Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm của quy phạm pháp luật

 

Quy phạm pháp luật là gì? Cấu thành quy phạm pháp luật? Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh những vấn đề này. Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về quy phạm pháp luật. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Quy phạm là gì?

Quy phạm là khuôn khổ của hành vi do một cộng đồng tạo ra (gọi là quy phạm xã hội) hay do nhà nước ban hành (gọi là quy phạm pháp luật) nhằm mục đích để duy trì và quản lý trật tự xã hội, là những quy tắc xử sự chung để điều chỉnh những mối quan hệ giữa con người với nhau trong một phạm vi cộng đồng nhất định.

>>> Xem thêm: Trả nợ trước hạn là gì? Vì sao phải thu phí trả nợ trước thời hạn?

Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật được hiểu đây là một loại quy phạm xã hội, là những quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người phải thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm cho việc thực hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc của tổ chức theo ý chí của nhà nước.

quy-pham-phap-luat-la-gi

Theo đó, Quy phạm xã hội chính là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm để điều chỉnh những mối quan hệ giữa con người với con người trong một phạm vi, cộng đồng nhất định.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đặc điểm của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là loại quy phạm bao gồm những đặc điểm như sau:

  • Quy phạm pháp luật là những quy tắc mang tính chất bắt buộc chung
  • Được thể hiện dưới hình thức xác định
  • Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành
  • Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
>>> Quy phạm pháp luật có những đặc điểm gì? Gọi ngay: 1900.6174

Cấu thành quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật với mục đích là mô tả quy tắc hành vi của những người tham gia quan hệ xã hội và chỉ ra hoàn cảnh tồn tại quy tắc. Cấu trúc của quy phạm pháp luật được cấu thành từ ba yếu tố dưới đây:

Thứ nhất, giả định:

Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định thời gian, địa điểm, các chủ thể, các hoàn cảnh thực tế mà trong đó mệnh lệnh của quy phạm pháp luật được thực hiện, nghĩa là xác định môi trường của sự tác động của quy phạm pháp luật. Giả định còn có thể chia ra giả định tương đối và giả định xác định.

Giả định xác định được hiểu là sự liệt kê một cách chính xác, rõ ràng của các hoàn cảnh cụ thể mà trong hoàn cảnh đó các mệnh của quy phạm pháp luật đòi hỏi phải thực hiện.

Giả định xác định tương đối, mặc dù được gọi là điều kiện môi trường tác động của quy phạm, tuy nhiên lại giới thiệu cho chủ thể áp dụng pháp luật khả năng về việc giải quyết vấn đề trong mỗi trường hợp cụ thể có thể có mặt điều kiện đó, hoặc có thể vắng mặt nó. Về nguyên tắc, giả định xác định tương đối không tồn tại trong quy phạm pháp luật một cách độc lập và nó chỉ là phần bổ sung thêm cho giả định xác định.

quy-pham-phap-luat-la-gi

>>> Xem thêm: Không trả nợ Fe Credit có sao không? Giải đáp nhanh chóng nhất

Thứ hai, về quy định:

Quy định chính là yếu tố trung tâm của quy phạm pháp luật. Bởi vì, trong quy định được trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong việc thực hiện điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định. Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó trình bày quy tắc xử sự bắt buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở hoàn cảnh đã được nêu trong giả định của quy phạm.

Tùy thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hành vi mà bộ phận quy định có thể được phân ra quy định xác định, quy định tùy nghi và quy định mẫu.

– Quy định xác định là quy định dùng chỉ ra một cách chính xác đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện.

– Quy định tùy nghi hay còn gọi là quy định xác định tương đối. Quy định này trình bày cho chủ thể một phạm vi có thể của hành vi và chủ thể này có quyền lựa chọn một phương án trong số những phương án đó của hành vi.

– Quy định mẫu là quy định dùng để thiết lập quy tắc của hành vi dưới dạng chung nhất. Việc giải thích và cụ thể hóa thể hiện trong một văn bản pháp luật khác. Đặc điểm của quy định mẫu là nó không có quan hệ với một quy phạm cụ thể nào đó mà chỉ quan hệ với một nhóm, một tập hợp quy phạm. Chính vì vậy, quy định mẫu là những quy định nguyên tắc chung hay quy định định nghĩa.

Thứ ba, về chế tài:

Chế tài là một bộ phận bắt buộc của quy phạm pháp luật trình bày những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

>>> Cấu thành quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Phân loại quy phạm pháp luật 

Thông thường, quy phạm pháp luật được phân loại như sau:

Một, phân loại quy phạm pháp luật dựa vào vai trò khác nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội:

– Quy phạm điều chỉnh

– Quy phạm bắt buộc. Theo đó, những quy phạm này bắt buộc các chủ thể buộc phải thực hiện. Trong trường hợp không thực hiện chính là vi phạm pháp luật và chủ thể sẽ bị áp dụng chế tài để xử lý. 

Ví dụ: Khi bắt gặp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thế nhưng không cứu dù có khả năng cứu thì bị áp dụng chế tài xử lý tại Điều 132 của Bộ luật hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

– Quy phạm cấm đoán. Đây là những quy định pháp luật quy định những chủ thể không được thực hiện.

Ví dụ: Cấm người tham gia giao thông vượt đèn đỏ.

– Quy phạm giao quyền. Khi một cá nhân hay tổ chức giao cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện một số quyền trong phạm vi của bên kia giao, nhưng bởi vì lý do nào đó bên được giao quyền thực hiện những công việc ngoài phạm vi quyền được giao, thì đây chính là hành vi vi phạm.

– Quy phạm bảo vệ. Những quy phạm này thường xoay quanh những nội dung có liên quan đến việc bảo vệ một chủ thể hay một bộ phận nào đó. 

Ví dụ: Bảo vệ một số loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

– Quy phạm chuyên môn

– Quy phạm định hình tổng quan;

– Quy phạm định nghĩa;

– Quy phạm tuyên bố;

– Quy phạm xung đột. Đây là những quy định có liên quan đến các vấn đề tranh chấp giữa các chủ thể với nhau, hoặc tranh chấp giữa cá nhân với nhà nước…Và phương thức để giải quyết là giải quyết theo phương thức hòa giải, thương lượng, Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Như vậy, những quy định liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ xã hội là những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội hằng ngày. Đã có nhiều bộ luật, luật và các văn bản pháp luật hay dưới luật đã được ban hành chẳng hạn như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự,…

Hai, phân loại quy phạm pháp luật dựa vào phạm vi và khối lượng của sự tác động điều chỉnh

  • Quy phạm chung
  • Quy phạm chuyên biệt
  • Quy phạm đặc biệt

Ba, phân loại quy phạm pháp luật dựa vào phạm trù nội dung và hình thức

  • Quy phạm nội dung: là những quy phạm có liên quan đến quyền và nghĩa vụ hay trách nhiệm của các chủ thể pháp luật.
  • Quy phạm hình thức: là thủ tục và cùng là những quy phạm xác định trình tự, thủ tục để các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình hay tiến hành áp dụng pháp luật nhằm để giải quyết các vụ việc đã xảy ra trong thực tế.

Thông thường những quy phạm này có liên quan đến quy định về hình thức văn bản, về trình bày bố cục. Một số văn bản liên quan đến hình thức như đơn từ trong các lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đơn khiếu nại, đơn ly hôn,….Khi quy phạm những quy định về hình thức cũng như quy phạm về nội dung thì các văn bản này sẽ bị trả lại và không được xử lý.

quy-pham-phap-luat-la-gi-k

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về quy phạm pháp luật là gì?. Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đem đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chung tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7