Phí công chứng mua nhà đất bên nào chịu? Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và những giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác. Bài viết dưới đây về phí công chứng mua bán nhà của Luật Thiên Mã cung cấp đầy đủ những thông tin đến cho bạn, qua đó giúp đọc giả có thể hiểu rõ hơn. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ!
>>> Tư vấn về phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Chị Hà (Cao Bằng) có câu hỏi gửi về:
Tôi được một người bạn giới thiệu căn nhà cấp 4 diện tích 120m2. Sau khi đã tham quan, xem xét thì tôi quyết định sẽ mua. Tôi thắc mắc khi thực hiện thủ tục mua bán nhà thì những khoản phí công chứng giấy tờ sẽ do bên bán hay bên mua phải chịu? Phí công chứng là khoảng bao nhiêu?
Mong Quý Luật sư giúp tôi giải đáp vấn đề đã được trình bày ở trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
Luật sư tư vấn như sau:
Chào chị Hà, cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của chị đến với đội ngũ Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung thông tin mà chị đã trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra những giải đáp cụ thể như sau:
Phí công chứng mua bán nhà hết bao nhiêu?
Phí công chứng được hiểu đây chính là một khoản tiền mà những người yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng phải trả cho chính tổ chức hành nghề công chứng đó nhằm bù đắp một phần chi phí.
Phí công chứng bao gồm:
- Phí công chứng hợp đồng
- Phí công chứng giao dịch
- Phí công chứng bản dịch
- Phí lưu giữ di chúc
- Phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Đối tượng phải nộp phí công chứng là những người yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng hợp đồng, công chứng bản dịch, công chứng giao dịch hoặc lưu giữ di chúc, cấp bản sao của văn bản đã công chứng.
Thực hiện thu phí công chứng mua bán nhà xảy ra khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Để việc giao kết hợp đồng này có hiệu lực, các bên cần phải đến Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
>>> Xem thêm: Thừa kế đất chưa có sổ đỏ có được hay không?
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, khi yêu cầu Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng thì người yêu cầu phải nộp lệ phí công chứng theo đúng quy định của pháp luật cho tổ chức công chứng mà mình yêu cầu công chứng.
Theo quy định của pháp luật, nếu người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng thì phí công chứng mà tổ chức công chứng đó thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Theo Điều 4 của Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về phí công chứng; phí chứng thực thì nguyên tắc để thu phí công chứng hợp đồng, công chứng giao dịch là phải xác định theo giá trị tài sản hoặc theo giá trị hợp đồng, giao dịch. Như vậy, việc xác định mức thu phí công chứng mua bán nhà sẽ được xác định dựa theo giá trị của tài sản.
Cụ thể, khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mức thu phí công chứng sẽ được tính dựa trên giá trị của quyền sử dụng đất, còn khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà có tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng trên đất thì mức thu phí công chứng lúc này sẽ được tính trên tổng giá trị của quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở hay công trình xây dựng trên đất
Theo Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về khung mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch như sau:
– Nếu giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà dưới 50.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng là 50.000 đồng
– Nếu giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà từ 50.000.000 đồng – 100.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng là 100.000 đồng
– Nếu giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà từ trên 100.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng là 0,1% giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà
– Nếu giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà trên 1.000.000.000 đồng – 3.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng là 1.000.000 đồng + 0,06% của phần giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà mà vượt quá 1.000.000.000 đồng
– Nếu giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ trên 3.000.000.000 tỷ đồng – 5.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng là 2.200.000 đồng + 0,05% của phần giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà mà vượt quá 3.000.000.000 đồng
– Nếu giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ trên 5.000.000.000 tỷ đồng – 10.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng là 3.200.000 đồng + 0,04% của phần giá trị của tài sản trong hợp đồng mua bán nhà mà vượt quá 5.000.000.000 đồng
– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ trên 10.000.000.000 tỷ đồng đến 100.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 5.200.000 đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà mà vượt quá 10.000.000.000 đồng
– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà trên 000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 32.200.000 đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất mà vượt quá 100.000.000.000 đồng và mức thu tối đa sẽ là 70.000.000 đồng/trường hợp.
>>> Tư vấn về phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu?
Tại khoản 1 Điều 66 của Luật Công chứng 2014 quy định:
“Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng”
Như vậy, người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ phải nộp lệ phí công chứng.
Người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được hiểu đây là người viết phiếu yêu cầu việc công chứng hợp đồng.
– Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải là người có năng lực hành vi dân sự
– Nếu người yêu cầu là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng sẽ được thực hiện thông qua chính người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức yêu cầu công chứng đó.
Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thể đọc được, không thể nghe được, ký, điểm chỉ được hoặc các trường hợp khác pháp luật quy định thì việc công chứng bắt buộc cần phải có người làm chứng. Người làm chứng trong trường hợp này là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và là người không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ gì liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng sẽ do người yêu cầu công chứng mới đến, nếu người yêu cầu công chứng không mời được ai thì sẽ do công chứng viên chỉ định.
Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo về tiếng Việt thì cần phải có người phiên dịch. Người phiên dịch trong trường hợp này phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và loại ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng đang sử dụng. Người phiên dịch sẽ do chính người yêu cầu công chứng mời và người phiên dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Mặc dù theo quy định của pháp luật người yêu cầu công chứng phải nộp phí công chứng tuy nhiên vẫn chưa có quy định nào cấm việc các bên thỏa thuận về vấn đề ai sẽ là người nộp phí công chứng khi thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, các bên chuyển nhượng hoàn toàn được phép thỏa thuận về vấn đề ai là người nộp phí công chứng đó.
>>> Tư vấn về phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Các loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng
Những loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng đó là:
Thứ nhất, Hợp đồng về nhà ở
Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, những giao dịch về nhà ở sau đây không bắt buộc phải công chứng:
– Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức
– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
Thứ hai, Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, những hợp đồng về quyền sử dụng đất không bắt buộc phải công chứng gồm có:
– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,
– Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Thứ ba, Hợp đồng mua bán nhà đất để kinh doanh bất động sản không bắt buộc công chứng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, những loại hợp đồng kinh doanh bất động sản sau đây chỉ được công chứng khi các bên có thỏa thuận, gồm:
– Hợp đồng mua bán/ cho thuê/ thuê nhà, công trình xây dựng
– Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
– Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.
>>> Các loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng? Gọi ngay: 1900.6174
Nơi công chứng mua bán nhà
Theo Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn cụ thể như sau:
“…
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;”
Ngoài ra, UBND xã, phường, thị trấn còn có thẩm quyền quản lý trong phạm vi địa giới hành chính xã, phường, thị trấn tại địa phương mình (theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).
Như vậy, nơi công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất chính là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà được chuyển nhượng.
>>> Tư vấn về phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu?. Chúng tôi mong rằng bài viết trên đây sẽ đem đến cho đọc giả những thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.