Luật hình sự

Tham ô tài sản công ty theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Tham ô tài sản công ty theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 lần đầu tiên ghi nhận về Tội tham ô tài sản sẽ được áp dụng để xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản trong các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân. Quy định này đã thay đổi để phù hợp hơn với tư duy khoa học pháp lý hình sự ở Việt Nam, phá bỏ đi tư duy tội phạm thuộc Chương tham nhũng, các chức vụ chỉ được áp dụng để xử lý đối với các cá nhân là cán bộ, công chức hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Vậy cụ thể tham ô tài sản công ty thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hình thức xử lý tội tham ô? v.v… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

 

Tham ô tài sản là gì?

 

>> Hướng dẫn miễn phí tham ô tài sản công ty nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có quy định về các hành vi tham nhũng tại Điều 2.

Theo đó quy định này có phân loại cụ thể hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.

Cụ thể theo như quy định tại khoản 1 của Điều này liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Lạm dụng các chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lạm quyền trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

tham-o-tai-san-cong-ty-khai-niem

– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

– Không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái với quy định của pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Khoản 2 Điều này cũng có liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Như vậy, có thể thấy rằng bản chất của việc tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng của người có chức vụ quyền hạn, đều là các hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, tổ chức để trục lợi cá nhân.

>> Xem thêm: Tham ô tài sản theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

 

Tham ô tài sản công ty

 

>> Hướng dẫn chi tiết tham ô tài sản công ty miễn phí, liên hệ 1900.6174

 

Theo như quy định tại Điều 352.2 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì những người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức nào khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao cho việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện các công vụ, nhiệm vụ.

Như vậy, trong các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân thì những người có chức vụ có thể là người do hợp đồng hoặc có thể là do một hình thức khác mà được giao nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong việc quản lý các tài sản của doanh nghiệp, tổ chức.

‘Do hợp đồng’ ở đây được hiểu là những người đã làm việc dựa trên hợp đồng lao động, công việc của họ có liên quan đến việc quản lý các tài sản và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản.

Còn ‘Do một hình thức khác’ theo như quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ban hành ngày 30/12/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 trong việc xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ được hiểu là những người được giao thực hiện các nhiệm vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện các nhiệm vụ đó.

Được giao nhiệm vụ này có thể là do tính chất của công việc, do được cấp trên giao cho hoặc có quyết định để phân công nhiệm vụ.

Tuy nhiên, những người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân chỉ có thể trở thành các chủ thể của Tội tham ô tài sản khi hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong khi thi hành các nhiệm vụ hoặc công vụ, nếu như họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi này thì sẽ không thuộc trường hợp phạm Tội tham ô tài sản mà có thể sẽ phạm vào các tội chiếm đoạt tài sản khác.

Bên cạnh đó, tài sản mà họ chiếm đoạt phải là các tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý.

Nếu như họ là người có các chức vụ, quyền hạn nhưng lại chiếm đoạt các tài sản khác của doanh nghiệp, tổ chức mà họ không có trách nhiệm quản lý thì sẽ không thuộc trường hợp phạm Tội tham ô tài sản.

Người có chức vụ nhất thiết phải là những người trực tiếp thực hiện tội phạm, nếu là các vụ án có đồng phạm thì họ phải là người thực hành, còn những người khác không có chức vụ có thể là người tổ chức, người xúi giục hoặc là người giúp sức.

>> Xem thêm: Tham ô là gì theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2018?

 

 Cảnh báo tình trạng tham ô tài sản công ty

 

>> Tư vấn chi tiết tham ô tài sản công ty miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 đã mở rộng hơn về các chủ thể của tội tham nhũng.

Người có các chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước (lĩnh vực tư) mà có hành vi tham ô tài sản thì cũng sẽ bị xử lý hình sự đúng theo quy định tại Điều 353 của Bộ luật hình sự.

Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh khắp cả nước đã xảy ra một số vụ án tham nhũng diễn ra ở các khu vực tư. Mặc dù hành vi không mới nhưng đây là một loại tội phạm mới; loại tội phạm này sẽ làm tăng chi phí và làm giảm đi đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp, làm hình thành nên những thói quen kinh doanh thiếu lành mạnh, làm méo mó bản chất của các quan hệ kinh tế…

tham-o-tai-san-cong-ty-cu-the

Người phạm tội chủ yếu là các nhân viên của Công ty, với thủ đoạn lập chứng từ khống (sử dụng các hóa đơn khống, phiếu xuất hàng không…) để chuyển các hàng hóa, tiền ra khỏi Công ty nhằm mục đích chiếm đoạt.

Do đó,mà việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi trên là góp phần làm lành mạnh hóa môi trường hoạt động, kinh doanh của khu vực tư.

Cần có các biện pháp kỷ luật mạnh hơn để mang tính răn đe, không để tình trạng này tiếp tục tái diễn.

>> Xem thêm: Mục đích của hành vi tham nhũng là gì theo quy định Bộ luật Hình sự 2015?

 

 Tham ô tài sản công ty có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

 

 

Tuỳ theo mức độ vi phạm mà các chủ thể tham ô tài sản sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự khi có các hành vi tham nhũng.

Theo như quy định tại Điều 353 của Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi tham ô vẫn có thể bị xử lý hình sự từ 02 năm tù đến tử hình, sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, cụ thể như sau:

Người nào lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng hoặc là dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm:

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà vẫn còn vi phạm;

Đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục 1 của Chương này, chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm:

Có tổ chức;

Dùng các thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

Phạm tội từ 02 lần trở lên;

Chiếm đoạt các tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng;

Chiếm đoạt tiền, các tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với những người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho các vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn;

Gây ra thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng cho đến dưới 3.000.000.000 đồng;

Ảnh hưởng xấu đến đời sống của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 15 năm cho đến 20 năm:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng cho đến dưới 1.000.000.000 đồng;

Gây thiệt hại về các tài sản từ 3.000.000.000 đồng cho đến dưới 5.000.000.000 đồng;

Gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Dẫn đến các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc là tử hình:

Chiếm đoạt các tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

Gây thiệt hại về tài sản từ 5.000.000.000 đồng trở lên.

>> Tư vấn miễn phí tham ô tài sản công ty chính xác, liên hệ 1900.6174

 

 Hình thức xử lý hành vi tham ô

 

Về hình thức xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 92 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều bị xử lý nghiêm minh theo như quy định của pháp luật, kể cả những người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

Người có hành vi tham nhũng tùy theo các tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo như quy định của pháp luật, cụ thể:

Thứ nhất, xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi tham nhũng theo như quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Áp dụng các hình thức xử lý khiển trách đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng.

– Áp dụng hình thức xử lý cảnh cáo đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị khiển trách về các hành vi tham nhũng còn tái phạm.

– Áp dụng các hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với các cán bộ, công chức, giáng chức đối với các công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý về vi phạm lần đầu gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về các hành vi tham nhũng mà vẫn còn tái phạm.

– Áp dụng các hình thức xử lý cách chức đối với các cán bộ, công chức trong trường hợp sau:

+ Công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà vẫn tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà vẫn tiếp tục tái phạm;

+ Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức độ buộc thôi việc, người vi phạm đã có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết để giảm nhẹ;

– Áp dụng các hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức trong các trường hợp:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý mà còn tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu về tham nhũng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

tham-o-tai-san-cong-ty-thu-tuc

Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 12 của Nghị định 63/2019/NĐ-CP, với những người có hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng các tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) thì sẽ phải chịu các mức phạt, cụ thể như sau:

– Từ 1.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;

– Từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

– Từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng trong các trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.

Ngoài việc bị phạt tiền, người có các hành vi vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và phải khắc phục hậu quả

Thứ ba, truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự đối với người có hành vi tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 353 của Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi tham ô vẫn có thể bị xử lý hình sự từ 02 năm tù đến tử hình, sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Xử lý tài sản tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 93 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tài sản tham nhũng cần phải được thu hồi, trả lại cho các chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo như quy định của pháp luật.

Thiệt hại do các hành vi tham nhũng gây ra cần phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây ra thiệt hại phải bồi thường theo như quy định của pháp luật.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề tham ô tài sản công ty nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Tham ô tài sản công ty” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như tham ô tài sản công ty thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hình thức xử lý tội tham ô? v.v… Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7