Luật đất đai

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở là khi nào?

Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là khi nào? Cùng với sự phát triển chung của xã hội, các giao dịch về nhà ở ngày càng nhiều. Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ dân sự này, pháp luật Việt Nam đã ban hành các điều luật cụ thể nhằm để xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở. Các quy định này có vai trò quan trọng và đem lại giá trị to lớn đối với các chủ thể trong giao dịch chuyển quyền sở hữu ở nhà. Bài viết dưới đây Luật Thiên Mã sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn cần hỗ trợ gấp, hãy gọi đến số 1900.6174 để được giúp đỡ.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở? Gọi ngay: 1900.6174

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? 

Theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể:

– Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước.

– Người VN định cư ở nước ngoài.

– Cá nhân, tổ chức nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật này.

mua-thoi-diem-chuyen-giao-quyen-so-huu-nha-o

Như vậy, theo quy định tại Việt Nam đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước, người Việt Nam tại nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật nhà ở 2014.

>>> Xem thêm: Kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định thế nào? 

 

Anh Vinh ở Bình Định gửi đến Luật Thiên Mã câu hỏi:
Thưa Luật sư, vợ chồng tôi đang có căn nhà cần chuyển giao quyền sở hữu cho con trai. Chúng tôi đều làm nông, chưa được tiếp xúc với quy định của pháp luật về vấn đề này nên không biết thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định thế nào?
Kính mong Luật sư giải đáp cho tôi về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định thế nào để chúng tôi có thể thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Phần trả lời của Luật sư:

Chào anh Vinh, cảm ơn anh đã tin tưởng Luật Thiên Mã và rất hân hạnh được chia sẻ với anh những thông tin pháp lý liên quan đến đất đai. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của anh về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở như sau:

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở được quy định trong Luật Nhà ở 2014. Cụ thể theo quy định tại Điều 12 LNO 2014 thì việc chuyển quyền sử dụng nhà ở sẽ phát sinh hiệu lực trong các trường hợp:

  1. Mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật nhà ở 2014 và thuê mua nhà ở: kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và nhận bàn giao nhà ở xong, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  2. Góp vốn, đổi, tặng cho nhà ở: kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận đổi, bên nhận tặng cho nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên đổi, bên tặng cho nhà ở.
  3. Mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng với người mua: bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở. 
  4. Trường hợp là nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: thực hiện theo luật kinh doanh bất động sản.
  5. Trường hợp nhận thừa kế nhà ở: thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Các giao dịch tại trường hợp 1, 2, 3, 4 phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở (Luật Thiên Mã sẽ trình bày ở nội dung tiếp theo) và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật nhà ở 2014. Đối với trường hợp của anh là tặng cho nhà ở thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở sẽ kể từ thời điểm con anh nhận bàn giao nhà ở từ anh.

Theo pháp luật hiện hành thì tùy vào trường hợp mà thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở sẽ khác nhau. Ngoài ra, vì đây cũng là một giao dịch dân sự cho nên pháp luật cũng sẽ tôn trọng ý chí của các bên, và ý chí này cũng không được trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. 

>>> Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Điều kiện chuyển giao quyền sở hữu nhà ở

 

Anh Hoàng ở Phú Yên gửi đến Luật Thiên Mã câu hỏi:
Thưa Luật sư, quê tôi ở Phú Yên nhưng vào sinh sống tại Sài Gòn đã lâu. Hiện nay căn nhà ở quê không có nhu cầu sử dụng nên tôi dự định bán căn nhà của mình. Xin Luật sư hãy tư vấn cho tôi những điều kiện chuyển giao quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật hiện nay. 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào anh Hoàng, cảm ơn anh đã tin tưởng Luật Thiên Mã và rất hân hạnh được chia sẻ với anh những thông tin pháp lý liên quan đến đất đai. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của anh về điều kiện chuyển giao quyền sở hữu nhà ở như sau:

Theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 thì điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở sẽ có hai nội dung:

  • Thứ nhất, về đối tượng

HGĐ, cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước; người VN định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài phải đủ điều kiện quy định tại Điều 160 Luật này.

mua-thoi-diem-chuyen-giao-quyen-so-huu-nha-o

  • Thứ hai, những đối tượng này phải đáp ứng điều kiện về sở hữu nhà ở hợp pháp tại Việt Nam.

Điều kiện này được quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014: 

+ Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước sở hữu thông qua hình thức đầu tư xây dựng, nhận tặng cho, nhận góp vốn, nhận thừa kế, nhận đổi, mua, thuê mua, nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Người VN định cư ở nước ngoài sở hữu thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, HTX kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận đổi nhà ở của HGĐ, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (SDĐ) ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

+ Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014..

Như vậy, theo quy định của pháp luật, có 2 điều kiện cần phải đáp ứng để được chuyển giao quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đó là về chủ thể và việc sở hữu nhà ở đó phải hợp pháp. 

>>> Điều kiện chuyển giao quyền sở hữu nhà ở? Gọi ngay: 1900.6174

Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển giao sở hữu nhà ở, sử dụng đất 

 

Chị Tiên ở Khánh Hòa gửi đến Luật Thiên Mã câu hỏi:
Thưa Luật sư, gia đình tôi đang có mảnh đất cần bán. Nhưng chúng tôi đều không am hiểu quy định pháp luật nên không biết trình tự, thủ tục đăng ký chuyển giao sở hữu nhà ở, SDĐ như thế nào.
Xin Luật sư hãy tư vấn cho tôi biết chi tiết. Trân trọng. 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Tiên, cảm ơn chị đã tin tưởng Luật Thiên Mã và rất hân hạnh được chia sẻ với chị những thông tin pháp lý liên quan đến đất đai. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của anh về trình tự, thủ tục đăng ký chuyển giao sở hữu nhà ở, SDĐ như sau:

  • Bước 1: Các chủ thể là người SDĐ nộp một bộ hồ sơ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:

+ Giấy xin đăng ký biến động đất đai.

+ Giấy chứng nhận QSDĐ bản gốc đã được cấp.

+ Hợp đồng mua bán đất đai.

+ Sổ hộ khẩu (nếu có).

+ Chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

Hồ sơ sẽ nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên và môi trường chị nhé.

  • Bước 2: Chị hoặc bên mua sẽ thỏa thuận với nhau về việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước bao gồm: lệ phí trước bạ. Bên cạnh đó còn có phí thẩm định Giấy chứng nhận quyền SDĐ, lệ phí khi lấy sổ, lệ phí trích lục bản đồ địa chính và các loại phí khác được công bố trên trang thông tin Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.
  • Bước 3: Trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, bên mua sẽ nhận Giấy chứng nhận quyền SDĐ đã được thay đổi tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đã hoàn tất thủ tục đăng ký và sang tên quyền sử dụng.
  • Bước 4: chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất sau khi nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo về nghĩa vụ tài chính.

>>> Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển giao sở hữu nhà ở, sử dụng đất? Gọi ngay: 1900.6174

Chủ sở hữu nhà ở nhà ở có quyền và nghĩa vụ thế nào? 

Sau khi đã nhận chuyển nhượng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì người nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhà ở. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể này được pháp luật quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Nhà ở 2014 như sau:

Thứ nhất, về quyền của chủ sở hữu nhà ở

  • Trường hợp CSH là tổ chức, HGĐ, cá nhân trong nước, người VN định cư ở nước ngoài:

+ Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

+ Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà không thuộc trường hợp bị pháp luật cấm;

+ Được cấp GCN đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;

+ Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (Nếu bên nhận thừa kế, nhận tặng cho là những chủ thể không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó);

+ Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở.

+ Trường hợp là CSH nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

+ Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

+ Được nhận bồi thường khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

–  Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Nhà ở thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, CSH được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì CSH đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho CSH nhà ở lần đầu.

– Đối với CSH nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 Luật này.

– Người sử dụng nhà ở không phải là CSH nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với CSH nhà ở.

tach-thoi-diem-chuyen-giao-quyen-so-huu-nha-o

>>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những điều bạn cần biết

Thứ hai, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở

– Đối với CSH nhà ở là HGĐ, cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước, người VN định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:

+ Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;

+ Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

+ Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật này thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;

+ Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

+ Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;

+ Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;

+ Thực hiện những nghĩa vụ tài chính (nếu có) cho Nhà nước.

– Đối với CSH nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật này.

– Người sử dụng nhà ở không phải là CSH phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với CSH nhà ở và theo quy định của Luật này.

>>> Chủ sở hữu nhà ở nhà ở có quyền và nghĩa vụ thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, với những chủ đề pháp lý xoay quanh nhà ở mà Luật Thiên Mã chia sẻ về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở, hy vọng sẽ nhận theo dõi nhiệt tình của quý độc giả. Tổng đài Luật Thiên Mã 1900. 6174 rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trên chặng đường tìm hiểu pháp luật.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7