Luật hình sự

Mục đích của hành vi tham nhũng là gì theo quy định Bộ luật Hình sự 2015?

Mục đích của hành vi tham nhũng là gì theo quy định Bộ luật Hình sự 2015? Hầu như ở các quốc gia trên thế giới thì vấn đề phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu bởi chỉ có phòng chống tham nhũng tốt thì mới có thể có bộ máy Nhà nước trong sạch và vững mạnh. Tại Việt Nam ta cũng vậy, đáp ứng sự kì vọng của xã hội đề ra thì Đảng và Nhà nước ta đã luôn đề ra các quy định chung về việc phòng chống tham nhũng.

Vậy cụ thể hành vi nào được xem là tham nhũng? Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng là gì? Mục đích của hành vi này? v.v… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

 

 Tham nhũng là gì?

 

>> Hướng dẫn miễn phí mục đích của hành vi tham nhũng là gì nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

Theo như quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng được xem là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Trong đó:

– Người có chức vụ, quyền hạn chính là những người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức nào khác, có hưởng lương hoặc là không hưởng lương, được giao thực hiện các nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện các nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

muc-dich-cua-hanh-vi-tham-nhung-la-gi-khai-niem

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn về kỹ thuật, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;

+ Người giữ các chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

+ Những người khác được giao cho thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

– Vụ lợi được hiểu là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng các chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích về vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

>> Xem thêm: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là ai?

 

 Các hành vi tham nhũng

 

>> Hướng dẫn chi tiết mục đích của hành vi tham nhũng là gì miễn phí, liên hệ 1900.6174

 

Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có quy định về các hành vi tham nhũng tại Điều 2.

Theo đó quy định này có phân loại cụ thể hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.

Cụ thể theo như quy định tại khoản 1 của Điều này liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Lạm dụng các chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lạm quyền trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

– Không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái với quy định của pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Khoản 2 Điều này cũng có liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

>> Xem thêm: Dịch vụ thuê luật sư riêng đại diện cho cá nhân, doanh nghiệp & Mức phí

 

 Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng là gì?

 

>> Tư vấn chi tiết mục đích của hành vi tham nhũng là gì miễn phí, gọi ngay 1900.6174

 

Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời cả ba dấu hiệu đặc trưng như sau:

Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn.

Luật Phòng, chống tham nhũng có quy định:

Người có chức vụ, quyền hạn chính là những người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức nào khác, có hưởng lương hoặc là không hưởng lương, được giao thực hiện các nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện các nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn về kỹ thuật, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;

+ Người giữ các chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

+ Những người khác được giao cho thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Ngoài ra, theo như quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), các chủ thể của các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ còn có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.

muc-dich-cua-hanh-vi-tham-nhung-la-gi-cu-the

Thứ hai, những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng các chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.

Sự lợi dụng, lạm dụng sẽ thông qua: (i) hoặc là chức năng chính quyền; (ii) hoặc là chức năng tổ chức, lãnh đạo; (iii) hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo các nhiệm vụ, công vụ được giao; (iv) hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đã đảm nhận.

Thứ ba, người thực hiện các hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi ích về vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng).

Đây là những dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

Như vậy, nếu như thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng vừa nêu trên thì không bị coi là hành vi tham nhũng mà chỉ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.

>> Xem thêm: Ăn trộm bao nhiêu tiền thì bị khởi tố? Mức xử phạt như thế nào?

 

Mục đích của hành vi tham nhũng là gì (nguyên nhân)

 

 

Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong các điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị đã tạo ra tiền đề khách quan cho việc tham nhũng nảy sinh, phát triển.

Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tệ nạn tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: Quyền lực công và lòng tham của cá nhân.

Tham nhũng chính là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém.

Thực tế cho thấy, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, quản lý công khai, minh bạch, văn minh, tham nhũng thường xảy ra ít hơn.

Ngược lại, đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao thì ở đó vụ việc tham nhũng lại càng diễn ra phức tạp hơn.

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc việc thực thi pháp luật còn yếu kém cũng là một nguyên nhân và là điều kiện của tham nhũng.

Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, thiếu nhất quán đã tạo nên nhiều “kẽ hở” những người có chức vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính.

Bên cạnh đó, những phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái đặc biệt là suy thoái trong tư tưởng chính trị.

Họ sẵn sàng bỏ qua các lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho chính bản thân, gia đình, họ hàng mình; nhất là trong điều kiện đang diễn ra khủng hoảng xã hội, kinh tế ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ công chức.

Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của những người dân chưa cải tạo chính là điều kiện cho những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, vòi vĩnh đòi nhận quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ.

Bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh, với các thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số các cán bộ, công chức Nhà nước sách nhiễu, nhận hối lộ của người dân, doanh nghiệp.

Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là về vấn đề tiền lương cho các cán bộ, công chức chưa thỏa đáng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan.

Một khi cán bộ, công chức Nhà nước chưa thể sống no ấm, đầy đủ với tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc, chức vụ của mình mà Nhà nước giao cho kể cả việc tham nhũng.

>> Tư vấn miễn phí mục đích của hành vi tham nhũng là gì chính xác, liên hệ 1900.6174

 

Hậu quả của việc tham nhũng

 

 

Tham nhũng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, cụ thể:

Về mặt chính trị

Hiện nay, tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, các dự án lớn mà còn xuất hiện ở cả những cấp chính quyền cơ sở- những cơ quan tiếp xúc với nhân dân hàng ngày.

Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí gây ra tác hại rất lớn, làm tổn hại đến thanh danh của Đảng gây bất bình đối và giảm lòng tin trong nhân dân đối với chính phủ, nhà nước; tiếp tay cho những thế lực thù địch ngoài nước để chống phá đất nước ta.

Về mặt kinh tế

Trong những năm gần đây, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gây ra rất nhiều hậu quả không mong muốn.

Đặc biệt, tác của tham nhũng trong vấn đề kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng, hành vi này đã gây ra thiệt hại lớn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của Nhà nước, tiền bạc, công sức và thời gian của nhân dân.

Theo như thống kê, giá trị tài sản bị thiệt hại có liên quan đến hành vi tham nhũng của mỗi vụ lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.

Tác hại tham nhũng mang lại trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là việc tài sản và lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân bị biến thành các tài sản riêng của một người mà nguy hiểm hơn, hành vi này còn còn gây ra thiệt hại, dẫn đến thất thoát, lãng phí tài sản.

muc-dich-cua-hanh-vi-tham-nhung-la-gi-thu-tuc

Về mặt xã hội

Trước những lợi ích bất chính có được khi thực hiện các hành vi tham nhũng; nhiều người có chức vụ, quyền lợi đã không thể giữ được phẩm chất đạo đức của mình.

Chức vụ, quyền lực được giao không còn được sử dụng để nhằm phục vụ nhân dân mà đang hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp cả việc vi phạm luật pháp, làm trái với công vụ và trái với đạo đức.

Hành vi tham nhũng không chỉ diễn ra trong các lĩnh vực như là kinh tế, tài chính, ngân hàng,….

Mà đang dần có xu hướng lan sang nhiều lĩnh vực khác nữa – những lĩnh vực ít có khả năng xảy ra tham nhũng như là: văn hóa, y tế, giáo dục,… thậm chí còn có thể lan sang cả những lĩnh vực được đánh giá là không thể có hành vi tham nhũng dưới góc nhìn pháp luật và đạo đức như là phúc lợi xã hội hay bảo việc pháp luật.

Càng như vậy, hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam sẽ càng trở nên nghiêm trọng và nguy hại hơn.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề mục đích của hành vi tham nhũng là gì nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Mục đích của hành vi tham nhũng là gì” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như hành vi nào được xem là tham nhũng? Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng là gì? Mục đích của hành vi này? v.v… Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7