Luật dân sự

Tài sản tham nhũng là gì? Thu hồi tài sản tham nhũng là gì?

 

Tài sản tham nhũng là gì?; Thực trạng và hậu quả của vấn đề tham nhũng hiện nay; Tài sản tham nhũng được xử lý như thế nào?; Thực trạng và những bất cập trong quá trình thu hồi tài sản tham nhũng. Hãy cùng Luật Thiên Mã tìm hiểu chi tiết những vấn đề này qua bài viết dưới đây. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tài sản tham nhũng là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Tài sản tham nhũng là gì?

Để hiểu khái niệm tài sản tham nhũng, trước hết chúng ta cần phân biệt được tham nhũng là gì?

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Có thể thấy tham nhũng là hành của những người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để đạt những mục đích, lợi ích bất hợp pháp. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay đáng báo động, nghiêm trọng. 

mau-tai-san-tham-nhung-la-gi

Tài sản tham nhũng là những tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ việc tham nhũng. Thu hồi tài sản tham nhũng là quá trình kiểm tra; truy nguyên và thu hồi và trả lại tài sản đó cho người sở hữu hợp pháp; người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo đúng quy định của pháp luật. 

Như vậy, có thể hiểu tài sản tham nhũng là những tài sản có nguồn gốc từ việc tham nhũng. Những tài sản tham nhũng phải được thu hồi theo đúng quy định của pháp luật. 

>>> Xem thêm: Tham nhũng trong quân đội và biện pháp bảo vệ người viết đơn tố cáo

Thực trạng và hậu quả của vấn đề tham nhũng hiện nay

Thực tế, những vấn đề tham nhũng hiện nay xảy ra phổ biến và diễn ra dưới nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp hơn. Tham nhũng diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực kinh tế – văn hoá; dẫn đến việc xác định hành vi phạm tội khó khăn hơn. Hàng năm, nước ta xử lý rất nhiều vụ tham nhũng, những cán bộ, công chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi tham nhũng, coi vị trí, chức vụ của mình như một công cụ, phương tiện để làm giàu bất hợp pháp, rút ruột nguồn ngân sách của Nhà nước. 

Hậu quả của những hành vi tham nhũng này ảnh hưởng tới mọi mặt của một Quốc gia, đây chính một trong những nguyên nhân làm suy yếu nền kinh tế – chính trị của một đất nước. 

 -Gây tác hại về mặt chính trị: Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Gây ra sự mất ổn định về chính trị, làm xói mòn các chế độ, lợi ích và dân chủ 

-Gây hại trên lĩnh vực kinh tế: Gây tổn thất rất lớn cho tài sản của Nhà nước, của tập thể và nhân dân. Tham nhũng còn là nguyên nhân gây ra các tội phạm kinh tế khác, tiếp tay cho các tội phạm rửa tiền, thao túng cổ phiếu. Số tài sản tham nhũng đóng vai trò lớn và quan trọng cho nguồn tái sản Quốc gia, làm bất ổn định sự phát triển đất nước 

-Tác hại về mặt xã hội: Tham nhũng gây ra sự bất ổn định, làm gián đoạn và đẩy lùi quá trình phát triển của đất nước, gây ra một đất nước chế độ quan liêu. Tham nhũng còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo của một đất nước, điều này làm “ nuôi dưỡng” sự bất ổn, có thể gây ra bạo loạn, khủng bố

>>> Thực trạng và hậu quả của vấn đề tham nhũng hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174

Tài sản tham nhũng xử lý thế nào?

Quy định xử lý tài sản tham nhũng được quy định tại Điều 93 Luật phòng chống tham nhũng. Cụ thể: 

-Tài sản tham nhũng phải bị thu hồi, phải được trả lại cho chủ sở hữu, người có quyền quản lý hợp pháp của tài sản, nếu tài sản không thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân nào, sẽ bị tịch thu theo đúng quy định của pháp luật 

cac-tai-san-tham-nhung-la-gi

-Thiệt hại do những hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục, những người có hành vi tham nhũng, gây ra thiệt hại, tổn thất cho những người sở hữu tài sản tham nhũng, phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về tội danh tham nhũng.

Như vậy, có thể thấy, theo quy định trên, người được xem là tham nhũng, thì tài sản tham nhũng của họ phải bị thu hồi, xử lý theo quy định. Và những người vi phạm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo tham nhũng đúng theo quy định pháp luật 2023

Thu hồi tài sản tham nhũng là gì?

Theo Điều 9 Luật phòng chống tài sản tham nhũng, quy định về xử lý tài sản tham nhũng, tài sản tham nhũng phải bị thu hồi, trả lại chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của tài sản này. 

-Thu hồi tài sản tham nhũng, là việc của Nhà nước thu hồi lại những tài sản của hành vi tham nhũng. Thu hồi tài sản tham nhũng, cũng là quá trình tài sản đó có nguồn gốc từ những hành vi truy nguyên, thu hồi từ những hành vi tham nhũng. 

-Trên thực tế, nếu tài sản có nguồn gốc từ những tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ khác, đã được nhập vào khối tài sản khác, thuộc sở hữu chung. Lợi nhuận được chia từ tài sản này, cùng được chia theo tỷ lệ để tịch thu hoặc trả lại cho chủ sở hữu tài sản

Thu hồi tài sản tham nhũng – thực trạng và bất cập

Thực trạng trong quá trình thu hồi tài sản tham nhũng

Thu hồi tài sản tham nhũng, là một quá trình dài, gồm nhiều giai đoạn và liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau: phòng ngừa; chuyển tài sản; tịch thu tài sản; yêu cầu các tường trợ dân sự; hình sự. Đây là một trong những nội dung của quá trình tố tụng, vì vậy quá trình thu hồi tài sản có sự gắn bó mật thiết với với lĩnh vực tư pháp 

Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh công tác tịch thu tài sản tham nhũng, vì vậy, việc tìm kiếm, xác định những hành vi tham nhũng càng được đẩy mạnh phát hiện hơn. Cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét; kiểm tra tổng tài sản mà tội phạm tham nhũng thực hiện là bao nhiêu. 

Khi thực hiện tịch thu tài sản, Nhà nước sẽ tiến hành theo các bước sau: 

-Thu hồi tài sản theo bản án hình sự: Khi đã có phán quyết của Tòa án đối với hành vi phạm tội, sẽ ban hành quyết định tịch thu tài sản của tội phạm. Cơ quan chức năng sẽ thu thập chứng cứ, tìm kiếm và bảo vệ tài sản. Nếu tài sản đã bị tẩu tán sang nước ngoài, phương thức thu hồi tài sản dựa trên truy tố hình sự, thực hiện cơ chế hợp tác quốc gia. 

-Tịch thu không dựa theo bản án hình sự: Không cần thông qua biện pháp xét xử và chờ bản án hình sự của tội phạm, chỉ tiến hành trên quy trình tịch thu. Với mục đích nâng cao hiệu quả, thu hồi tài sản do tội phạm, khắc phục các biện pháp hạn chế của truy tố hình sự

Bất cập trong việc tịch thu tài sản 

Trong thực tế, việc tịch thu tài sản có thể sẽ gây ra thất thoát trong quá trình tịch thu

Đảng và Nhà nước đẩy mạnh quá trình tịch thu tài sản, mặc dù vậy, tài sản bị thu hồi với tài sản thất thoát vẫn có sự chênh lệch tương đối, cho thấy tài sản thu được từ việc tịch thu tài sản tham nhũng chưa đạt được kết quả tuyệt đối. 

Thực trạng bỏ lọt tài sản thu hồi vẫn diễn ra khá phổ biến, bởi có nhiều đối tượng sau khi thực hiện quá trình tham nhũng, đã tẩu tán tài sản, vì vậy, khi bị phát hiện, tài sản tham nhũng không còn nhiều so với số lượng thiệt hại. 

Nguyên nhân dẫn đến thất thoát tài sản, còn do công tác điều tra chưa chặt chẽ, chưa thực sự nghiêm khắc trong quá trình điều tra. 

xu-tai-san-tham-nhung-la-gi

>>> Thu hồi tài sản tham nhũng – thực trạng và bất cập? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ những thông tin về liên quan, những quy định về tài sản tham nhũng là gì? Vì vậy, cần có những biện pháp, hình thức xử lý, hình phạt chặt chẽ hơn, nghiêm khắc, công khai và dân chủ hơn. Nếu các bạn có thắc mắc về vấn đề tham nhũng, hay bất cứ vấn đề pháp luật khác hãy gọi cho Luật Thiên Mã theo số điện thoại 1900.6174.     

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7