Luật hình sự

Tham ô là gì theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2018?

Tham ô là gì theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2018? Trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tham ô là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, góp phần trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước ta, thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước.

Chính vì vậy, những hành vi tham nhũng, tham ô đều sẽ bị xử lý nghiêm đúng theo quy định của pháp luật. Vậy cụ thể có những phương thức nào để phát hiện tham ô, tham ô và các hình thức xử lý? v.v… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

 

Tham ô là gì

 

>> Hướng dẫn miễn phí tham ô là gì nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có quy định về các hành vi tham nhũng tại Điều 2.

Theo đó quy định này có phân loại cụ thể hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.

Cụ thể theo như quy định tại khoản 1 của Điều này liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Lạm dụng các chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lạm quyền trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

tham-o-la-gi-khai-niem

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

– Không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái với quy định của pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Khoản 2 Điều này cũng có liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Như vậy, có thể thấy rằng bản chất của việc tham ô là một trong những hành vi tham nhũng của người có chức vụ quyền hạn, đều là các hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, tổ chức để trục lợi cá nhân.

>> Xem thêm: Mục đích của hành vi tham nhũng là gì theo quy định Bộ luật Hình sự 2015?

 

Tham ô, phương thức phát hiện hành vi

 

>> Hướng dẫn chi tiết tham ô là gì miễn phí, liên hệ 1900.6174

 

Phát hiện thông qua công tác kiểm tra và tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:

– Qua các công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước:

Người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

– Qua công tác tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do chính mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện ra, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

– Qua kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong các Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân

Người đứng đầu các Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cần phải tăng cường quản lý các cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác; chỉ đạo trong công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu và các hành vi khác vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng.

Phát hiện tham nhũng thông qua các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán:

– Phát hiện ra tham nhũng thông qua các hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử

– Phát hiện tham nhũng thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm toán:

Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước sẽ thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán có trách nhiệm trong việc chủ động phát hiện ra các hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về các hành vi tham nhũng:

Thứ nhất, hành vi tham nhũng được phát hiện thông qua việc phản ánh, tố cáo và xử lý các phản ánh, giải quyết tố cáo, cụ thể như sau:

– Cá nhân, tổ chức có quyền sẽ phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về các hành vi tham nhũng theo như quy định của pháp luật.

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được các phản ánh, tố cáo về các hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp để bảo vệ người phản ánh, tố cáo.

– Việc tiếp nhận, giải quyết các tố cáo về hành vi tham nhũng sẽ được thực hiện theo như quy định của pháp luật về tố cáo.

– Việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo như quy định của pháp luật về tiếp công dân.

Thứ hai, phát hiện ra tham nhũng qua báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng:

– Cán bộ, công chức, viên chức, những người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện ra các hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì cần phải báo cáo ngay với những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp mà những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến các hành vi tham nhũng thì cần phải báo cáo với những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

– Trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về các hành vi tham nhũng, người được báo cáo cần phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, xử lý và thông báo cho những người báo cáo biết; đối với các vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể sẽ kéo dài nhưng không được quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người được báo cáo cần ra quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ cho người báo cáo.

>> Xem thêm: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là ai?

 

Tham ô, hình thức xử lý

 

>> Tư vấn miễn phí tham ô là gì chính xác, gọi ngay 1900.6174

 

Về hình thức xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 92 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều bị xử lý nghiêm minh theo như quy định của pháp luật, kể cả những người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

Người có hành vi tham nhũng tùy theo các tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo như quy định của pháp luật, cụ thể:

Thứ nhất, xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi tham nhũng theo như quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Áp dụng các hình thức xử lý khiển trách đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng.

– Áp dụng hình thức xử lý cảnh cáo đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị khiển trách về các hành vi tham nhũng còn tái phạm.

– Áp dụng các hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với các cán bộ, công chức, giáng chức đối với các công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý về vi phạm lần đầu gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về các hành vi tham nhũng mà vẫn còn tái phạm.

– Áp dụng các hình thức xử lý cách chức đối với các cán bộ, công chức trong trường hợp sau:

+ Công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà vẫn tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà vẫn tiếp tục tái phạm;

+ Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức độ buộc thôi việc, người vi phạm đã có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết để giảm nhẹ;

– Áp dụng các hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức trong các trường hợp:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý mà còn tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu về tham nhũng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

tham-o-la-gi-cu-the

Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 12 của Nghị định 63/2019/NĐ-CP, với những người có hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng các tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) thì sẽ phải chịu các mức phạt, cụ thể như sau:

– Từ 1.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;

– Từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

– Từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng trong các trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.

Ngoài việc bị phạt tiền, người có các hành vi vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và phải khắc phục hậu quả

Thứ ba, truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự đối với người có hành vi tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 353 của Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi tham ô vẫn có thể bị xử lý hình sự từ 02 năm tù đến tử hình, sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Xử lý tài sản tham nhũng:

Theo như quy định tại Điều 93 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tài sản tham nhũng cần phải được thu hồi, trả lại cho các chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo như quy định của pháp luật.

Thiệt hại do các hành vi tham nhũng gây ra cần phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây ra thiệt hại phải bồi thường theo như quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê luật sư 2023 gồm những nội dung gì?

Ví dụ về tham ô

 

 

Ngoài hiểu rõ về khái niệm tham ô là gì, chúng tôi xin lấy thêm ví dụ về tham ô tài sản, cụ thể như sau:

Anh An hiện là kế toán của một ủy ban nhân dân xã, anh An đã lấy tiền của cơ quan để đi mua một chiếc xe máy.

Vì anh A là kế toán có quyền tiếp cận, quản lý các tài sản của cơ quan, anh đã sử dụng quyền hạn của mình để tham ô tài sản.

Tùy theo tính chất cũng như mức độ hành vi anh An sẽ bị xử phạt hành chính và hình sự đúng theo quy định của pháp luật.

>> Tư vấn chi tiết tham ô là gì miễn phí, liên hệ 1900.6174

Phân biệt tham ô và tham nhũng tài sản

 

 

Có thể phân biệt tham ô và tham nhũng tài sản theo các tiêu chí như sau:

Đối tượng

Tham ô: Là những người có chức vụ, quyền hạn.

Tham nhũng: Là những người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức;

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn về kỹ thuật, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;

Người đang giữ chức danh, chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp, tổ chức;

Những người khác được giao cho thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện các nhiệm vụ, công vụ đó.

Hành vi

Tham ô:

Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tội tham ô tài sản là một trong các tội thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng (được nêu rõ tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự)

Tham nhũng: Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Lạm dụng các chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lạm quyền trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

– Không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái với quy định của pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

tham-o-la-gi-phan-biet

Mục đích

Tham ô: Chiếm đoạt các tài sản

Tham nhũng:

Chiếm đoạt các tài sản;

Thực hiện hoặc không thực hiện một yêu cầu gì đó của những người đưa hối lộ vì lợi ích, tài sản…

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề liên quan đến tham ô là gì nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Tham ô là gì” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như có những phương thức nào để phát hiện tham ô, tham ô và các hình thức xử lý? v.v… Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7