Nợ tiền không trả là một vấn đề đáng báo động trong xã hội ngày nay. Việc không trả nợ gây ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và xã hội nói chung. Vậy đối với những trường hợp này thì người cho vay có thể kiện người vay nợ được không? Cụ thể thì cách giải quyết, trình tự, thủ tục khởi kiện người thiếu nợ sẽ diễn ra như thế nào? v.v…
Tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây thông qua bài viết bên dưới. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu như cần được tư vấn, hỗ trợ về pháp luật thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline của Luật Thiên Mã 1900.6174
>>> Liên hệ Tổng đài Luật Thiên Mã để được tư vấn nhanh chóng nhất 1900.6174
Có thể kiện người vay nợ không trả khi không có giấy tờ vay được không?
Đối với những trường hợp này, vẫn có thể kiện được người vay, căn cứ theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung vào năm 2017 cụ thể như sau:
Tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình người bị thiệt hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng rồi gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đã đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng vẫn cố tình không trả;
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm – 07 năm: có tổ chức; có tính chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa của các cơ quan, tổ chức; dùng các thủ đoạn xảo quyệt; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; tái phạm nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Khi nào nên thế chấp quyền sử dụng đất
Trường hợp người thiếu nợ không có khả năng trả giải quyết như thế nào
Hiện nay có rất nhiều người cho vay và không thể đòi lại được nợ bởi vì các đối tượng thiếu nợ không có khả năng chi trả lại khoản nợ ban đầu mình đã vay. Các trường hợp như thế sẽ có thể tiến hành giải quyết như sau:
Cách giải quyết khi người thiếu nợ không có khả năng trả nợ
Đối với các trường hợp bên vay tiền không có tài sản để thế chấp, cầm cố mất khả năng để chi trả nợ thì bên cho vay gần như không còn cơ hội để có thể lấy lại tài sản của mình.
Theo đó thì lúc này bên cho vay phải khởi kiện đến các tòa án có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hai bên vẫn có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án (tức là tự nguyện thi hành). Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án của Tòa thì bên cho vay tiền có quyền được yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án, đúng theo các quy định của pháp luật.
>>> Nợ tiền không trả cần làm gì, gọi ngay: 1900.6174
Trình tự, thủ tục khởi kiện người đi vay không có khả năng trả nợ
Thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Liên hệ lại với bên đã vay nợ để xác minh thông tin lần cuối trước khi tiến hành khởi kiện.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện có ghi đầy đủ các nội dung như pháp luật quy định, đòi nợ cá nhân cùng chứng cứ lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Tiến hành các thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi lại nợ cá nhân.
>>> Xem thêm: Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như thế nào?
Thẩm quyền tòa án nào giải quyết sự việc
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tranh chấp về các giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Mặt khác, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Người cho vay (được gọi là nguyên đơn) có thể khởi kiện tại Tòa án nơi người đi vay (được gọi là bị đơn) cư trú.
Hồ sơ khởi kiện người thiếu nợ không trả
Đơn khởi kiện người thiếu nợ không trả cần có những nội dung về thông tin cá nhân của người khởi kiện, của những người nợ tiền, hóa đơn, các chứng từ, giấy vay nợ,…để chứng minh về việc những người này có nợ tiền mình.
Những nội dung cơ bản cần phải có trong tờ đơn khởi kiện đòi nợ được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, như sau:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích cần được bảo vệ;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác;
>>> Hồ sơ khởi kiện người thiếu nợ không trả? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày …… tháng …… năm 20…..
ĐƠN KHỞI KIỆN
(V/v : Đòi trả nợ )
Kính gửi : TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. ………………………………………………………….
Nguyên đơn :……………………………………………………………………………………………..
Giấy ĐKKD số :………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại :………………………………………………………………………………………………..
Đại diện :…………………………………………………………………………………………………..
Nay làm đơn này khởi kiện :………………………………………………………………………..
Bị đơn :
Địa chỉ :
Vì đã cố tình trì hoãn, không trả nợ cho chúng tôi số tiền …000. 000 đồng.
Nội dung sự việc như sau :………………………………………………………………………….
Việc ông……………..không trả nợ đã gây cho chúng tôi nhiều khó khăn, thiệt hại. Do vậy, nay chúng tôi làm đơn này, kính đề nghị Quý tòa xem xét và giải quyết cho yêu cầu của chúng tôi như sau:
1. Buộc ông…………. phải trả cho chúng tôi số tiền còn thiếu (nợ gốc) là…………. đồng.
2. Buộc ông…………… phải trả thêm khoản lãi phát sinh từ tháng……… tới nay……….theo lãi suất quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định, số tiền là…………………………..
Cộng : …..000. 000 đồng ( ….. triệu đồng )
Kính mong Quý tòa xem xét, giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
……….., ngày…..tháng…năm
Người làm đơn
Họ và tên
>>> Liên hệ ngay để biết thủ tục khởi kiện về nợ tiền không trả: 1900.6174
Nợ tiền nhưng không trả phải làm gì?
Khi bạn cho vay tiền nhưng người vay không trả, có một số bước bạn có thể thực hiện để giải quyết tình huống này:
+ Giao tiếp và nhắc nhở: Đầu tiên, hãy liên hệ với người vay và nhắc nhở họ về khoản nợ và hạn chót trả tiền. Trong một số trường hợp, có thể có sự hiểu lầm hoặc vấn đề khó khăn mà người vay đang gặp phải. Thông qua việc trao đổi và giao tiếp, bạn có thể tìm hiểu thêm về tình hình và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
+ Hợp tác để tìm giải pháp: Nếu người vay đang gặp khó khăn tài chính, hãy cố gắng thảo luận và tìm hiểu xem có thể tìm ra giải pháp hợp tác. Có thể đề xuất một kế hoạch trả nợ theo đợt hoặc trả dần dần trong thời gian dài để giúp người vay đảm bảo tính khả thi và tránh tình trạng nợ ngày càng tăng.
+ Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ: Nếu không thể đạt được sự thỏa thuận hoặc người vay không tuân thủ thỏa thuận, bạn có thể thuê một dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp. Các công ty thu hồi nợ có kinh nghiệm trong việc đòi lại nợ và có thể áp dụng các biện pháp pháp lý như gửi thư đòi nợ, gọi điện thoại hoặc đệ đơn kiện để thu hồi khoản nợ.
+ Tìm đến sự hỗ trợ pháp lý: Nếu mọi phương pháp trên không thành công, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ pháp lý để giải quyết vấn đề. Điều này có thể bao gồm việc đệ đơn kiện hoặc tham gia quá trình giải quyết tranh chấp thông qua hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trước khi áp dụng biện pháp pháp lý, hãy tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan và tư vấn với một luật sư để đảm bảo việc làm của bạn tuân thủ đúng quy trình và pháp lý.
Nhớ rằng quá trình giải quyết nợ có thể mất thời gian và không phải lúc nào cũng đảm bảo thành công. Điều quan trọng là duy trì sự chủ động, tìm cách giải quyết vấn đề một cách công bằng và tuân thủ quy định pháp luật.
>>> Thủ tục pháp lý về nợ tiền không trả, gọi ngay: 1900.6174
Các điều luật liên quán đến nợ tiền không trả
Các điều luật liên quan đến nợ tiền không trả có thể khác nhau tùy theo quốc gia và hệ thống pháp luật của mỗi nước. Dưới đây là một số điều luật thông thường và phổ biến liên quan đến vấn đề này:
+ Hợp đồng vay: Hợp đồng vay tiền là cơ sở pháp lý cho quan hệ vay nợ. Điều luật quy định các quyền và nghĩa vụ của cả người cho vay và người vay, bao gồm cả điều khoản về việc trả nợ và hình thức xử lý nếu người vay không trả nợ.
+ Quy tắc trả nợ: Có các quy tắc rõ ràng về thời hạn và phương thức trả nợ, bao gồm cả lãi suất và các khoản phí phát sinh khác. Việc không tuân thủ các quy tắc này có thể được coi là vi phạm hợp đồng và có thể gây hậu quả pháp lý.
+ Quy định về thu hồi nợ: Luật pháp cũng có thể quy định về quyền của người cho vay hoặc bên thứ ba thu hồi nợ. Các quy định này có thể liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp, áp dụng biện pháp pháp lý như đệ đơn kiện hay tịch thu tài sản để đòi nợ.
+ Thỏa thuận và đàm phán: Trong một số trường hợp, người cho vay và người vay có thể đàm phán và thỏa thuận về việc giải quyết nợ một cách hòa bình. Điều luật có thể xem xét và hỗ trợ các thỏa thuận này nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
+ Quy định pháp lý: Nếu mọi biện pháp đàm phán và thỏa thuận đều không thành công, người cho vay có thể áp dụng các biện pháp pháp lý như đệ đơn kiện để đòi lại nợ. Quy định pháp lý có thể xác định các quy trình và thủ tục mà người cho vay cần tuân thủ trong quá trình kiện tụng và thu hồi nợ.
Lưu ý rằng đây chỉ là những điều luật và quy định thông thường, và chúng có thể khác nhau tùy theo quốc gia và vùng lãnh thổ. Để biết chính xác về các quy định liên quan đến nợ tiền không trả trong quốc gia của bạn, tốt nhất là tham khảo luật sư hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
>>> Các điều luật liên quán đến nợ tiền không trả? Gọi ngay: 1900.6174
Nợ tiền không trả mang nghiệp gì?
Luật Nhân quả trong đạo Phật có chỉ rõ hành vi vay tiền không trả chính là gieo nghiệp nghèo hèn và phải chịu quả báo. Nếu sớm thì quả báo trong đời này, còn muộn thì những đời sau phải gánh chịu.
Trước hết sẽ đánh mất niềm tin của người khác đối với mình, sau đó sẽ bị người đời coi thường. Khi mà bạn Trả nợ đúng hẹn cũng chính là sự tu dưỡng đạo đức, tích phúc báo cho bản thân và con cháu sau này.
>>> Liên hệ Tổng đài Luật Thiên Mã để được tư vấn nhanh chóng nhất 1900.6174
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về những trách nhiệm pháp lý khi vay tiền không trả và thủ tục hướng dẫn để có thể đòi lại tiền. Nếu như các bạn có nhu cầu tư vấn luật cho việc vay tiền cá nhân hay thuê luật sư khởi kiện đòi nợ tiền vay, giải quyết các tranh chấp vay tiền khi không có giấy tờ vui lòng liên hệ qua hotline của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn luật kịp thời.