Thủ tục lấy xe bị tai nạn theo trình tự nào?

Thủ tục lấy xe bị tai nạn được quy định như thế nào và thời hạn giữ xe khi xảy ra tai nạn. Ngày nay, xã hội đang không ngừng phát triển và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kéo theo đó, càng có nhiều xe cộ – đặc biệt là ô tô lưu thông trên đường, vì vậy mà càng có nhiều tai nạn và va chạm xe xảy ra mỗi ngày. Tuy nhiên, khi những tai nạn xảy ra, không phải ai cũng nắm bắt được các quy định trong việc xử lý những vấn đề liên quan tới nó.

Một trong các thủ tục khá lạ lẫm và có thể chưa được phổ biến nhiều với người dân nhưng nó có vai trò rất quan trọng đó là thủ tục lấy xe bị tai nạn.  Luật Thiên Mã mời quý bạn theo dõi bài viết dưới đây và cùng cập nhật những thông tin về pháp luật mới mẻ nhất ! Nếu có bất cứ câu hỏi nào về các vấn đề trên. Hãy liên hệ tới hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp !

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục lấy lại xe khi bị tai nạn? Gọi ngay: 1900.6174

Các lỗi vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ phương tiện 

Mỗi lỗi vi phạm pháp luật đều có những hình phạt riêng biệt – trong đó có thể là tạm giữ các phương tiện.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ  – CP( sửa đổi bởi điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP, những trường hợp cảnh sát được phép tạm giữ phương tiện:

quy-thu-tuc-lay-xe-bi-tai-nan

  • Điều khiển xe trên đường mà máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt mốc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc – ngoại trừ các xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
  • Điều khiển xe hoặc phương tiện mà máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 hoặc 100 miligam hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ còn vượt quá 80 miligam/ 100 mililit máu hoặc vượt mức 0,4 miligam / 1 lít khí thở.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.
  • Điều khiển xe trên đường mà cơ thể có chất ma túy.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy.

Như vậy, nếu vi phạm các lỗi theo quy định trên thì sẽ bị tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt.

>>> Xem thêm: Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm công ty có trách nhiệm gì?

Thủ tục lấy xe bị tai nạn

 

Tình huống: Chị Mai ở Hà Nội đặt câu hỏi:

Tôi và gia đình đã sống ở Hà Nội trong rất nhiều năm. Gần đây do công ty tôi tổ chức một chuyến đi du lịch xa nhưng trong quá trình đi, xe nhà tôi va chạm và tai nạn với một xe ô tô khác trên đường cao tốc. Sau đó, cơ quan chức năng đến xử lí và tạm giữ phương tiện của nhà tôi để điều tra vè vụ tai nạn nhưng tôi chưa nắm rõ các thủ tục cần thiết để lấy lại xe bị tai nạn, mong được Luật sư hỗ trợ và giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn và sẽ hậu tạ sau !

Trả lời: Dựa trên các quy định của các văn bản pháp luật, các Nghị định và quyết định hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho chị Mai như sau:

Đối với thủ tục lấy lại xe bị tai nạn dựa theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ – CP:

  • Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tịch thu thì cần có văn bản thông quá của người ra quyết định tạm giữ.
  • Người quản lý, bảo quản tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo quy trình như sau: 
  1. Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấp phép, chứng chỉ hành nghề,… , kiểm tra thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, trái phép, chứng chỉ hành nghề phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề.

  1. Yêu cầu đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép trước sự giám sát của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ sẽ phải lập thành biên bản.
  2. Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản phương tiện cần phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, tình trạng hiện tại của tang vật, phương tiện,… Bên giao và bên nhận mỗi bên sẽ giữ một bản.
  3. Nếu tang vật hoặc phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước cần phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận.
  • Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật, phương tiện, chứng chỉ bị tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm báo cho người có thẩm quyền về các quyết định đã thực hiện trước đó.
  • Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi và bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
  1. Tổ chức và cá nhân khi đến nhận lại phương tiện và tang vật bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả các chi phí lưu kho, chi phí bến bãi và bảo quản tang vật.

Tổ chức và cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật trong thời gian mà nó bị tạm giữ nếu như chủ tang vật và phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức và cá nhân vi phạm được giao giữ theo quy định ở Điều 14, 15 ở Nghị định này.

  1. Cơ quan của người ra quyết định giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật và phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật và phương tiện thuê để lưu giữ tang vật sẽ được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi,….
  2. Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, theo quy định về giá.

Như vậy, việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người ra quyết định tạm giữ.

Người quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển phương tiện khi đã có quyết định trả lại theo trình tự:

  • Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấp phép, chứng chỉ hành nghề,… , kiểm tra thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người đến nhận.
  • Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, trái phép, chứng chỉ hành nghề phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề.
  • Yêu cầu đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép trước sự giám sát của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ sẽ phải lập thành biên bản.
  • Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản phương tiện cần phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, tình trạng hiện tại của tang vật, phương tiện,… Bên giao và bên nhận mỗi bên sẽ giữ một bản.

Nhìn chung, khi đi nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, cần phải mang theo các giấy tờ như biên bản tạm giữ, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân. Ngoài ra, cũng cần phải có Quyết định trả lại phương tiện để người tạm giữ có thể thực hiện kiểm tra và trao trả phương tiện.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục lấy lại xe khi bị tai nạn? Gọi ngay: 1900.6174

Thời hạn tạm giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông

Theo quy định tại Điều 8 Điều 175 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện là 7 ngày kể từ khi tạm giữ.

Thời hạn tối đa không quá 30 ngày đối với các vụ việc thuộc trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

dich-thu-tuc-lay-xe-bi-tai-nan

Với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần thêm thời gian xác minh thì người có thẩm quyền giải quyết cần báo cáo cho thủ trưởng bằng văn bản để gia hạn việc tạm giữ và thời hạn gia hạn sẽ không quá 30 ngày.

Như vậy, thời gian tạm giữ xe tối đa có thể lên đến 60 ngày.s

>>> Xem thêm: Tai nạn giao thông là gì? Ở Việt Nam quy trình giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?

Chậm nộp phạt để lấy xe bị tạm giữ khi vi phạm giao thông bị xử lý thế nào? 

Người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện việc nộp phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

Theo Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 nếu trong thời hạn trên mà không thực hiện nộp phạt thì bị áp dụng các chế tài như:

  • Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
  • Nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.

Tiền nộp phạt được tính theo công thức: số tiền nộp = tổng số tiền phạt chưa nộp + tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày đã chậm nộp.

>>> Chậm nộp phạt để lấy xe bị tạm giữ khi vi phạm giao thông bị xử lý thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Phương tiện giao thông hết thời hạn tạm giữ bị xử lý ra sao?

Theo quy định của Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 về việc xử lý các phương tiện vi phạm khi bị tạm giữ mà không có người đến nhận:

Nếu như với trường hợp phương tiện bị tạm giữ để xác minh tình tiết hoặc ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính thì sẽ xử lý:

  • Với trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật thì người tạm giữ phải thông báo cho họ 2 lần. Lần thứ nhất được thông báo và thực hiện trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tạm giữ. Lần thông báo thứ 2 được thực hiện trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo thứ nhất. Nếu hết thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra thông báo thứ hai, người vi phạm, chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong thời hạn 5 ngày.
  • Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người vi phạm hoặc người sở hữu hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 2 lần trên thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương. Lần thứ nhất sẽ được thông báo trong 3 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thứ hai được thực hiện trong 7 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo thứ nhất. Trong thời hạn 1 năm kể từ thông báo lần thứ hai, nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý tài sản không đến nhận thì sẽ ra quyết định tịch thu tang vật trong thời hạn 5 ngày.
  • Với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không thi hành quyết định trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn thi hành thì người có thẩm quyền tạm giữ sẽ chuyển tang vật, phương tiện vi phạm cho người có thẩm quyền cưỡng chế để thực hiện việc kê biên và bán đấu giá theo quy định.

Như vậy, thủ tục lấy xe bị tai nạn sẽ theo quy định tại Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012(sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020).

Hiện nay do mật độ giao thông đông đúc nên thường xuyên xảy ra các va chạm và tai nạn. Chính vì vậy, người dân cần chú ý và nắm rõ các thủ tục để xử lý khi xảy ra bất trắc – tránh các mất mát không cần thiết. Đặc biệt, người dân cần hiểu và nắm được thủ tục lấy lại xe khi xảy ra tai nạn như thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích cho bản thân.

khoi-thu-tuc-lay-xe-bi-tai-nan

 >>> Phương tiện giao thông hết thời hạn tạm giữ bị xử lý ra sao? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Luật Thiên Mã về chủ đề “Thủ tục lấy xe bị tai nạn” cụ thể về các quy định liên quan như: các lỗi dẫn đến bị tịch thu xe, thủ tục để lấy lại xe bị tai nạn, thời hạn và xử phạt thế nào khi chậm nộp phạt,…. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp về thủ tục lấy xe bị tai nạn, vui lòng liên hệ đến số 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời !

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7