Phạm tội rửa tiền bị đi tù bao lâu? Các hình thức rửa tiền

Tội rửa tiền là một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất trong hệ thống luật Hình sự, gây ra hậu quả nghiêm trọng, thúc đẩy tình trạng tham ô, tham nhũng trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu về rửa tiền, các yếu tố hình thành nó và hình phạt cho tội này để nâng cao nhận thức cho công dân, ổn định trật tự xã hội. Ở bài viết này, Luật Thiên Mã 1900.6174 sẽ cung cấp cho những thông tin chính xác và cấn thiết về về vấn đề này để bạn có thể đọc nghiên cứu, tham khảo.

>>>Luật sư uy tín chuyên tư vấn về Luật Hình sự. Gọi ngay: 1900.6174

Chị Kim Anh (An Giang) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, ở gần nhà có ông M rất giàu, xây biệt thự nhà lầu, mua xe sang, hay mua vàng bạc, kim cương, đá ; còn đầu tư mua cổ phiếu của những tập đoàn lớn. Mãi đến gần đây, Công an ập đến nhà và bắt ông M vì tội rửa tiền, tôi cứ thắc mắc mãi không hiểu ông ấy rửa tiền bằng cách nào.

Vậy cho tôi hỏi có những hình thức rửa tiền nào? Ông M như trường hợp đó có thể bị phạt như thế nào? Tôi cảm ơn”

 

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Kim Anh đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Rửa tiền là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống Rửa tiền 2012, rửa tiền là hành động của tổ chức hoặc cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản thu được từ các hành vi phạm tội.

Căn cứ quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tội rửa tiền là hành vi phạm tội mà các tổ chức hoặc cá nhân cố gắng chuyển đổi, hợp pháp hóa các khoản lợi hoặc tài sản bất chính không rõ nguồn gốc hoặc có được do hành vi phạm tội hoặc tham nhũng.

Như vậy, rửa tiền là hành vi phạm tội do việc hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có bao gồm các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; hành vi giúp các tổ chức và cá nhân có liên quan đến tội phạm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng cách hợp pháp hóa nguồn gốc của các tài sản mà các cá nhân có liên quan đến tội phạm; chiếm hữu tài sản mà tại thời điểm nhận được tài sản đã biết rõ rằng tài sản đó đến từ nguồn gốc phạm tội.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí rửa tiền là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Có những hình thức rửa tiền nào?

Dưới đây là các hình thức rửa tiền mà các tội phạm thực hiện:

Rửa tiền thông qua giao dịch đổi tiền mặt

Tội phạm thường sử dụng phương pháp truyền thống này để rửa tiền. Những người này sẽ đổi tiền từ một quốc gia sang một quốc gia khác để thực hiện việc rửa tiền nhưng thường dễ dàng bị phát hiện bởi các cơ quan điều tra.

Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý

Cũng có xu hướng rửa tiền bằng cách mua các kim loại quý như bạc, vàng, kim cương,.. đây là những tài sản có giá trị cao nhưng gọn nhẹ và có thể mua đi bán lại bất cứ lúc nào. 

Rửa tiền thông qua đầu tư

Tội phạm tài chính cũng thường sử dụng phương pháp rửa tiền bằng cách gửi tiết kiệm, mua tín phiếu hoặc trái phiếu; tiền sẽ được đầu tư vào ngân hàng hoặc được gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Quy định chứng khoán của mỗi quốc gia cho phép đồng tiền nằm im trong một khoảng thời gian nhất định; người gửi tiền “bẩn” này sau đó có hai lựa chọn: có thể rút toàn bộ cả gốc và lãi hoặc họ có thể rút một phần và biến tiền đó thành tiền hợp pháp.

Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng ngầm

Khi hệ thống ngân hàng của một quốc gia hoạt động kém hiệu quả, thường có một hệ thống ngân hàng không chính thức, hay còn được gọi là ngân hàng ngầm. Hệ thống ngân hàng ngầm này sẽ luân chuyển tiền tệ và hoạt động giống như các ngân hàng chính thức khác, nhưng nó sẽ cung cấp dịch vụ bí mật và chi phí thấp hơn so với các ngân hàng hợp pháp.

Các ngân hàng ngầm này thường có đại diện ở nhiều quốc gia để dễ dàng chuyển tiền từ một quốc gia sang một quốc gia khác hoặc từ một thành phố sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng ngầm này thường được bọn tội phạm lợi dụng để đem tiền đến gửi và yêu cầu tiền đó được nhận lại ở một thành phố hoặc quốc gia khác.

Như vậy, tội phạm rửa tiền thường lợi dụng việc trao đổi tiền mặt giữa các quốc gia, mua kim loại quý, đầu tư, gửi tiền ở ngân hàng ngầm để thực hiện hành vi rửa tiền.

toi-rua-tien-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các hình thức rửa tiền? Gọi ngay: 1900.6174

Hành vi nào được xem là rửa tiền?

Theo quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, các hành vi được quy định là rửa tiền như sau:

  • Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác nhằm che giấu tiền hoặc tài sản bất hợp pháp mà mình có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
  • Sử dụng tiền hoặc tài sản do mình phạm tội mà mình có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội khi tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.
  • Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội.
  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại luật đối với tiền, tài sản biết là đã được chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
  • Trợ giúp các tổ chức và cá nhân có liên quan đến tội phạm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng cách hợp pháp hóa các tài sản do tội phạm mà có.
  • Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận được tài sản, người ta đã biết rõ rằng tài sản đó được tạo ra bởi một hành vi phạm tội.

Như vậy, nếu thực hiện một trong các hành vi trên thì người thực hiện hành vi đó có thể được coi là tội phạm rửa tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự.

>>>Hành vi nào được xem là rửa tiền? Luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Tội rửa tiền chịu trách nhiệm hình sự như thế nào đối với cá nhân?

Căn cứ quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cá nhân thực hiện hành vi rửa tiền có thể chịu các mức phạt sau:

+ Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm đối với hành vi chuẩn bị phạm tội.

+ Phạt tù từ 01 – 05 năm đối với các hành vi

  • Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác nhằm che giấu tiền hoặc tài sản bất hợp pháp mà mình có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
  • Sử dụng tiền bạc hoặc tài sản do mình phạm tội mà mình có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có vào các hoạt động hoặc kinh doanh khác;
  • Che giấu thông tin liên quan đến nguồn gốc, bản chất thật, vị trí, di chuyển hoặc quyền sở hữu của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội;
  • Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết là được chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

+ Phạt tù từ 05 – 10 năm đối với các hành vi:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Phạm tội mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
  • Phạm tội mà mùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
  • Phạm tội mà tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 50 – dưới 100 triệu đồng.
  • Phạm tội mà tái phạm nguy hiểm.

+ Phạt tù từ 10 – 15 năm đối với các hành vi  

  • Phạm tội mà tiền, tài sản phạm tội trị giá 500 triệu đồng trở lên.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.
  • Phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

+ Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng; có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm; có thể bị phạt tiền  từ 20 – 100 triệu đồng; có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

toi-rua-tien-2

>>>Tội phạm rửa tiền chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Tội rửa tiền chịu trách nhiệm hình sự như thế nào đối với pháp nhân

Căn cứ quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi rửa tiền có thể chịu các mức phạt sau:

  • Phạt tiền từ 01 – 05 tỷ đồng đối với các hành vi tại Khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt tiền từ 05 – 10 tỷ đồng đối với các hành vi  tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt tiền từ 10 – 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 01 – 03 năm  đối với các hành vi tại Khoản 3 Điều 324 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt tiền từ 01 – 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
  • Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với các hành vi tại Điều 79 Bộ luật Hình sự.

Như vậy, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng; bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

toi-rua-tien-3

>>>Xem thêm: Nợ xấu là gì? Nợ xấu phát sinh có ảnh hưởng như thế nào?

Quy định xử lý đối với tội rửa tiền

Căn cứ quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cá nhân thực hiện hành vi rửa tiền có thể chịu các mức phạt sau:

+ Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm đối với hành vi chuẩn bị phạm tội.

+ Phạt tù từ 01 – 05 năm đối với các hành vi

  • Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác nhằm che giấu tiền hoặc tài sản bất hợp pháp mà mình có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
  • Sử dụng tiền bạc hoặc tài sản do mình phạm tội mà mình có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có vào các hoạt động hoặc kinh doanh khác;
  • Che giấu thông tin liên quan đến nguồn gốc, bản chất thật, vị trí, di chuyển hoặc quyền sở hữu của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội;
  • Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết là được chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

+ Phạt tù từ 05 – 10 năm đối với các hành vi:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Phạm tội mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
  • Phạm tội mà mùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
  • Phạm tội mà tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 50 – dưới 100 triệu đồng.
  • Phạm tội mà tái phạm nguy hiểm.

+ Phạt tù từ 10 – 15 năm đối với các hành vi  

  • Phạm tội mà tiền, tài sản phạm tội trị giá 500 triệu đồng trở lên.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.
  • Phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

+ Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng; có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Căn cứ quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi rửa tiền có thể chịu các mức phạt sau:

  • Phạt tiền từ 01 – 05 tỷ đồng đối với các hành vi tại Khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt tiền từ 05 – 10 tỷ đồng đối với các hành vi  tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt tiền từ 10 – 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 01 – 03 năm  đối với các hành vi tại Khoản 3 Điều 324 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt tiền từ 01 – 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
  • Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với các hành vi tại Điều 79 Bộ luật Hình sự.

Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm; có thể bị phạt tiền  từ 20 – 100 triệu đồng; có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; pháp nhân thương mại thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng; bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

>>>Xem thêm: Xóa nợ xấu nhóm 5 là gì và bao lâu thì được xóa nợ xấu theo quy định

Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Luật Thiên Mã về tội rửa tiền, từ khái niệm đến các hình thức rửa tiền, đặc biệt mang đến cho bạn hướng dẫn về các hành vi được xem là rửa tiền và các mức xử phạt đối với cá nhân, pháp nhân thương mại. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin và muốn được hỗ trợ ngay lập tức, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900 6174 để nhận được hỗ trợ nhanh chóng.

Chúng tôi đã cung cấp thông tin pháp lý rất hữu ích về các quy định mới nhất trong bài viết trên để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về tội rửa tiền. Trong suốt cuộc sống của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6174 nếu bạn cần sự hỗ trợ và hỗ trợ pháp lý toàn diện liên quan đến các dịch vụ tư vấn. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ các bạn nhanh chóng và tận tình!

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7