Luật thừa kế

Thừa kế chuyển tiếp là gì? Đặc điểm của thừa kế chuyển tiếp

Thừa kế chuyển tiếp là gì? Thừa kế là thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu, nhưng luôn là vấn đề pháp lý khá nhạy cảm và phức tạp. Bởi nó chứa đựng quyền lợi của mỗi người, dễ dẫn đến hiểu lầm và xung đột lợi ích. Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp đến bạn đọc những vấn đề liên quan. Nếu có thắc mắc về những vấn đề này hay những vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy lên và gọi tới chúng tôi theo số điện thoại: 1900.6174, quý khách sẽ được đội ngũ tư vấn viên và Luật sư hỗ trợ mọi lúc. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về hàng thừa kế? Gọi ngay: 1900.6174

Chị Nga (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, Bố tôi đã mất và di sản của ông đang được Tòa án thụ lý, Trong thời gian đó, anh trai tôi bị tai nạn mới mất. Như vậy, trường hợp có tôi có phải là chuyển tiếp quyền thừa kế không? Cảm ơn Luật sư. 

 

Thừa kế chuyển tiếp là gì?

Khác với những loại thừa kế khác được quy định trong các Điều luật, thừa kế chưa được quy định trong một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. 

den-thua-ke-chuyen-tiep

Có thể phân tích định nghĩa của thừa kế để chuyển tiếp dựa trên khái niệm của thừa kế. Theo đó, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống. Thừa kế được chia thành hai loại:

Thừa kế theo di chúc: Là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo nguyện vọng, sự định đoạt khi họ còn sống. 

Thừa kế theo pháp luật: Là việc chia thừa kế theo hàng thừa kế; điều kiện  và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. 

Vì vậy, có thể hiểu chuyển tiếp quyền thừa kế là việc chuyển tiếp về di sản của người đã mất hoặc quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia thừa kế. 

>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ nhất chết di sản sẽ được chia như thế nào?

Thừa kế chuyển tiếp gồm những loại nào? 

Vì không có quy định hay văn bản pháp luật nào quy định về thừa kế khi chuyển tiếp, vì vậy phân loại thừa kế khi  chuyển tiếp cũng tương tự như phân tích khái niệm, dựa trên sự phân loại của thừa kế. Theo đó, phân loại thừa kế khi chuyển tiếp gồm 2 loại: 

Thừa kế chuyển tiếp về di sản: 

Đây là trường hợp người đã chết để lại di sản thừa kế, nhưng di sản đo chia được phân chia, nhưng sau đó có người là những người được hưởng di sản thừa kế này cũng chết. Di sản của người chết sau, bao gồm cả di sản người này được hưởng của người chết trước, nhưng chưa chia. 

Ví dụ: Ông A có 2 người con là B và C, sau khi chết để lại di sản 900 triệu, chia cho cho B 450 triệu và C 450 triệu. Một thời gian sau khi ông A chết, B bị tai nạn và chết.   

Thừa kế chuyển tiếp về quyền thừa kế: 

Là trường hợp thừa kế mà người chết để lại di sản thừa kế, nhưng những người được hưởng hưởng ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết; bị truất quyền hưởng di sản; không có quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản. Khi đó, nhưng người ở hàng thừa kế tiếp theo được hưởng di sản. 

Những người thừa kế ở hàng thứ nhất (hàng trước) bao gồm: Vợ; chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi. 

Tóm lại, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về thừa kế khi chuyển tiếp. Vì vậy, phân tích thừa kế chuyển tiếp thường được dựa trên quy định về thừa kế. 

>>> Có bao nhiêu loại thừa kế hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174

Thừa kế chuyển tiếp có đặc điểm gì? 

Tương tự như những loại thừa kế khác, thừa kế chuyển tiếp cũng dựa trên nguyện vọng của người đã mất theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế khi chuyển tiếp có hai loại phổ biến là: Thừa kế khi chuyển tiếp về di sản và thừa kế khi chuyển tiếp về di sản thừa kế. 

Nếu người đã chết trước, để lại di sản cho những người còn lại, phần di sản chưa được tiến hành chia thừa kế, nhưng một trong số người được hưởng cũng chết sau đó, thì số di sản họ được hưởng chuyển tiếp vào di sản của người này để chia thừa kế 

Trường hợp chuyển tiếp quyền thừa kế về quyền thừa kế chỉ xảy ra khi người thừa kế ở hàng thứ nhất đã chết; không có có quyền được hưởng thừa kế; bị truất; từ chối nhận. 

>>> Xem thêm: Thừa kế đất nông nghiệp cần điều kiện gì? Thủ tục như thế nào?

 Thừa kế thế vị là gì? 

Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ Luật Dân sự: 

 “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là người chết trước để lại di sản cho những người thừa kế sau, nhưng họ cũng chết trước; chết cùng hoặc chết sau đó, thì cháu; chắt của người để lại di sản thừa kế. 

>>> Thế nào là thừa kế thế vị? Gọi ngay: 1900.6174

Thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị khác nhau như thế nào 

Mặc dù đều là những hình thức thừa kế, nhưng thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp có những điểm khác nhau riêng biệt. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích những điểm khác nhau này: 

-Thừa kế thế vị theo quy định chỉ xảy ra với trường hợp thừa kế theo pháp luật, không thể là thừa kế theo di chúc. Người để lại di sản thừa kế cho những người sau là co của họ, nhưng những người này có thể chết trước, chết sau hoặc chết cùng với người để lại di sản. Vì vậy, họ sẽ không thể nhận thừa kế và con cái của họ (cháu của người để lại di sản) sẽ kế vị quyền hưởng di sản của họ. 

Chuyển tiếp quyền thừa kế có thể xảy ra đối với hai trường hợp cả thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc

 Đối với thừa kế thế vị thì con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, còn với chuyển tiếp quyền thừa kế thì con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản.

Đối với thừa kế thế vị thì người được hưởng thừa kế là cháu/chắt của người để lại di sản, trong khi chuển tiếp quyền thừa kế thì người được hưởng thừa kế khi chuyển tiếp có thể là bất kỳ ai còn sống trong hàng thừa kế khi chuyển tiếp (có thể là cháu nội, cháu ngoại, con dâu, con rể,… của người để lại di sản) trừ những người không được quyền hưởng di sản

Thừa kế là nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý có ỹ nghĩa vô cùng quan trọng. Pháp luật ban hành; quy định thừa kế trong điều luật, bởi nó chứa đựng ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân được hưởng thừa kế và đảm bảo sự thống nhất các quy định của pháp luật.

hoan-thua-ke-chuyen-tiep

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về hàng thừa kế? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Luật Thiên Mã cung cấp về thừa kế. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên bài viết, sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn và nắm được các quy định của pháp luật về thừa kế. Nếu có thắc mắc hay gặp phải những vấn đề về thừa kế hay những vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy lên gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174, đội ngũ Luật sư và tư vấn viên sẽ hỗ trợ giải đáp. 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7