Luật hình sự

Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông theo quy định Bộ luật Hình sự 2015

Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Ngày nay, việc sử dụng phương tiện giao thông ngày càng nhiều và phát triển. Mặc dù chưa đủ tuổi quy định, nhưng nhiều bạn trẻ đã sử dụng phương tiện giao thông, dẫn đến xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông. Bên cạnh những lỗi gây ra tai nạn giao thông phổ biến như lỗi trực tiếp, cố ý hay vô ý gây ra tai nạn giao thông, thì lỗi gián tiếp gây ra tai nạn giao thông, có ít người hiểu rõ về khái niệm này.

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông, bao gồm các phần như: Lỗi gián tiếp là gì?; lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không?; Nguyên tắc bồi thường của lỗi này được quy định như thế nào?. Nếu các bạn có thắc mắc về vấn đề này, hãy gọi cho Luật Thiên Mã  chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp, số điện thoại liên lạc 1900.6174

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

 

Anh N.T.Hưng có câu hỏi như sau:

Chào luật sư! Trên đường đi từ chỗ làm về, tôi có chở thêm một số dụng cụ, không may khi đang di chuyển trên đường, một cây sắt rơi ra, vừa lúc đấy một xe máy đi tới lao phải và anh A bất tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này, tôi có phải bồi thường mọi thiệt hại của anh A không? Lỗi của tôi có phải là lỗi gián tiếp không?. Cảm ơn luật sư.

 

 Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông là gì

 

>> Hướng dẫn miễn phí lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

Lỗi gián tiếp được chia làm hai trường hợp, lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý gián tiếp, nhưng gây ra hậu quả tai nạn giao thông

loi-gian-tiep-trong-tai-nan-giao-thong-khai-niem

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người thực hiện hành hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, thấy rõ được hành vi của mình là nguy hiểm, thấy được hậu quả của hành vi, không mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra

Lỗi vô ý là trong trường hợp người thực hiện hành vi không ý thức được hành vi đó là hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội, mặc dù người này đủ điều kiện để nhận thức được

>> Xem thêm: Mẫu thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông theo quy định Luật giao thông đường bộ 2019

 

 Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không

 

>> Hướng dẫn chi tiết lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông miễn phí, liên hệ 1900.6174

 

Dù là lỗi gián tiếp do cố ý hay vô ý, thì vẫn được thực hiện bởi bản thân chủ thể.

Do đó, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt xảy ra theo quy định của bộ luật dân sự

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 585, cụ thể:

-Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời và toàn bộ, các bên có thể tự thoả thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc hiện vật, phương thức bồi thường thiệt hại, nếu không có thỏa thuận khác.

-Người bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại của mìn, nếu lỗi đó không phải là lỗi cố ý hay vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng tài chính của bản thân

-Nếu mức thiệt hại không phù hợp với thiệt hại thực tế, thì bên thiệt hại và bên bồi thường thiệt hại có thể yêu cầu Tòa giải quyết

-Khi bên bị thiệt hại cũng có lỗi trong thiệt hại của mình, thì không được nhận bồi thường thiệt hại do phần lỗi của mình gây ra

Vậy, tương tự như lỗi trực tiếp, dù là lỗi gián tiếp nhưng vẫn do chủ thể thực hiện gây ra, nên vẫn phải chịu mức bồi thường thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải đảm bảo theo Điều 585 Bộ luật hình sự.

>> Xem thêm: Cố ý gây tai nạn giao thông trong trương hợp nào sẽ bị phạt tù?

 

 Người gây ra lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông cho người khác thì có phải bồi thường không

 

>> Tư vấn chi tiết lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông miễn phí, gọi ngay 1900.6174

 

Theo Điều 601 Bộ luật dân sự quy định bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

loi-gian-tiep-trong-tai-nan-giao-thong-cu-the

Tóm lại, nếu gián tiếp gây ra tai nạn giao thông mà thuộc các trường hợp trên theo pháp luật quy định, sẽ bị phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường được quy định rõ trong bộ luật này, với từng mức độ thiệt hại khác nhau sẽ phải chịu mức bồi thường khác nhau.

>> Xem thêm: Lỗi không bật đèn trong hầm đường bộ ? Quy trình xử phạt hành chính?

 

 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông như thế nào

 

 

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 585, cụ thể:

-Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời và toàn bộ, các bên có thể tự thoả thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc hiện vật, phương thức bồi thường thiệt hại, nếu không có thỏa thuận khác.

-Người bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại của mình, nếu lỗi đó không phải là lỗi cố ý hay vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng tài chính của bản thân

-Nếu mức thiệt hại không phù hợp với thiệt hại thực tế, thì bên thiệt hại và bên bồi thường thiệt hại có thể yêu cầu Tòa giải quyết

-Khi bên bị thiệt hại cũng có lỗi trong thiệt hại của mình, thì không được nhận bồi thường thiệt hại do phần lỗi của mình gây ra

Có thể thấy, phải đảm bảo bồi thường thiệt hại theo đúng nguyên tắc được quy định tại Điều 585, thiệt xảy xảy ra phải được bồi thường kịp thời và toàn bộ.

Và đảm bảo, người gây thiệt hại không phải bồi thường những thiệt hại không do mình gây ra và mức thiệt hại vượt quá so với thiệt hại thực tế.

>> Tư vấn miễn phí lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông chính xác, liên hệ 1900.6174

 

Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

 

 

Lỗi gián tiếp trong tai nạn nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự:

-Nếu người tham gia giao thông có hành vi vi phạm pháp luật về các quy luật đảm bảo an toàn giao thông, dẫn tới thiệt hại cho người khác, bị phạt từ 30.000 đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm, trong các trường hợp:

Hành vi vi phạm gây tổn hại để lại thương tích trên 61%

Gây thương tích, tổn hại đến sức khoẻ từ 2 người trở nên, thương tích 61% – 121%

Thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Người gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt từ 3 đến 10 năm, nếu:

Không có giấy phép lái xe

loi-gian-tiep-trong-tai-nan-giao-thong-muc-phat

Điều khiển phương tiện giao thông trong trường hợp sử dụng rượu bia; ma túy; chất kích thích

Gây thương tích từ 2 người trở nên, tỷ lệ cơ thể từ 100% – 200%

Gây thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng

Người gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tù từ 7 đến 15 năm, nếu :

Gây thương tích cho 3 người trở nên, tổng thương tích là 201%

Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở nên

Từ đó, có thể thấy lỗi cố ý gián tiếp gây ra tai nạn giao thông, vẫn sẽ phải bồi thường thiệt hại, nếu thuộc các trường hợp trên.

Mức bồi thường thiệt hại cụ thể được quy định trong từng khoản.

>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông

 

 Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông đi ngược chiều có bị xử lý hình sự?

 

 

Xét theo Điều 260 Bộ luật hình sự.

Người nào tham gia giao thông, vi phạm quy định về an toàn giao thông, gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, nếu:

– Gây tai nạn làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe trên 2 người, tỷ lệ tổn thương 61% đến 121%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng….

Như vậy, nếu đi xe ngược chiều, mà gây tai nạn giao thông thuộc các trường hợp trên sẽ bị xử lý hình sự.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên đây, là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp cho quý vị về những quy định của pháp luật về lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông. Tỷ lệ tai nạn giao thông ngày càng cao, và số lượng người tử vong do tai nạn giao thông cũng ngày một lớn. Mỗi chúng ta cần chuẩn bị tốt kiến thức, cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông. Tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, chấp hành tốt, không thực hiện các hành vi vi phạm, nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho quý vị. Nếu có thắc mắc về các quy định về giao thông, hay các vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy gọi cho Luật Thiên Mã chúng tôi để được tư vấn, số điện thoại liên lạc 1900.6174

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7