Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là cụm từ vẫn tương đối mới với khác nhiều người. Mặc dù việc thế chấp tài sản vốn không còn xa lạ gì với người dân, mọi người thường nhắc đến cụm từ này rất nhiều nhưng ít ai hiểu được chính xác về khái niệm cũng như các vấn đề pháp lý khác xoay quanh thế chấp tài sản. Vậy, cụ thể thế chấp tài sản là gì? Thế chấp tài sản hình thành ở tương lai được pháp luật quy định như thế nào? v.v…
Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây thông qua bài viết tìm hiểu pháp luật chuyên sâu này. Để được tư vấn và hỗ trợ một cách tận tình, vui lòng gọi đến số hotline của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174
>>>Luật sư giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến thế chấp tài sản hình thành ở tương lai. Gọi ngay: 1900.6174
Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 cảm ơn sự ủng hộ và tin tưởng của các bạn dành cho chúng tôi. Về vướng mắc pháp luật bạn đang tìm hiểu chúng tôi xin đưa ra các thông tin giải đáp như sau:
Thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản được hiểu là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình để đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định nào đó và không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
Trong quan hệ về thế chấp tài sản thì bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để bảo đảm về việc thực hiện nghĩa vụ và được gọi là bên thế chấp. Ngược lại bên có quyền sẽ được gọi là bên nhận thế chấp.
Tài sản được dùng để thế chấp vẫn sẽ do bên thế chấp giữ, tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về việc bàn giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp đó.
Bên thế chấp sẽ có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản thế chấp này cho bên nhận thế chấp; giao tài sản đã thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi không thực hiện được nghĩa vụ theo đúng như thỏa thuận.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí Thế chấp tài sản là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Tài sản hình thành trong tương lai là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 108 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản chưa được hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch này.
Theo đó có thể hiểu rằng, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại, đang được đầu tư và xây dựng vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có và được hình thành trong tương lai hoặc là tài sản đã hình thành nhưng chỉ mới thuộc sở hữu tại thời điểm giao kết giao dịch và chưa thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai quy định như thế nào?
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc cũng có thể ghi trong hợp đồng chính. Nếu như việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính.
Còn nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì sẽ được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính đó, hiệu lực của nó sẽ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng bắt buộc phải phù hợp với hợp đồng chính.
Ngoài ra, văn bản thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận về vấn đề này. Việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm được sự an toàn về mặt pháp lý của các giao dịch. Mặt khác, Nhà nước cần quản lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất động sản thì bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về quy định thế chấp tài sản hình thành ở trong tương lai là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai có đối tượng là gì?
Đối tượng của thế chấp tài sản chính là những tài sản có giá trị, có thể chuyển nhượng được và được pháp luật nước ta cho phép sử dụng để thế chấp, bảo đảm cho các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ tài chính khác. Các tài sản này gồm có các loại:
- Tài sản cố định: đây là các tài sản như: đất đai, nhà cửa, văn phòng, thiết bị sản xuất, máy móc, ô tô, tàu thuyền, máy bay, và một số các tài sản cố định khác.
- Tài sản lưu động: đây là các tài sản như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá trị, hàng hóa, vật liệu, và một số các tài sản khác có giá trị chuyển động.
- Quyền sử dụng tài sản: như quyền sử dụng đất, quyền thương mại, quyền tác giả, quyền sử dụng hình ảnh, quyền sử dụng thương hiệu, quyền sử dụng bản quyền và các quyền sử dụng tài sản khác theo quy định pháp luật.
Thế chấp tài sản thường được các đối tượng sử dụng như một hình thức để bảo đảm cho các khoản vay và các nghĩa vụ tài chính khác. Khi khoản nợ đã được trả đủ, đương nhiên tài sản thế chấp sẽ được trả lại cho người sở hữu ban đầu. Ngược lại, nếu khoản nợ không được trả đủ thì tài sản thế chấp có thể bị thụt giảm giá trị hoặc sẽ bị tịch thu để giải quyết số nợ.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về đối tượng của thế chấp tài sản hình thành ở trong tương lai. Gọi ngay: 1900.6174
Có được vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?
Thế chấp tài sản là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm cho bên có quyền khi thực hiện hợp đồng cho vay. Trong đó, tại khoản 3 Điều 295 của Bộ luật Dân sự có quy định cụ thể như sau:
Tài sản để bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, có thể hiểu rằng khi vay thế chấp, bên vay có thể dùng tài sản hình thành trong tương lai để làm biện pháp bảo đảm trong hợp đồng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý một số yêu cầu quy định tại Điều 295 của Bộ luật trên như sau:
– Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ các trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu tài sản đó.
– Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng yêu cầu phải xác định được.
– Giá trị của tài sản bảo đảm sẽ là do thỏa thuận của các bên, có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về vay thế chấp tài sản hình thành ở trong tương lai. Gọi ngay: 1900.6174
Vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cần giấy tờ gì?
Thông thường khi thực hiện việc vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, các ngân hàng, tổ chức tín dụng thường yêu cầu các khách hàng cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giá trị và quyền sở hữu tài sản thế chấp đó.
Đối với tài sản là quyền sở hữu bất động sản, căn cứ theo quy định tại Điều 148 của Luật nhà ở 2014 có quy định về điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, cụ thể như sau:
– Trường hợp các chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì cần phải có: hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án đã được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, riêng đối với nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng.
– Trường hợp các tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở, chung cư hình thành trong tương lai thì phải có các loại giấy tờ như:
- Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai (hay còn gọi là sổ đỏ), Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện bắt buộc phải có Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với các chủ đầu tư, có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật, có giấy tờ để chứng minh mình đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo đúng tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
Việc vay vốn bằng tín chấp và thế chấp hiện đang ngày càng phổ biến. Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay đó là tài sản được hình thành trong tương lại liệu có được thế chấp không? Để hiểu rõ hơn về tài sản hình thành trong tương lai thì có thể căn cứ dựa vào quy định tại Điều 108 của Bộ luật dân sự năm 2015 tài sản trong tương lai là tài sản hiện chưa được hình thành và tài sản đã được hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản này sau thời điểm xác lập giao dịch.
Như vậy có thể hiểu rằng, tài sản mà để được tính là tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải đang được đầu tư hoặc xây dựng và đang trong quá trình hình thành và chưa được hoàn thiện về công năng, công dụng, tính chất đặc trưng của sản phẩm hoặc tài sản được hình thành từ việc vốn vay.
>>>Xem thêm: Vay tín chấp không trả có sao không? Bị xử phạt như thế nào?
Đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cần hồ sơ gì?
Thứ nhất, trường hợp để thực hiện đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án của các chủ đầu tư.
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP để tiến hành thực hiện đăng ký thế chấp các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở được hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án của chủ đầu tư, thì chính người yêu cầu đăng ký thế chấp sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm có các loại giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu đăng ký;
- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền;
- Bản chính của Giấy chứng nhận hoặc bản chính Quyết định giao đất, cho thuê đất do các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các chủ đầu tư;
- Giấy phép xây dựng theo như quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó được công chứng, chứng thực;
- Bản vẽ thiết kế theo quy định của pháp luật về việc xây dựng thể hiện được mặt bằng công trình dự án hoặc mặt bằng của công trình xây dựng trong các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qua đối với trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Thứ hai, đối với trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình mua nhà ở hình thành trong tương lai trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm có:
- Phiếu yêu cầu đăng ký;
- Hợp đồng thế chấp hoặc là hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực;
- Văn bản ủy quyền đối với các trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.
- Hợp đồng mua bán nhà ở được ký kết giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp với các quy định của pháp luật về nhà ở.
Thứ ba, trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu đăng ký;
- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực;
- Bản chính sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy chứng nhận khác;
- Văn bản ủy quyền (nếu cần)
- Giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đã có công chứng, chứng thực.
>>>Xem thêm: Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Khi nào nên thế chấp quyền sử dụng đất
Trên đây là những nội dung tư vấn đã được đội ngũ tư vấn của Luật Thiên Mã tìm hiểu, nghiên cứu để giải đáp và thông tin đến các bạn về vấn đề “Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai”. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật mà các bạn gặp phải. Vui lòng gọi cho Tổng đài Luật Thiên Mã của chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.