền uỷ quyền cho các bộ phận khác: Sở xây dựng; Ban quản lý khu công nghiệp; khu kinh tế; khu chế xuất…
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa; cải tạo đối với các công trình thuộc phạm vi của mình: nhà ở riêng lẻ.
Như vậy, nếu bạn sửa chữa; cải tạo nhà ở riêng lẻ thì cơ quan cấp phép là Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi vị trí của công trình. Trước khi sửa chữa nhà; cá nhân hay chủ công trình cần thực hiện các thủ tục, đầy đủ các loại giấy tờ và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép sửa chữa.
>>>Xem thêm: Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng có sao không?
Trường hợp sửa nhà được miễn xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở
Chị Nga (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư! Nhà tôi có dự định sửa chữa lại căn nhà đã cũ cho bố mẹ đã lớn tuổi, do nhà đã được xây dựng lâu, nên tình trạng ngôi nhà đang xuống cấp trầm trọng. Xưa nay tôi chưa từng sửa nhà, nên không có nhiều thông tin về việc này, luật sư cho tôi hỏi trường hợp nhà bố mẹ tôi nếu sửa có cần xin phép không? Và những trường hợp nào thì được miễn xin cấp giấy sửa chữa nhà.
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Nga, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời chị như sau:
Theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung khoản 30 Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các trường hợp sửa nhà được miễn xin cấp giấy phép bao gồm:
– Các công trình thuộc diện bí mật của Nhà nước; các công trình xây dựng khẩn cấp
– Công trình nằm trong dự án đầu tư của Thủ tướng Chính Phủ; Bộ trưởng; Cơ quan ngang Bộ; Văn phòng chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội
– Các công trình xây dựng tạm thời để xây dựng công trình chính
– Các công trình không thuộc cấp phép, nằm ngoài đô thị phù hợp với kế hoạch của Nhà nước; được cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng
– Các công trình thuộc dự án khu công nghiệp; chế xuất có quy hoạch 1/500, đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt.
– Nhà ở nằm trong dự án phát triển đô thị được cơ quan Nhà nước phê duyệt xây dựng
– Sửa chữa; cải tạo nhà ở; các công trình bên trong, không làm thay đổi kết cấu chính của ngôi nhà, không làm ảnh hưởng tới môi trường; ảnh hưởng tới xung quanh.
– Các công trình sửa chữa chỉ làm thay đổi kiến trúc bên ngoài
– Các công trình ở nông thôn chỉ cần lập Báo cáo kinh tế; khu vực không có quy hoạch phát triển đô thị
– Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không thuộc các khu bảo tàng; di tích lịch sử
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các trường hợp sửa nhà không cần xin cấp phép. Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu đơn xin giấy phép sửa chữa nhà
Hồ sơ xin giấy phép sửa nhà được quy định tại Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Kính gửi:
- Thông tin về chủ đầu tư:
– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ).
– Người đại diện
– Địa chỉ liên hệ:
– Số điện thoại:
- Thông tin công trình:
– Địa điểm xây dựng:
Lô đất số:
Diện tích:
- Tổ chức/cá nhân lập, thẩm tra thiết kế xây dựng:
3.1. Tổ chức/cá nhân lập thiết kế xây dựng
– Tên tổ chức/cá nhân
– Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế:
3.2. Tổ chức/cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng
– Tên tổ chức/cá nhân
– Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ trì thẩm tra thiết kế:…..
- Nội dung đề nghị cấp phép:
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng công trình sửa chữa: sổ đỏ, sổ hồng
– Bản thiết kế các phần công trình dự kiến sửa chữa đã được cơ quan thẩm quyền ký phê duyệt.
– Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình
Như vậy, trong trường hợp khi cần sửa chữa nhà, chị Hoa cần hoàn tất các thủ tục trên: Đơn đề nghị cấp phép sửa chữa theo Mẫu; Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng; sở hữu công trình; Hồ sơ thiết kế được chấp nhận và bản vẽ dự kiến.
>>>Xem thêm: Đất bị lấn chiếm thì phải làm sao? Tư vấn chi tiết nhất
Trên đây là toàn bộ bài viết cung cấp những thông tin; những vấn đề pháp lý và những câu hỏi quý độc giả gửi về cho chúng tôi về vấn đề xin giấy phép sửa nhà. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình sửa chữa; cải tạo nhà ở hay công trình của mình.
Trong quá trình tiếp nhận thông tin, nếu có phần nào thắc mắc hay gặp bất kỳ tình huống về xin giấy sửa chữa nhà, cần tư vấn xin hãy liên hệ cho chúng tôi tới số 1900 6174, để được phía Luật sư Luật Thiên Mã giải đáp. Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý bạn đọc nguồn thông tin đáng tin cậy nhất.