“Thừa kế thế vị”; Thừa kế chuyển tiếp”; “Thừa kế theo di chúc” là gì?. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ nhằm giải đáp mọi vướng mắc của quý vị về những quy định liên quan đến thừa kế, bao gồm: Người hưởng di sản thừa kế mà chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì quy định như thế nào?; Nghĩa vụ của người hưởng thừa kế?; Phân biệt thừa kế quyền thế vị và thừa kế chuyển tiếp. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ tới Luật Thiên Mã qua số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp từ phía Luật sư và tư vấn viên.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về các loại thừa kế hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, theo nguyện vọng trong di chúc của người đã chết, hoặc theo pháp luật.
Bên cạnh các thuật ngữ quen thuộc như thừa kế chuyển tiếp; thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị cũng khá quen thuộc với mọi người. Điều 652 Bộ luật dân sự quy định rõ:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, có thể hiểu thừa kế hàng thế vị là người chết trước để lại di sản cho những người thừa kế sau, nhưng họ cũng chết trước; chết cùng hoặc chết sau đó, thì cháu; chắt của người để lại di sản thừa kế.
>>> Xem thêm: Người thừa kế không phụ thuộc di chúc là ai – Điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Người được hưởng thừa kế phải là người còn sống kể từ thời điểm mở thừa kế, hoặc sinh ra và sống sau thời điểm mở thừa kế, đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người nhận di sản thừa kế chết cùng người để lại di sản thừa kế, thì phần di sản để lại cho người nhận thừa kế sẽ bị vô hiệu. Điều 619 Bộ luật dân sự quy định về nếu người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm, thì di sản thừa kế đó sẽ không được chia. Trừ trường hợp người đó có thừa kế hàng thế vị, theo Điều 652 Bộ Luật dân sự.
Nghĩa vụ của người hưởng thừa kế thế vị
Người hưởng di sản thừa kế có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế và hưởng di sản theo di chúc của người để lại. Nghĩa vụ của người hưởng thừa kế được quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
– Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ di sản trong phạm vi của người đã mất để lại. Trừ trường hợp nếu có thỏa thuận khác trước đó.
– Nếu di sản chưa được phân chia thì trách nhiệm quản lý di sản của người chết để lại, sẽ do người quản lý di sản có nghĩa vụ thực hiện theo thỏa thuận của những người hưởng di sản thừa kế trong phạm vi di sản của người chết để lại
– Nếu di sản đã được phân chia rõ trong di chúc, mỗi người thừa kế có trách nhiệm thực hiện quản lý phần di sản được hưởng của mình, không được vượt quá phạm vi di sản của mình (nếu không có thỏa thuận khác)
– Nếu người nhận di sản thừa kế không phải là người hưởng di sản theo di chúc, thì vẫn phải thực hiện tương tự như trách nhiệm của cá nhân hưởng di sản thừa kế.
Kết luận lại, có thể thấy bên cạnh quyền được hưởng di sản do người chết để lại. Những người nhận cũng phải có trách nhiệm; nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tại Điều 615. Không được vượt quá phần hưởng di sản của mình, thực hiện nghĩa vụ di sản theo di chúc của người đã mất.
>>> Người được hưởng thừa kế có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp khác nhau như thế nào?
Mặc dù đều là những hình thức thừa kế, nhưng thừa kế hàng thế vị và thừa kế chuyển tiếp có những điểm khác nhau riêng biệt. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích những điểm khác nhau này:
– Thừa kế thế vị theo quy định chỉ xảy ra với trường hợp thừa kế theo pháp luật, không thể là thừa kế theo di chúc. Người để lại di sản thừa kế cho những người sau là co của họ, nhưng những người này có thể chết trước, chết sau hoặc chết cùng với người để lại di sản. Vì vậy, họ sẽ không thể nhận thừa kế và con cái của họ (cháu của người để lại di sản) sẽ kế vị quyền hưởng di sản của họ.
Thừa kế chuyển tiếp có thể xảy ra đối với hai trường hợp cả thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
Đối với thừa kế hàng thế vị thì con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, còn với thừa kế chuyển tiếp thì con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản.
Đối với thừa kế hàng thế vị thì người được hưởng thừa kế là cháu/chắt của người để lại di sản, trong khi thừa kế chuyển tiếp thì người được hưởng thừa kế chuyển tiếp có thể là bất kỳ ai còn sống trong hàng thừa kế chuyển tiếp (có thể là cháu nội, cháu ngoại, con dâu, con rể,… của người để lại di sản) trừ những người không được quyền hưởng di sản
>>> Chuyên viên tư vấn có bao nhiêu hình thức thừa kế hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai khác nhau như thế nào
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội; bà nội; ông ngoại; bà ngoại; anh ruột; chị ruột; em ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
Quy định về hàng thừa kế thứ hai được hưởng di sản, nếu trường hợp hàng thứ nhất không còn ai sống hoặc từ chối quyền hưởng di sản thừa kế; bị truất quyền hưởng di sản thừa kế.
Tuy nhiên, thừa kế hàng thế vị không quy định về điều này. Dù người hưởng thừa kế theo pháp luật, đủ điều kiện mà pháp luật quy định, thì người đó vẫn được hưởng quyền thừa kế hàng thế vị theo quy định tại Điều 652.
Nếu con của người để lại di sản chết cùng người để lại di sản, thì con của người đó sẽ được hưởng phần di sản mà họ sẽ được hưởng nếu còn sống.
Pháp luật quy định về thừa kế, bởi đây là điều vô cùng quan trọng. Người được hưởng thừa kế không chỉ có quyền được hưởng di sản thừa kế được để lại, mà còn phải có trách nhiệm quản lý; thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi của mình, không được vượt quá.
>>> Có bao nhiêu hàng thừa kế theo pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174
Mong rằng những thông tin Luật Thiên Mã cung cấp phía trên, sẽ giúp quý vị phần nào hiểu được những quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và quy định về thừa kế thế vị nói riêng. Nếu quý vị có thắc mắc hay câu hỏi nào về vấn đề thừa kế, hay những vấn đề pháp lý kháy. Hãy kết nối tới chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174, để được luật sư và các tư vấn viên hỗ trợ giải đáp. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách trong mọi thời gian, mọi địa điểm.