Lập vi bằng mua bán đất là một trong những hoạt động của văn phòng Thừa phát lại. Vi bằng do Thừa phát lại lập dựa trên sự trực tiếp chứng kiến khách quan của mình đối với sự kiện, hành vi thực tế. Hiện nay, hoạt động lập vi bằng đang ngày càng phổ biến. Vì vậy, có nhiều người khi thực hiện hoạt động mua bán đất lại lập vi bằng thay vì công chứng.
Vậy, vi bằng mua bán đất có thể thay thế hợp đồng mua bán đất được công chứng hay không?. Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan.
>>> Liên hệ Luật Thiên Mã tư vấn miễn phí về mua bán đất đai nhà ở. Gọi ngay 1900.6174
Vi bằng là gì?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Nội dung của vi bằng là ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Đồng thời, khoản 1 Điều 40 Nghị định này quy định rằng vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt, gồm các nội dung chính sau đây:
– Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại và họ, tên của người lập vi bằng – thừa phát lại;
– Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
– Thông tin người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có, bao gồm: Họ, tên và địa chỉ;
– Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật (hành vi, sự kiện xảy ra trên thực tế) được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này;
– Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại;
– Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu lập vi bằng
Nếu văn bản vi bằng có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang, nếu có từ hai tờ trở lên thì phải đóng giáp lai cho văn bản vi bằng. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu, hình ảnh chứng minh.
Lưu ý: Vi bằng phải được lập dựa trên sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại. Đồng thời, Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
>>> Xem thêm: Thủ tục lập vi bằng cần hồ sơ gì? Mẫu đơn mới nhất 2023
Các trường hợp không được lập vi bằng
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, những trường hợp sau đây không được Lập vi bằng mua bán đất.
(1) Trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
(2) Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm các hành vi cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
(3) Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự hoặc trái đạo với đức xã hội;
(4) Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định những hợp đồng, giao dịch đó thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực. Không được xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại; không được phép xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
(5) Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản (phải đăng ký sở hữu) mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.
(6) Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.
(7) Ghi nhận sự kiện, hành vi của chủ thể được quy định tại Khoản 7 Điều 37 Nghị định này đang thi hành công vụ.
(8) Ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến.
(9) Một số trường hợp khác theo quy định pháp luật khác có liên quan.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các trường hợp không được lập vi bằng. Gọi ngay 1900.6174
Giá trị pháp lý giữa vi bằng và văn bản công chứng?
(1) Giá trị pháp lý của văn bản công chứng:
Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
– Văn bản công chứng có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên còn lại (tiếp nhận nghĩa vụ) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ. Đồng thời, sự kiện, tình tiết được thể hiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu).
– Bản dịch được công chứng có giá trị pháp lý và được sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
(2) Giá trị pháp lý của vi bằng
Theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được quy định như sau:
– Vi bằng là văn bản ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại lập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc (trừ một số trường hợp không được lập vi bằng);
– Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản chứng thực, văn bản công chứng, văn bản hành chính khác.
– Vi bằng được coi là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc hành chính và dân sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, vi bằng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình xem xét, đánh giá giá trị chứng cứ của vi bằng, trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính trung thực, khách quan của vi bằng. KHi được triệu tập, Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác buộc phải có mặt.
>>> Liên hệ luật sưu tư vấn miễn phí giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản công chứng. Gọi ngay 1900.6174
Lập vi bằng mua bán đất có thể thay thế hợp đồng mua bán công chứng không?
Lập vi bằng mua bán đất theo quy định tại Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực (trừ trường hợp kinh doanh bất động sản).
Đồng thời, khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rằng: Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng, mua bán nhà ở thương mại phải được công chứng, chứng thực.
Theo quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực (trừ trường hợp kinh doanh bất động sản). Việc mua nhà ở bằng hình thức lập vi bằng không có giá trị thay thế cho thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Mặc dù vậy, vi bằng vẫn có giá trị ghi nhận hành vi giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ nhà, đất và là cơ sở để các bên thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên canh đó, vi bằng cũng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí để biết vi bằng có thể thay thế hợp dồng mua bán. Gọi ngay 1900.6174
Thủ tục lập vi bằng
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được lập theo trình tự, thủ tục như sau:
(1) Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc, hành vi được lập vi bằng, lập vi bằng và chịu trách nhiệm pháp luật, chịu trách nhiệm trước người yêu cầu về vi bằng do mình lập. Sự kiện, hành vi trong vi bằng phải được ghi nhận một cách khách quan, trung thực. Nếu thấy cần thiết, Thừa phát lại có thể mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu mà mình cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng mà mình yêu cầu lập.
(2) Thừa phát lại phải ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại vào vi bằng và ghi vào sổ vi bằng được (theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định).
(3) Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định pháp luật. Việc lưu trữ vi bằng tương tự như lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
(4) Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm gửi vi bằng, tài liệu chứng minh kèm theo (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng. Sau khi nhận được vi bằng, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
>>> Xem thêm: Thủ tục lập vi bằng cần hồ sơ gì? Mẫu đơn mới nhất 2023
Mẫu vi bằng mới nhất
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ………………………………….. Địa chỉ …………………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ……./BB-TPL | ……………, ngày …. tháng …. Năm…… |
VI BẰNG
Vào hồi ……….. giờ …………. ngày …….. tháng …… năm …….., tại ……………….. ………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): ………………………………………………………………………. , chức vụ: Thừa phát lại
Ông (bà): …………………………………………………………………. , chức vụ: Thư ký nghiệp vụ
………………………………………………………………………………………………………………………….
Với sự tham gia của: (nếu có)
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: (người yêu cầu lập vi bằng) ……………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Số CMTND/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi cơ quan: …………………..
………………………………………………………………………………………………………………………….
Với sự chứng kiến của: (nếu có)
Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Số CMTND/Hộ chiếu: ………cấp ngày: ……………… bởi cơ quan: ………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:
(nêu tên của sự kiện, hành vi lập vi bằng)
1) ………………………………………………………………………………………………………………………
2) ………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)
………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………….
Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, văn bản, giấy tờ sau: (nếu có)
1) ……………………………………………………………………………………………………………………..
2) …………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………..
Vi bằng này được đăng ký tại Sở Tư pháp…………………. và có giá trị chứng cứ.
Vi bằng được lập thành …. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào hồi ………giờ………… cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí ký tên.
THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (Ký, ghi rõ họ tên) |
THỪA PHÁT LẠI (Ký, đóng dấu) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) |
>>> Liên hệ Luật Thiên Mã tư vấn miễn phí đơn vi bằng mới nhất. Gọi ngay 1900.6174
Lập vi bằng mua bán đất khi mua bán đất, các bên hoàn toàn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về việc mua bán đất này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, vi bằng mua bán đất hoàn toàn không có giá trị thay thế hợp đồng công chứng.
Vi bằng mua bán đất chỉ có giá trị là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp giữa các bên mà thôi. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ Luật Thiên Mã để được hỗ trợ kịp thời.