Luật dân sự

Tội hối lộ và nhận hối lộ có đặc điểm gì giống và khác nhau?

Tội hối lộ và nhận hối lộ có giống nhau hay không? Chưa bao giờ chúng ta ngừng nghe được các tin tức về quan chức có hành vi nhận hối lộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việt Nam chúng ta vẫn đã và đang nỗ lực chống hành vi hối lộ triệt để trong hệ thống chính trị. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía Luật Thiên Mã về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây: 1900.6174.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về tội hối lộ và nhận hối lộ? Gọi ngay: 1900.6174

Nhận hối lộ là gì?

Hối lộ về bản chất có thể hiểu sự mua bán quyền lực, một hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, nhất là về phía những người nhận hối lộ. Người nhận hối lộ dứt khoát phải là những người nắm giữ quyền lực và đã “bán” quyền lực đó để có thể thu lợi bất chính cho mình.

Bản chất đây là các hành vi “trao đổi” giữa lợi ích hai bên, dựa trên lý thuyết hành vi trao đổi hợp lý thì giải thích về các mối quan hệ này phát triển có mục đích là sẽ cùng mang lại những lợi ích nhất định giữa hai bên, quan hệ tạo nên lợi ích càng lớn thì các mức độ tương tác xảy ra càng thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn. Và nó sẽ trở thành kỳ vọng mong muốn từ hai phía. Như vậy trong tương lai chúng sẽ được tiến hành lặp lại thành các thói quen, có hệ thống và chuẩn mực rõ ràng hình thành lên khuôn mẫu của xã hội, một hiện tượng.

du-toi-hoi-lo-va-nhan-hoi-lo

Hình mẫu hành động dựa trên sự hợp tác và trao đổi. Người này tự nguyện cho ra một cái gì đó mà họ cho rằng có thể không cần đến nó hoặc nó không quan trọng bằng thứ mà họ có thể nhận lại từ đối phương, và bản thân họ  đánh giá thứ mà mình mang ra trao đổi sẽ có lợi ích cho đối phương hơn là thứ đối phương dùng để trao đổi lại. Quá trình tiến hành trao đổi sẽ dựa trên việc đàm phán, thỏa thuận và vì các lợi ích chung, ích kỷ về quyền lợi cá nhân từ hai phía.

Nhưng dưới sự tác động đa chiều khi mạng lưới xã hội được trải ra và bao trùm lên các cá nhân thì nó sẽ không còn đơn thuần là quá trình trao đổi thương lượng thông thường, công khai giữa hai bên. Hay nói cách khác nó sẽ bị điều chỉnh và biến thể hoặc tiềm ẩn đi các hành động trao đổi này. Đó là hành vi tặng quà tết với mục đích nhận hối lộ.

>>> Xem thêm: Tội hối lộ bị phạt như thế nào? Cấu thành tội nhận hối lộ

Tội hối lộ là gì?

Theo như quy định tại điều 364 của Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội đưa hối lộ, cụ thể như sau:

Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho những người có chức vụ, quyền hạn hoặc làm cho người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo như yêu cầu của người đưa hối lộ, thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ cho đến 03 năm hoặc có thể phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm:

  • Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì có thể bị phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng các thủ đoạn xảo quyệt;
  • Dùng các tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
  • Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội từ 02 lần trở lên;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản, các lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, các lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng cho đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm cho đến 12 năm.

Phạm tội trong các trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì sẽ bị phạt từ tù 12 năm cho đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng.

Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho các công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có các chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng sẽ bị xử lý theo như quy định của Điều này.

Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì sẽ được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Như vậy, có thể thấy đối với tội đưa hối lộ thì mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 20 năm.

>>> Cấu thành của tội nhận hối lộ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Tội hối lộ và nhận hối lộ, giống nhau

– Hai tội phạm này đều là các tội phạm cấu thành hình thức, được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong Điều luật.

– Khách thể đều là các quan hệ xã hội bảo đảm cho việc hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, qua đó làm giảm sự uy tín của các cơ quan, tổ chức này.

– Lỗi của những người phạm tội đều là do lỗi cố ý trực tiếp.

>>> Xem thêm: Tham nhũng bao nhiêu tiền thì bị khởi tố? Hình phạt đối với hành vi tham nhũng

Tội hối lộ và nhận hối lộ, khác nhau

– Về chủ thể

Chủ thể của tội nhận hối lộ là một chủ thể đặc biệt, đó phải là những người có chức vụ quyền hạn. Còn chủ thể của tội đưa hối lộ là các chủ thể thường, có thể là bất kỳ người nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Về mục đích của người phạm tội

Ở tội đưa hối lộ, những người phạm tội có thể vì bất kỳ động cơ nào. Trong khi đó, ở tội nhận hối lộ, người phạm tội nhận các tài sản vì mục đích tư lợi cá nhân..

thue-toi-hoi-lo-va-nhan-hoi-lo

– Về hành vi khách quan

Hành vi khách quan là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này; đó chính là các hành vi đưa và nhận tiền, tài sản hoặc các hiện vật khác.

Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ là một hành vi lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, các tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào. Còn hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là một hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người có chức vụ, quyền hạn. Hình thức đưa hối lộ có thể là trực tiếp hoặc cũng có thể thông qua trung gian.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về tội hối lộ và nhận hối lộ? Gọi ngay: 1900.6174

Tội hối lộ xử lý thế nào?

Ở Việt Nam, tội hối lộ được xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, theo Điều 354 của Bộ luật Hình sự, hành vi cung cấp, hứa hẹn hoặc trao đổi tiền bạc hoặc tài sản khác để ảnh hưởng đến hành vi của người khác trong vai trò công chức, nhân viên chính phủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân khác có quyền lực, sẽ bị xử lý như tội hối lộ.

Nếu bị kết án tội hối lộ, cá nhân hoặc tổ chức sẽ phải chịu các hình thức xử phạt như án tù, tiền phạt và tịch thu tài sản. Ngoài ra, người bị kết án tội hối lộ cũng có thể bị cấm tham gia các hoạt động kinh doanh hoặc đảm nhận các vị trí quan trọng trong các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức công quyền.

Để chống tham nhũng và hối lộ, Việt Nam đã thiết lập nhiều cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng và hối lộ như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Hành chính Nhà nước, Viện Kiểm sát Nhân dân, Cục Quản lý thị trường, Cục An ninh điều tra, và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và tội phạm liên quan. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức phòng chống tham nhũng, tăng cường giám sát và kiểm soát trong các tổ chức và cộng đồng.

>>> Tội hối lộ xử lý thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Tội nhận hối lộ xử lý thế nào?

Người phạm tội nhận hối lộ sẽ bị xử phạt theo như quy định tại Điều 354 của Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

– Người nào lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho những người hoặc tổ chức khác để làm hoặc là không làm một việc vì lợi ích hoặc theo như yêu cầu của người đưa hối lộ, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm:

+ Tiền, các tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có trị giá từ 2.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng hoặc là dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về các hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng theo như quy định tại Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Lợi ích phi vật chất.

– Người phạm tội nhận hối lộ còn có thể bị xử phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình:

Đồng thời những người phạm tội còn có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm các chức vụ nhất định từ 01 năm cho đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, tịch thu đi một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người có các chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì sẽ bị xử lý theo như quy định tại Điều 354 của Bộ luật Hình sự 2015.

tham-toi-hoi-lo-va-nhan-hoi-lo

>>> Tội nhận hối lộ xử lý thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Tội hối lộ và nhận hối lộ” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về nhận hối lộ là gì? Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7