Vốn điều lệ trong công ty TNHH khách gì so với vốn điều lệ trong công ty cổ phần? Như bạn đã biết, doanh nghiệp và vốn có mối quan hệ chặt chẽ khi luôn đi liền với nhau và không thể tách rời. Vốn đem đến nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn điều lệ trong công ty TNHH là gì?
Anh Nguyễn Văn Dân gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã: Thưa luật sư tôi và một người bạn cùng cơ quan cũ quyết định thành lập công ty TNHH cùng nhau. Khi thành lập chúng tôi cam kết mỗi người góp một nửa số vốn theo hình thức bằng tiền mặt. Tuy nhiên từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến nay là gần 6 tháng nhưng người bạn của tôi lại không có đủ số tiền như đã cam kết góp vốn theo thỏa thuận ban đầu. Vậy thưa luật sư vốn chúng tôi góp chính là vốn điều lệ ban đầu của công ty đúng không và bây giờ có thể thay đổi vốn điều lệ hay không? Mong luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
>Tư vấn xác định vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn:
Vốn điều lệ công ty TNHH là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi thành lập công ty, vốn điều lệ được các thành viên cam kết góp đủ và đúng loại tài sản trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các loại tài sản góp vốn tạo nên vốn điều lệ công ty TNHH có thể là: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các loại tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Vốn điều lệ được coi là linh hồn của mỗi doanh nghiệp, bởi có vốn doanh nghiệp mới hoạt động được, mới có khả năng vận hành và thực hiện các công việc kinh doanh, đầu tư cụ thể. Hiện nay không có mức đặt ra với vốn điều lệ các công ty hoàn toàn có thể đặt vốn điều lệ nhỏ nếu không kinh doanh các ngành nghề đặc thù như tài chính….vv.
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ
Anh Nam gửi câu hỏi về vốn điều lệ công ty TNHH: “Thưa luật sư tôi là Nguyễn Văn Nam hiện tôi đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Sắp tới tôi cùng một người bạn làm ăn lâu năm dự định thành lập công ty TNHH. Tuy nhiên vì trước đó chúng tôi chỉ làm ăn buôn bán tự do, chưa từng thành lập công ty chính thức. Do đó chúng tôi cũng không nắm rõ quy định hiện hành về điều kiện thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ? Vì vậy để tránh gặp rắc rối về giấy tờ hay thực hiện không đúng theo quy định pháp luật mong văn phòng luật Thiên Mã tư vấn giúp trường hợp của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn thủ tục thành lập công ty TNHH nhanh, trọn gói liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn: Cảm ơn anh Nam đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho văn phòng luật Thiên Mã, với trường hợp của anh chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý theo:
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký kinh doanh;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
Cần bao nhiêu vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH? Hiện nay pháp luật doanh nghiệp Việt nam không có quy định nào về mức vốn điều lệ tối thiểu cho doanh nghiệp. Do đó, mức vốn điều lệ doanh nghiệp do doanh nghiệp tự ấn định, thỏa thuận giữa các thành viên.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể để mức vốn nhỏ nếu không đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu vốn pháp định như: tài chính, bất động sản, vận tải hàng không,…
Vậy thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? Để trả lời được câu hỏi này cần hiểu được ý nghĩa và ảnh hưởng của vốn điều lệ trong doanh nghiệp:
>> Tư vấn xác định vốn điều lệ công ty TNHH liên hệ ngay 1900.6174
Vốn điều lệ là căn cứ khẳng định quy mô của mỗi doanh nghiệp, vốn điều lệ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động với quy mô càng lớn. Vốn điều lệ còn là căn cứ xem xét doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định như: bất động sản, tài chính, hàng không, ….Ngoài ra vốn điều lệ là căn cứ xác định mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hằng năm. Cụ thể:
- Vốn điều lệ là cơ sở để xác định mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Vốn điều lệ là yếu tố khẳng định quy mô doanh nghiệp của bạn. Với quy mô doanh nghiệp lớn chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc vay vốn, thực hiện các hồ sơ thầu hoặc thậm chí tạo uy tín với đối tác, khách hàng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị thực sự của vốn điều lệ.
- Vốn điều lệ có tầm ảnh hưởng tới các giao dịch của doanh nghiệp. Bởi vốn điều lệ là cơ sở đảm bảo cho khả năng thanh toán nếu những tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.
Thay đổi vốn điều lệ Công ty TNHH
Anh Tùng gửi câu hỏi: “Thưa luật sư tôi là Nguyễn Văn Tùng tôi hiện là chủ sở hữu của Công ty TNHH Tùng Vân. Sau hơn 2 năm kinh doanh công ty tôi đã bắt đầu phát triển và tôi mong muốn mở rộng công ty để đáp ứng được với tình hình sản xuất hiện tại của công ty. Do đó theo tôi được biết thì cần phải thay đổi vốn điều lệ của công ty. Vậy thưa luật sư công ty tôi có thể thay đổi vốn điều lệ theo những hình thức nào, và cách thức, thủ tục thực hiện ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.”
>> Tư vấn thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn: Chào a Tùng cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã đối với trường hợp của anh chúng tôi xin tư vấn như sau.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi vốn điều lệ của mình bằng hình thức tăng hoặc giảm vốn điều lệ cho phù hợp với hoạt động thực tế. Tùy thuộc vào loại hình TNHH sẽ có những thay đổi phù hợp.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
- Tăng vốn góp của thành viên: vốn góp được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật này. Nếu thành viên nào phản đối việc tăng vốn thì có thể không cần góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong sô vốn điều lệ công ty khi các thành viên không có thỏa thuận khác;
- Hoàn trả 1 phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ tương ứng với vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh trong hơn hai năm liên tiếp, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
Đối với công ty TNHH 1 thành viên
Vốn điều lệ trong công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp vốn và được ghi nhận trong Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Khi tăng vốn, chủ sở hữu công ty có thể tăng theo các trường hợp sau:
- Chủ sở hữu tự bỏ thêm vốn đầu tư bằng chính tài sản của mình
- Huy động thêm vốn góp của người khác, đối với trường hợp này, công ty phải chuyển đổi loại hình kinh doanh khác như Công ty TNHH 2 thành viên hoặc Công ty cổ phần
Công ty TNHH 1 thành viên giảm vốn theo các trường hợp sau:
- Công ty đã hoạt động liên tục trong 2 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh đồng thời đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác sau kh hoàn trả cho chủ sở hữu thì sé được hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty:
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Ý nghĩa của việc tăng vốn điều lệ: Việc tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với tăng quy mô hoạt động của công ty số lượng thành viên lớn hơn, các dự án đầu tư quy môn hơn. Tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành viên giúp doanh nghiệp tăng số thành viên, tăng thêm nhiều nguồn lực cho hoạt động của mình.
Tăng vốn điều lệ cũng là tăng mức độ uy tín đối với khách hành và khả năng cạnh tranh cao hơn, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, để bổ sung các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định như: tài chính, bất động sản, hàng không,… thì doanh nghiệp của bạn phải tăng vốn điều lệ theo mức quy định của pháp luật.
– Thủ tục tăng vốn điều lệ: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nội dung của thông báo bao gồm:
>> Tư vấn thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn liên hệ ngay 1900.6174
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
c) Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Thủ tục giảm vốn điều lệ: Doanh nghiệp giảm vốn điều lệ phải thông báo tới Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giảm vốn điều lệ.Hồ sơ giảm vốn điều lệ gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc giảm vốn điều lệ;
- Quyết định của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông/ Chủ sở hữu công ty về việc giảm vốn điều lệ.
– Các lưu ý khi giảm vốn điều lệ: Trong trường hợp, doanh nghiệp đã đăng ký các ngành, nghề yêu cầu vốn pháp định, khi giảm vốn điều lệ cần đặc biệt chú ý tới mức vốn điều lệ để có những sự thay đổi phù hợp. Khi doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo Thông báo phải có thêm báo cáo.
Một doanh nghiệp không thể thành lập và hoạt động nếu thiếu vốn điều lệ, vốn là yếu tố chi phối mọi bước đi của doanh nghiệp ngay từ khi vừa ra đời. Hi vọng rằng những kiến thức về vốn điều lệ cho vông ty TNHH mà các biến tập viên tại Công Ty Luật TNHH Thiên Mã chia sẻ sẽ có ích cho bạn.
Bạn đang xem bài viết “Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH là bao nhiêu” tại chuyên mục “Hỏi đáp doanh nghiệp”