Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn là nhu cầu của không ít người sử dụng đất. Vậy cần điều kiện gì? phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở thủ tục chuyển đổi như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn
Trước khi tìm hiểu về điều kiện, quy trình, thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn thì chúng ta cần hiểu rõ đất vườn là gì. Đất vườn là loại đất có thể liền kề với một nửa phần đất ở hoặc tách riêng độc lập. Đất vườn khác với đất ở về mục đích sử dụng. Đất vườn có thể dùng để trồng cây hàng năm hay hoa màu. Vì vậy nếu muốn dùng đất vườn để xây nhà thì bạn cần làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng theo quy định của Luật đất đai. Việc sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị xử phạt hành chính.
Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất vườn
Muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn thì các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Điều 4, Nghị định 35 của Chính Phủ như sau:
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang loại đất trồng rừng, đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- Chuyển đổi đất trồng cây hàng năm khác sang đất làm muối, nuôi trồng thủy sản (hình thức đầm, hồ, ao), nuôi trồng thủy sản nước mặn.
- Chuyển đổi các loại đất rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất dùng vào mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp.
- Chuyển đất phi nông nghiệp Nhà nước giao không thu thuế sử dụng sang đất phi nông nghiệp Nhà nước giao có thu tiền thuế sử dụng hoặc thuê đất.
- Chuyển loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang sử dụng làm đất ở.
- Chuyển loại đất xây dựng các công trình sự nghiệp, sử dụng vào mục đích công cộng, kinh doanh, đất sản xuất, đất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ sang thành loại đất thương mại, dịch vụ; Chuyển loại đất thương mại, dịch vụ thành đất xây công trình sự nghiệp thành đất để sản xuất phi nông nghiệp.
Muốn chuyển đất nông nghiệp thành đất vườn thì bạn cần đăng ký chuyển đổi tại Ủy ban nhân dân cấp xã. UBND xã sẽ xem xét có phù hợp với các điều kiện theo luật định hay không. Nếu đủ điều kiện, UBND xã sẽ tiếp nhận bản đăng ký, sau đó thống kê theo dõi việc sử dụng đất nông nghiệp.
Hồ sơ chuyển đất gồm những gì?
Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn cần tuân thủ đúng quy trình. Trước tiên, theo quy định tại Điều 6, Thông tư 30 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hồ sơ giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
- 01 đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người sử dụng đất nộp tại cơ quan tài nguyên môi trường.
Quy trình chuyển đổi như thế nào?
Trình tự, thủ tục của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng được quy định rõ tại Điều 69 của Nghị định số 43/2014 của Chính Phủ. Theo đó, mục đích chuyển đổi quyền sử dụng đất như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tới Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Bước 2: Nhận được hồ sơ, Phòng Tài Nguyên Môi trường sẽ có trách nhiệm:
- Thẩm tra hồ sơ, tiến hành xác minh thực địa, thẩm định rõ nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cho phép được chuyển mục đích sử dụng đất.
- Sau khi chuyển mục đích sử dụng, cán bộ của cơ quan tài nguyên môi trường sẽ cập nhật, chỉnh lý lại hồ sơ địa chính cũng như cơ sở dữ liệu đất đai.
- Bước 3: Người sử dụng đất sẽ phải thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Bước 4: Trả kết quả cho người sử dụng đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất vườn.
Thời gian thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất vườn
Thời gian thực hiện việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn là bao lâu? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người sử dụng đất quan tâm.
- Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định số 01 năm 2017 của Chính Phủ, thời gian thực hiện thủ tục này là không quá 15 ngày. Trong đó, không kể tới thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thời gian này không bao gồm các ngày lễ, ngày nghỉ; không tính thời gian nhận hồ sơ tại xã; không tính thời gian trong trường hợp xem xét những người sử dụng đất có vi phạm về pháp luật cũng như thời gian trưng cầu giám định.
- Đối với những xã thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo và vùng có điều kiện khó khăn thì thời gian sẽ tăng thêm 10 ngày
Nếu cơ quan nhà nước giải quyết chậm hơn thời gian đã quy định thì người dân có quyền khiếu nại thậm chí là khởi kiện.
Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở 2020
Theo quy định, việc phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở nói riêng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nói chung cần thực hiện nghĩa vụ tài chính. Mức tiền này bao gồm chi phí, lệ phí cũng như thuế chuyển mục đích sử dụng. Tiền sử dụng đất được quy định tại Điều 3 Nghị định số 45 năm 2014 của Chính phủ. Theo đó, để chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân cần đóng tiền sử dụng như sau:
- Diện tích đất được giao được chuyển đổi mục đích sử dụng hay được công nhận quyền sử dụng
- Mục đích sử dụng đất sau khi chuyển đổi
- Phụ thuộc vào giá đất
Trên đây là những thông tin liên quan tới việc phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở mà Luật Thiên Mã giải đáp cho các độc giả. Để được tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline
Bạn đang xem bài viết “cách tính phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở như thế nào?” tại chuyên mục “Luật đất đai và nhà ở”