Luật đất đai

Thu hồi đất quốc phòng an ninh có quy định như thế nào?

Thu hồi đất quốc phòng an ninh là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Theo quy định pháp luật đất đai hiện nay, Nhà nước có quyền thu hồi đất trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi, Nhà nước phải tiến hành bồi thường theo quy định. Vậy, khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh thì người dân có được bồi thường không? Mức bồi thường như thế nào?…

Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng an ninh” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí các quy định liên quan đến thu hồi đất quốc phòng an ninh. Gọi ngay: 1900.6174

Anh Khoa ở Hà Tĩnh đặt câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề như sau mong được Luật sư tư vấn: Nhà tôi có thửa đất nông nghiệp 700m2 và đã có sổ đỏ. Gần đây, tôi thấy thông báo về việc Nhà nước thu hồi đất để mở rộng trụ sở Công an tỉnh. Trong khu đất bị thu hồi có 500m2 đất của gia đình tôi.
Vậy thưa luật sư, việc thu hồi đất như trên có phải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh hay không? Khi nhà nước thu hồi tôi được bồi thường như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi tư vấn cho Luật Thiên Mã. Đối với đề nghị tư vấn của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Thu hồi đất là gì?

Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng, khi được Nhà nước giao đất và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc các chứng tư pháp lý khác có giá trị pháp lý tương đương) thì được coi là chủ sở hữu đất. Tuy nhiên, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và quản lý. Mà người được Nhà nước giao đất được gọi là người sử dụng đất mà không phải chủ sở hữu.

Do đó, Nhà nước có quyền thu hồi đất từ người sử dụng đất, tức là Nhà nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất mà trước đó đã trao quyền sử dụng đất cho người đó theo quy định pháp luật.

thu-hoi-dat-quoc-phong-an-ninh-4

>>>Luật sư giải đáp miễn phí thu hồi đất là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất quốc phòng an ninh quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 61 Luật Đất đai 2013, những trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhằm phục vụ hoạt động của lực lượng quốc phòng, an ninh được xác định là thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh. Cụ thể như sau: 

– Thu hồi đất để xây dựng trụ sở làm việc, làm nơi đóng quân;

– Thu hồi đất với mục đích xây dựng căn cứ quân sự;

– Thu hồi đất để xây dựng trận địa, công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh hoặc công trình phòng thủ quốc gia;

– Thu hồi đất với mục đích xây dựng cảng, ga quân sự;

– Thu hồi đất với mục đích xây dựng công trình khoa học và công nghệ, công nghiệp, văn hóa, thể thao để phục vụ trực tiếp cho hoạt động quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Thu hồi đất để xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Thu hồi đất để làm thao trường, trường bắn, bãi thử/ hủy vũ khí;

– Thu hồi đất để xây dựng trung tâm huấn luyện, cơ sở đào tạo, nhà an dưỡng, bệnh viện của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Thu hồi đất với mục đích xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Thu hồi đất với mục đích xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về quy định thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất quốc phòng an ninh theo trình tự, thủ tục nào?

Trình tự thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được quy định cụ thể tại Điều 69 Luật đất đai 2013 như sau: 

(1) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất bị mục đích quốc phòng an ninh tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất bị thu hồi

– UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất (theo từng trường hợp quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013) ban hành thông báo thu hồi đất.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người dân bị thu hồi đất và được công bố công khai dưới nhiều hình thức: tổ chức các cuộc họp để phổ biến cho người dân về kế hoạch thu hồi đất, thông báo trên các phương tiện truyền thông, niêm yết thông báo tại UBND cấp xã nơi có mảnh đất thu hồi. 

– UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất và phối hợp thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

– Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường; Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp hoặc có hành vi chống đối, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thuyết phục, vận động người dân. Nếu người sử dụng đất vẫn không hợp tác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013.

thu-hoi-dat-quoc-phong-an-ninh-3

(2) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập, thẩm định phương án bồi thường 

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường và tổng hợp ý kiến của người dân bị thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Việc tổng hợp ý kiến được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013. 

– UBND cấp xã nơi có mảnh đất thu hồi phối hợp tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường bằng hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi (Biên bản họp và lấy ý kiến phải có xác nhận của 3 bên: UBND cấp xã, UBMTTQVN cấp xã và đại diện những người thu hồi đất).

Phương án bồi thường khi thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng phải được niêm yết công khai theo quy định Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013 để mọi người dân nắm bắt được thông tin về bồi thường thu hồi đất. 

– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

(3) Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

– UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường và gửi quyết định này đến từng người có đất thu hồi. Việc niêm yết và gửi quyết định phê duyệt phương án bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013.

– Tổ chức thực hiện việc bồi thường theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

– Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức thuyết phục, vận động người có đất bị thu hồi. Nếu người này vẫn tiếp tục không hợp tác thì thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013.

(4) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về trình tự thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất quốc phòng an ninh, ai có thẩm quyền?

Quản lý đất đai luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu vì những thủ tục liên quan đến đất đai rất nhiều và khác phức tạp. Mặt khác, thu hồi đất là việc tác động trực tiếp đến quyền sử dụng đất của người dân nên những quy định pháp luật về thu hồi đất được thể hiện rất chi tiết, cụ thể và rõ ràng. 

Về thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định rõ thẩm quyền thu hồi đất của UBND các cấp như sau: 

(1) Thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh của UBND cấp tỉnh

– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam);

– Thu hồi đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

(2) Thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh của UBND cấp huyện

– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

(3) Trường hợp khác

Trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của cả UBND cấp huyện và cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.

thu-hoi-dat-quoc-phong-an-ninh-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về thẩm quyền thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất quốc phòng an ninh có được bồi thường không?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, Nhà nước phải tiến hành bồi thường cho người dân. Tuy nhiên, người dâm chỉ được bồi thường khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đối với từng khoản bồi thường.  Đối với bồi thường về đất, người dân cần đáp ứng những điều kiện được hưởng bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013. 

Theo quy định nêu trên, về cơ bản, người dân có đất bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh sẽ được bồi thường về đất khi đất bị thu hồi đã được cấp hoặc đủ điều kiện cấp nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). Điều kiện này được áp dụng đối với các chủ thể như sau: 

– Người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định;

– Người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

– Người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, giao đất có thu tiền sử dụng đất; nhận thừa kế, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng đã trả hoặc tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

– Người sử dụng đất là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; giao đất có thu tiền sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê

Lưu ý: Đối với người sử dụng đất thuộc trường hợp dưới đây, ngoài đáp ứng những điều kiện chung là đã được cấp hoặc đủ điều kiện cấp nhưng chưa được cấp thì phải đáp ứng những điều kiện riêng như sau: 

– Đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân: Đất bị thu hồi không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

– Đối với người sử dụng đất là cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Đất bị thu hồi không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về việc bồi thường thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất quốc phòng an ninh bồi thường như thế nào?

(1) Bồi thường về đất

Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất nói chung và thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh nói riêng đều có thể gây thiệt hại cho người sử dụng đất.

Do đó, khi thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, Nhà nước phải tiến hành bồi thường cho người sử dụng nhất để giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với họ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất cũng thực hiện bồi thường, mà người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 (đã phân tích nêu trên). Khi đủ điều kiện bồi thường về đất, người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bồi thường về đất bằng một trong hai phương thức sau:

– Quyết định giao đất cùng diện tích, cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi lại vị trí khác;

– Bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể (trong trường hợp không có đất để bồi thường)

thu-hoi-dat-quoc-phong-an-ninh-1

(2) Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại

Trong quá trình sử dụng đất của mình, người sử dụng đất đều bỏ chi phí nhất định để đầu tư cải tạo đất. Do đó, khi bị thu hồi, Nhà nước cũng có trách nhiệm bồi thường khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại cho người sử dụng đất theo quy định tại Điều 76 Luật Đất đai 2013. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí dưới đây:

– Chi phí san lấp mặt bằng để sử dụng đất;

– Chi phí cải tạo đất giúp tăng độ màu mỡ của đất, chống xói mòn đất, thau chua rửa mặn, chống xâm thực đối với đất nông nghiệp;

– Chi phí gia cố đất giúp tăng khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất được sử dụng để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

– Chi phí khác hợp lý khác đã đầu tư vào đất và phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, để nhận được mức bồi thường chính xác nhất, người sử dụng đất phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền những tài liệu, giấy tờ chứng minh về việc mình bỏ chi phí để đầu tư trên đất. Nếu không chứng minh được, mức bồi thường được xác định theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất.

>>>Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất phổ biến hiện nay

(3) Bồi thường về tài sản trên đất

Theo quy định tại Điều 88 Luật Đất đai 2013, về nguyên tắc, khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh mà việc thu hồi gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất thì phải thực hiện bồi thường. Tài sản trên đất được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất có thể là nhà và công trình gắn liền với đất, cây trồng hoặc vật nuôi, …Tuy nhiên, những tài sản này phải được tạo lập hợp pháp trên đất thì mới được nhà nước bồi thường. 

Ví dụ: nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp thì sẽ không được bồi thường đối với nhà ở mà chỉ được bồi thường về cây trồng và vật nuôi trên đất nông nghiệp. 

Nhìn chung, thu hồi đất nói chung và thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an, ninh là thủ tục tương đối phức tạp và luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người dân nhất là mức bồi thường khi thu hồi đất. Đồng thời, đây cũng là vấn đề xảy ra nhiều tranh chấp hành chính hiện nay. Theo quy định, khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh thì người dân vẫn được bồi thường khi đáp ứng các điều kiện mà Luật Đất đai 2013 quy định. 

>>>Xem thêm: Bồi thường đất công ích khi bị nhà nước thu hồi

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Thiên Mã về vấn đề Thu hồi đất quốc phòng an ninhvà những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7