Tham ô tài sản là một loại tội phạm phổ biến nhất trong các tội phạm tham nhũng. Loại tội này rất dễ bị nhầm lẫn với các tội phạm khác. Vậy cụ thể hình thức để xử lý hành vi tham ô tài sản là gì? Phân biệt tham ô và tham nhũng tài sản như thế nào? v.v…
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Chúng tôi đã ghi nhận câu hỏi của chị, cảm ơn chị vì đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Tổng đài Luật Thiên Mã, về vấn đề của chị sau khi tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành về tham ô tài sản, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:
Tham ô tài sản là gì
>> Hướng dẫn miễn phí tham ô tài sản nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có quy định về các hành vi tham nhũng tại Điều 2.
Theo đó quy định này có phân loại cụ thể hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
Cụ thể theo như quy định tại khoản 1 của Điều này liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:
– Tham ô tài sản;
– Nhận hối lộ;
– Lạm dụng các chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;
– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lạm quyền trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
– Không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái với quy định của pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Khoản 2 Điều này cũng có liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
– Tham ô tài sản;
– Nhận hối lộ;
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Như vậy, có thể thấy rằng bản chất của việc tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng của người có chức vụ quyền hạn, đều là các hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, tổ chức để trục lợi cá nhân.
>> Xem thêm: Tham ô là gì theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2018?
Hình thức xử lý hành vi tham ô tài sản
>> Hướng dẫn chi tiết tham ô tài sản miễn phí, liên hệ 1900.6174
Về hình thức xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng:
Theo như quy định tại Điều 92 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều bị xử lý nghiêm minh theo như quy định của pháp luật, kể cả những người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Người có hành vi tham nhũng tùy theo các tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo như quy định của pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi tham nhũng theo như quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Áp dụng các hình thức xử lý khiển trách đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng.
– Áp dụng hình thức xử lý cảnh cáo đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị khiển trách về các hành vi tham nhũng còn tái phạm.
– Áp dụng các hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với các cán bộ, công chức, giáng chức đối với các công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý về vi phạm lần đầu gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về các hành vi tham nhũng mà vẫn còn tái phạm.
– Áp dụng các hình thức xử lý cách chức đối với các cán bộ, công chức trong trường hợp sau:
+ Công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà vẫn tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà vẫn tiếp tục tái phạm;
+ Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức độ buộc thôi việc, người vi phạm đã có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết để giảm nhẹ;
– Áp dụng các hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức trong các trường hợp:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý mà còn tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu về tham nhũng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng:
Theo như quy định tại Điều 12 của Nghị định 63/2019/NĐ-CP, với những người có hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng các tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) thì sẽ phải chịu các mức phạt, cụ thể như sau:
– Từ 1.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
– Từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng trong các trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Ngoài việc bị phạt tiền, người có các hành vi vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và phải khắc phục hậu quả
Thứ ba, truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự đối với người có hành vi tham nhũng:
Theo như quy định tại Điều 353 của Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi tham ô vẫn có thể bị xử lý hình sự từ 02 năm tù đến tử hình, sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Xử lý tài sản tham nhũng:
Theo như quy định tại Điều 93 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tài sản tham nhũng cần phải được thu hồi, trả lại cho các chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo như quy định của pháp luật.
Thiệt hại do các hành vi tham nhũng gây ra cần phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây ra thiệt hại phải bồi thường theo như quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Mục đích của hành vi tham nhũng là gì theo quy định Bộ luật Hình sự 2015?
Ví dụ về tham ô tài sản
>> Tư vấn chi tiết tham ô tài sản chính xác, gọi ngay 1900.6174
Ngoài hiểu rõ về khái niệm tham ô là gì, chúng tôi xin lấy thêm ví dụ về tham ô tài sản, cụ thể như sau:
Anh Bình hiện là kế toán của một công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, anh Bình đã tự ý lấy tiền của công ty để đi mua một lô đất.
Vì anh Bình là kế toán có quyền tiếp cận, quản lý các tài sản của công ty, anh đã sử dụng quyền hạn của mình để tham ô các tài sản.
Tùy theo tính chất cũng như mức độ hành vi anh Bình sẽ bị xử phạt hành chính và hình sự đúng theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là ai?
Phân biệt tham ô và tham nhũng tài sản
Có thể phân biệt tham ô và tham nhũng tài sản theo các tiêu chí như sau:
Đối tượng
Tham ô: Là những người có chức vụ, quyền hạn.
Tham nhũng: Là những người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn về kỹ thuật, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
Người đang giữ chức danh, chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp, tổ chức;
Những người khác được giao cho thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện các nhiệm vụ, công vụ đó.
Hành vi
Tham ô:
Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Tội tham ô tài sản là một trong các tội thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng (được nêu rõ tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự)
Tham nhũng: Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng bao gồm:
– Tham ô tài sản;
– Nhận hối lộ;
– Lạm dụng các chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;
– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lạm quyền trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
– Không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái với quy định của pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Mục đích
Tham ô: Chiếm đoạt các tài sản
Tham nhũng:
Chiếm đoạt các tài sản;
Thực hiện hoặc không thực hiện một yêu cầu gì đó của những người đưa hối lộ vì lợi ích, tài sản…
>> Tư vấn miễn phí tham ô tài sản chính xác, liên hệ 1900.6174
Mức phạt với công chức tham ô tài sản:
Theo như quy định hiện hành các cán bộ, công chức có hành vi tham ô tài sản thì sẽ phải chịu các hình thức xử lý cụ thể như sau:
Xử lý kỷ luật:
Căn cứ theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP các công chức có hành vi vi phạm quy định về việc phòng, chống tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật cụ thể như sau:
+ Khiển trách nếu như có vi phạm;
+ Cảnh cáo, Hạ bậc lương nếu như vi phạm ở mức độ nghiêm trọng;
+ Giáng chức, Cách chức nếu như vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng;
+ Buộc thôi việc nếu như vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
Xử phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước mà chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 của Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 của Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của các tài sản đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại cho các tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của các tài sản thì cần phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
Buộc phải nộp vào ngân sách của nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt tài sản.
Xử lý hình sự:
Theo như quy định tại Điều 353 của Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, mức phạt đối với những người tham ô tài sản từ 02 năm tù đến tử hình, còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi.
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề tham ô tài sản nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Tham ô tài sản” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như hình thức để xử lý hành vi tham ô tài sản là gì? Phân biệt tham ô và tham nhũng tài sản như thế nào? v.v… Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.