Nguyên nhân tham nhũng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên dù là nguyên nhân nào nó cũng thể hiện sự suy thoái về tư tưởng cũng như lối sống của một số bộ phận những người có chức vụ, quyền hạn, nó giống như một mối nguy hiểm, đe dọa đến sự sống còn của đất nước.
Tại bài viết dưới đây Luật Thiên Mã sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến nguyên nhân của tình trạng tham nhũng. Nếu có bất cứ câu hỏi nào trong quá trình tìm hiểu, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua số hotline 1900 6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về nguyên nhân tham nhũng. Gọi ngay: 1900.6174
Tham nhũng là gì?
Trong xã hội, một số người muốn sống sung túc nhưng không phải bằng sức lao động của chính mình hay bằng cách thức hợp pháp, nhu cầu đó đã biến họ trở thành tham lam, ích kỷ, hám lợi. Để thỏa mãn lòng tham, sự hám lợi vụ lợi đó, một số người có chức vụ quyền hạn đã dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản nhà nước, tài sản của tập thể, tài sản và quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
Tham nhũng là một khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, không có quyền lực thì không thể thực hiện hành vi tham nhũng. Ba yếu tố làm nảy sinh tham nhũng đó là: lòng tham, quyền lực và điều kiện hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội.
Định nghĩa về tham nhũng được pháp luật quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về tham nhũng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Tham nhũng là các hành vi như thế nào?
Tại Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng 2018 có quy định cụ thể về các hành vi tham nhũng như sau:
Thứ nhất, các hành vi tham nhũng do người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan hoặc tổ chức khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:
– Tham ô tài sản
– Nhận hối lộ
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi
– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
– Giả mạo trong công tác vì mục đích vụ lợi
– Đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì mục đích vụ lợi
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì mục đích vụ lợi
– Nhũng nhiễu vì mục đích vụ lợi
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi trái pháp luật vì mục đích vụ lợi hoặc cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì mục đích vụ lợi.
Thứ hai, các hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài khu vực nhà nước bao gồm:
– Tham ô tài sản
– Nhận hối lộ
– Đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì mục đích vụ lợi
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang phải đấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng – một trong những “quốc nạn” mà hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các hành vi tham nhũng. Gọi ngay: 1900.6174
Nguyên nhân tham nhũng
Tệ nạn tham nhũng trên thực tế sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến bao gồm:
– Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống pháp luật hiện nay đã có những quy định trong việc phòng và chống nạn tham nhũng nhưng nhìn chung còn nhiều kẽ hở. Các quy trình làm việc của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền còn nhiều điểm chưa hợp lý, các thủ tục hành chính tương đối phức tạp và rườm rà. Những nội dung này mang đến tính thiếu minh bạch giúp các cá nhân có cơ hội tham nhũng.
- Do sự sơ hở, sự thiếu đồng bộ và đầy đủ của tổ chức bộ máy.
- Công tác kiểm tra cũng như giám sát còn thiếu chặt chẽ.
- Công cuộc đấu tranh và xử lý những hành vi tham nhũng chưa kịp thời, những vụ án tham nhũng thường được phát hiện muộn, khi các cá nhân đã trực lợi được một khoản tiền lớn.
- Tính tích cực của người dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa được phát động thường xuyên.
– Nguyên nhân chủ quan:
Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức cũng như lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Nó xuất phát từ nhận thức ích kỷ, tham lam và tư tưởng, lập trường không được vững vàng.
Khi được trao quyền hạn nhưng họ lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình một cách tinh vi. Nhất là những cán bộ, công chức nắm những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức. Họ dễ dàng tiếp cận với nhiều cám dỗ và lợi ích lớn hơn thay vì nhận được quyền lợi từ thực hiện công vụ.
>>>Chuyên viên giải đáp miễn phí về các nguyên nhân tham nhũng. Gọi ngay: 1900.6174
Các tác hại của tham nhũng?
– Tác hại về mặt chính trị:
- Tệ nạn tham nhũng đã phá hoại đội ngũ cán bộ làm cho tầm thường hoá hệ thống pháp luật.
- Kỷ cương xã hội không được giữ vững, sức mạnh cũng như uy tín của nhà nước cũng giảm đi trong lòng tin của nhân dân. Từ đó hạn chế đi sức mạnh, và niềm tin của nhân dân vào lực lượng lãnh đạo. Đồng thời giúp cho kẻ thù phá hoại, xâm lược đất nước có cơ hội phát triển.
- Làm cho bộ máy nhà nước trở thành quan liêu, những đội ngũ cán bộ, công chức tốt cũng có thể bị tác động trong nhận thức và thái độ.
- Là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới của đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
– Tác hại về mặt kinh tế:
- Tham nhũng gây thất thoát những một khoản tiền lớn trong chi tiêu chính sách công. Từ đó không đảm bảo ý nghĩa cũng như hiệu quả sử dụng triệt để ngân sách nhà nước.
- Những hành vi tham nhũng gây tổn thất rất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước. Làm thất thoát nguồn thu đồng thời không phải ánh đúng giá trị cũng như nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
- Một số lượng lớn tài sản công đã trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức do đó không đảm bảo được việc sử dụng và đầu tư công.
- Do hành vi tham nhũng mà một số công trình xây dựng được xây lên một cách kém chất lượng, không đảm bảo được hiệu quả sử dụng, gây nguy hiểm cho người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế xã hội.
- Tham nhũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh. Làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Hành vi tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến công tác giải quyết các thủ tục hành chính từ đó làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Tác hại về mặt xã hội:
- Tham nhũng xâm phạm, làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội. Làm tha hoá một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
- Nhiều cán bộ, công chức không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ được nhân dân. Họ coi nghề nghiệp của mình như là một cơ hội để thực hiện các hành vi tham nhũng. Họ hướng tới các lợi ích bất chính với mục đích là để nhanh chóng giàu có, bất chấp việc vi phạm pháp luật.
- Sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức ảnh hưởng đến nhận thức và sự đánh giá của người dân. Họ không dám tin hoặc không có cơ sở để tin tưởng tuyệt đối vào một cá nhân lãnh đạo nào, việc này dẫn đến sự bất bình trong xã hội từ đó ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
>>>Xem thêm: Tài sản tham nhũng là gì? Thu hồi tài sản tham nhũng là gì?
Ví dụ về hành vi tham nhũng?
Ví dụ 1:
Anh A là kế toán của một tổ chức nhà nước. Anh A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để lấy khoản ngân sách tổ chức giao cho mình để đầu tư mua bán đất tiêng. A thực hiện các thủ tục liên quan đế có thể hợp pháp hóa được nguồn tiền đó từ đó lấy khoản lãi thu được đi chi tiêu cá nhân.
Đây là một hành vi tham nhũng, vì anh A là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để đạt được mục đích hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật.
Ví dụ 2:
Một vụ án tham nhũng nổi tiếng gần đây với 54 bị cáo bị truy tố với nhiều tội danh như “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Từ lợi bào chữa của nhóm các bị cáo là Doanh nghiệp thì việc đưa tiền cảm ơn cho cá quan chức bản chất là những cuộc ngã giá để mong muốn đạt được mục tiêu là được cấp phép các chuyến bay.
Có thể thấy các bị cáo trong vụ án này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn cũng như chủ trương của Nhà nước để phạm tội một cách tinh vi, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi bất chính với số tiền nhiều tỷ đồng.
>>>Xem thêm: Tham nhũng trong quân đội và biện pháp bảo vệ người viết đơn tố cáo
Những nội dung trên là toàn bộ những chia sẻ của Luật Thiên Mã về vấn đề nguyên nhân tham nhũng. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất nhé!