Tin pháp luật

Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm và có dấu hiệu tội phạm là bao lâu?

Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm; có dấu hiệu tội phạm, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông,…Tất cả sẽ các câu hỏi nêu trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và cập nhật các kiến thức pháp luật mới nhất. Để được Tổng đài Luật Thiên Mã hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên sâu về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.6174

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời hạn giải quyết tai nạn giao thông, Gọi ngay 1900.6174

Chị Thu ở Hà Nội đặt câu hỏi như sau:

Chào luật sư! Tôi có câu hỏi thắc mắc xin được tư vấn cụ thể như sau: Cách đây vài hôm bác của tôi có bị tai nạn giao thông, sau khi xảy ra tai nạn thì đã có lực lượng chức năng đến hiện trường để vào cuộc điều tra, xác minh và làm rõ. Luật sư cho tôi hỏi vậy cụ thể thời hạn giải quyết tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm hoặc có dấu hiệu tội phạm sẽ là bao lâu? Thời hạn tạm giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông? v.v…

Tôi xin cảm ơn luật sư!

Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 cảm ơn bạn vì đã ủng hộ và tin tưởng gửi câu hỏi thắc mắc về cho chúng tôi. Tai nạn giao thông là một trong những vấn đề nóng, đang được quan tâm nhất hiện tại. Về những thắc mắc mà bạn đề chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:

Tai nạn giao thông là gì?

Khái niệm tai nạn giao thông là gì đã được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây được viết tắt là Nghị định số 97) Cụ thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 về Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, có nêu: 

  • Tai nạn giao thông là một sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi mà các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác (gọi là mạng lưới giao thông như: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc khác về an toàn giao thông hoặc là do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây ra những thiệt hại nhất định cả về tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.

thoi-han-giai-quyet-tai-nan-giao-thong

Ngoài quy định trên của Bộ Công An về tai nạn giao thông thì  Bộ Y tế cũng xây dựng khái niệm tai nạn giao thông, cụ thể như sau:

  • Tai nạn giao thông là một sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi mà các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, các đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm các luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây ra các thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các vụ tai nạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về tai nạn giao thông, gọi ngay 1900.6174

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

Khi xem xét các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chúng ta không thể không kể đến các nguyên nhân khách quan có liên quan đến cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng nước ta vẫn còn kém chất lượng xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều khu vực. Điều này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến giao thông gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Ngoài ra hiện nay việc bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân đến từ chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng khiến cho tình trạng tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy được hiện nay các vụ tai nạn giao thông hầu như đều có  liên quan đến chất lượng phương tiện giao thông.

thoi-han-giai-quyet-tai-nan-giao-thong

Nhắc tới nguyên nhân gây ra tai nạn, thì nguyên nhân chủ quan đầu tiên đó là yếu tố con người, khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông không có đầy đủ các kiến thức cũng như kỹ năng tham gia giao thông. Ngoài các lý do khách quan thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông chủ yếu là do người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn chưa thực sự tốt.

Bên cạnh đó, công tác quản lý lái xe của một số các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, trong khi lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, tuần tra kiểm soát còn mỏng trên các địa bàn quản lý.

Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ v.v…

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, gọi ngay 1900.6174

Phân biệt có dấu hiệu tội phạm và không có dấu hiệu tội phạm

Có dấu hiệu tội phạm

  • Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra;
  • Mời các bên liên quan hoặc là đại diện hợp pháp của họ đến các trụ sở đơn vị;
  • Thông báo về các kết quả điều tra, xác minh;
  • Lập Biên bản để giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu như có);
  • Báo cáo với Cục trưởng để ra các quyết định khởi tố vụ án hình sự;
  • Hồ sơ vụ tai nạn giao thông sẽ được chuyển cho các Cơ quan Cảnh sát điều tra;
  • Biên bản về việc khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Sơ đồ hiện trường của vụ tai nạn giao thông;
  • Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu như có);
  • Biên bản về việc khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ các tang vật, phương tiện;
  • Biên bản ghi lại lời khai của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông;
  • Biên bản ghi nhận các dấu vết trên thân thể của người bị nạn, Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể của người bị nạn;
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn;
  • Tang vật, các phương tiện, vật chứng khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu như có);
  • Biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án.
  • Kết thúc việc điều tra nếu như các đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thì cần phải có văn bản kiến nghị với các cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục kịp thời.

thoi-han-giai-quyet-tai-nan-giao-thong

Không có dấu hiệu tội phạm

  • Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông xảy ra thì Cảnh sát giao thông cần phải tiến hành việc điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn là 07 ngày;
  • Trường hợp các vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể sẽ được kéo dài thêm nhưng không được quá 30 ngày
  • Mời các bên liên quan đến hoặc đại diện hợp pháp của họ đến các trụ sở đơn vị để thông báo về kết quả điều tra, xác minh
  • Lập Biên bản giải quyết các vụ tai nạn giao thông;
  • Lập Biên bản về vi phạm hành chính (nếu như có);
  • Báo cáo với các lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu như có).
  • Cho các bên liên quan tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở của cơ quan, đơn vị
  • Sau khi đã hoàn thành việc điều tra các cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo với lãnh đạo đơn vị để kết thúc việc điều tra

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về phân biệt có dấu hiệu phạm tội và không phạm tội, gọi ngay 1900.6174

Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm

Theo như quy định tại Điều 18 của Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, các vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết cụ thể như sau:

– Nhận được các tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông cần phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn là 07 ngày; trường hợp các vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần được xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được các tin báo về vụ tai nạn giao thông.

– Trường hợp phải thông qua các giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để thực hiện việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền cần phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng các văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng các văn bản, thời hạn gia hạn sẽ không được quá 30 ngày.

– Kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì các lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết các vụ tai nạn giao thông theo như mẫu số 14/TNĐB ban hành theo Thông tư này và tiến hành xử lý pháp luật hành chính.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời hạn giải quyết tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm, gọi ngay 1900.6174

Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm

Theo như quy định tại B, Quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh và giải quyết các vụ tai nạn giao thông nếu như phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì các cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao cần phải thông báo cáo cho Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra các quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo như quy định tại Điều 38 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và Điều 40 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Như vậy, tùy thuộc vào các dấu hiệu phạm tội mà thời hạn giải quyết các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời hạn giải quyết tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, gọi ngay 1900.6174

Thời hạn tạm giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông là bao lâu?

Theo như quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể sẽ được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hơn, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa là không quá 30 ngày, kể từ ngày đã tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với các vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần phải có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc báo cáo thủ trưởng trực tiếp bằng các văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn cũng không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện bị tạm giữ trên thực tế.

thoi-han-giai-quyet-tai-nan-giao-thong

Thời hạn tạm giữ các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không được vượt quá thời hạn ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trừ các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết diễn biến phức tạp.

Đối chiếu với các quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Quyết định 18/2017/QĐ-BCA (C11):

– Trường hợp các vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện sau đó bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho các đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

– Trường hợp các tai nạn giao thông xảy ra không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

+ Đối với các vụ tai nạn sau khi đã khám nghiệm phương tiện xong, xác định được người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho các chủ sở hữu hoặc những người điều khiển phương tiện;

+ Các trường hợp khác việc tạm giữ các phương tiện phải được thực hiện theo như quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời gian giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp về các vấn đề như nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông, thời hạn giải quyết tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm; có dấu hiệu tội phạm v.v…

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7