Luật thừa kế

Lập di chúc tại văn phòng công chứng cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Lập di chúc tại văn phòng công chứng cần những giấy tờ gì? Chi phí lập di chúc là bao nhiêu? Di chúc là văn bản ghi nhận ý chí định đoạt tài sản của một cá nhân đối với tài sản của họ sau khi chết. Để đảm bảo một bản di chúc có là hợp pháp và có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết, di chúc đó phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các quy định về điều kiện di chúc hợp pháp. Do đó, nhiều cá nhân khi muốn lập di chúc thường sẽ đến Văn phòng công chứng để lập di chúc. 

Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đềLập di chúc tại Văn phòng công chứng qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Lập di chúc tại văn phòng công chứng cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Gọi ngay: 1900.6174

Anh Quân ở Đà Nẵng đặt câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau mong được Luật sư tư vấn: Hiện tại tôi đang có nhu cầu lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho vợ tôi. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, tôi muốn lập di chúc tại Văn phòng công chứng. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi chi phí lập di chúc tại Văn phòng công chứng là bao nhiêu? Tôi phải chi trả những khoản phí gì? Liệu tôi có thể yêu cầu Văn phòng công chứng lưu giữ di chúc và chỉ công bố khi tôi chết không? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng đặt câu hỏi cho chúng tôi. Đối với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Di chúc hợp pháp 

Theo quy định pháp luật hiện nay, di chúc phải được lập trước thời điểm người có tài sản chết. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu lực của di chúc, di chúc phải đáp ứng các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể là những điều kiện sau đây:

– Người lập di chúc phải đang trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc. Đồng thời, việc lập di chúc không bị đe dọa, lừa dối hoặc cưỡng ép (1);

– Nội dung của di chúc không được vi phạm các điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (2);

– Hình thức của di chúc phải tuân theo các quy định pháp luật (3).

– Người lập di chúc là người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì di chúc của người này buộc phải lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của người lập di chúc đồng ý về việc lập di chúc.

– Người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì di chúc phải do người làm chứng di chúc lập và được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.

mau-lap-di-chuc-tai-van-phong-cong-chung

– Đối với di chúc miệng, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện như sau: 

+ Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình bằng lời nói trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng phải đáp ứng các điều kiện về người làm chứng được quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015. 

+ Ngay sau đó, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó. 

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ lúc người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc đó phải được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền/ chức năng (công chứng viện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) công chứng/ chứng thực và xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Lưu ý: Di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc chứng thực chỉ hợp pháp khi có đủ các điều kiện (1), (2) và (3) nêu trên.

>>> Xem thêm: Lập di chúc tại nhà có được không? Thủ tục lập di chúc như thế nào?

Làm di chúc có mất tiền không? 

Theo Điều 627, Điều 628 Bộ luật này, di chúc được thể hiện dưới hai hình thức là di chúc bằng miệng và di chúc bằng văn bản. Trong đó, di chúc bằng văn bản bao gồm những loại sau

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng;

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Đối với di chúc không có người làm chứng, người lập di chúc có thể tự mình lập di chúc bằng cách viết tay. Còn đối với di chúc có người làm chứng, người lập di chúc cần nhờ người làm chứng cho di chúc của mình. Cụ thể như sau:

– Trường hợp người lập di chúc nhờ người quen làm chứng di chúc (người làm chứng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015) thì thường sẽ không mất phí.

– Trường hợp người lập di chúc lập di chúc tại Văn phòng công chứng, lập tại UBND xã hoặc nhờ công chứng viên lập tại chỗ thì công chứng viên hoặc cán bộ UBND xã là người làm chứng và thực hiện thủ tục lập di chúc thì người lập di chúc phải mất một khoản chi phí tùy vào từng trường hợp.

Ngoài ra, trong trường hợp người lập di chúc tự lập di chúc bằng những hình thức khác và muốn công chứng hoặc chứng thực di chúc của mình thì phải trả một khoản phí, lệ phí công chứng, chứng thực như các loại tài liệu thông thường.

Như vậy, không phải bất cứ trường hợp nào lập di chúc thì người lập di chúc cũng phải chi trả những khoản chi phí cho việc lập di chúc mà còn tùy thuộc vào loại di chúc mà người lập di chúc lựa chọn

>>> Làm di chúc có mất tiền không? Gọi ngay: 1900.6174

Lập di chúc tại văn phòng công chứng gồm các bước

Theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015, trình tự thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện như sau:

– Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước mặt công chứng viên .

– Công chứng viên có trách nhiệm ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố về việc định đoạt tài sản sau khi chết. 

– Sau khi xác nhận nội dung bản di chúc đã thể hiện đúng ý chí của mình về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết, người lập di chúc cần ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó. 

– Công chứng viên công chứng vào bản di chúc đó.

Lưu ý: Nếu người lập di chúc không nghe được hoặc không đọc được bản di chúc, không ký được hoặc không điểm chỉ được vào bản di chúc thì thực hiện như sau: 

– Người lập di chúc nhờ người làm chứng và người làm chứng cần phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền. 

– Người có thẩm quyền thực hiện chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

– Trong trường hợp công chứng viên lập di chúc tại chỗ thì thủ tục tương tự như trên. (địa điểm lập di chúc sẽ được thực hiện theo yêu cầu của người lập di chúc hoặc hai bên thỏa thuận). 

>>> Lập di chúc tại văn phòng công chứng gồm các bước? Gọi ngay: 1900.6174

Lập di chúc tại văn phòng công chứng gồm những chi phí nào?

Khi lập di chúc tại Văn phòng công chứng, người lập di chúc sẽ phải chi trả những khoản phí như sau:

(1) Phí công chứng di chúc: Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng di chúc là : 50.000 đồng/di chúc.

(2) Thù lao lập di chúc: Khoản thù lao công chứng di chúc sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng và người lập di chúc tự thỏa thuận nhưng không được phép vượt qua mức thu lao mà UBND cấp tỉnh của mỗi địa phương ban hành.

Ví dụ:

Văn phòng công chứng tại Hà Nội, thù lao soạn thảo di chúc không quá 01 triệu đồng;

Văn phòng công chứng tại TP.HCM, phí soạn thảo di chúc là không quá 70.000 đồng (đối với di chúc đơn giản), 300.000 đồng (đối với di chúc phức tạp).

Ngoài ra, người di chúc còn phải chi trả một số khoản phí sau:

+ Phí đánh máy: 15.000 đồng/trang;

+ Phí sao chụp giấy tờ, tài liệu 1000 đồng/trang A4;

tham-lap-di-chuc-tai-van-phong-cong-chung

>>> Xem thêm: Lập di chúc ở đâu? Điều kiện để một bản di chúc hợp pháp

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng, thù lao soạn thảo di chúc là không quá 60.000 đồng (đối với di chúc đơn giản), 100.000 đồng (đối với di chúc phức tạp). Ngoài ra, nếu trong trường hợp người lập di chúc muốn in thêm bản di chúc cần phải chi trả thêm những khoản phí đánh máy văn bản như sau:

+ 10.000 đồng/trang A4;

+ 15.000 đồng/trang A3;

+ 20.000 đồng/trang giấy khác ngoài hai loại trên.

Văn phòng công chứng tại Hải Phòng, thù lao soạn thảo di chúc là không quá 01 triệu đồng. Ngoài ra, người lập di chúc còn phải chi trả những khoản phí sau đây:

+ Phí đánh máy: 20.000 đồng/trang A4;

+ Phí sao chụp hồ sơ: 5.000 đồng/trang A4.

– Văn phòng công chứng tại Cần Thơ, thù lao soạn thảo di chúc là không quá 200.000 đồng. Ngoài ra, người lập di chúc còn phải chi trả những khoản phí sau:

+ Phí đánh máy: 20.000 đồng/trang;

+ Phí sao chụp hồ sơ: 1.000 đồng/trang;

+ Phí cấp bản sao di chúc công chứng: 20.000 đồng/di chúc.

(3) Phí công chứng ngoài trụ sở (nếu có): Theo Luật Công chứng 2014, trong một số trường hợp nhất định hoặc có lý do chính đáng mà không thể thực hiện công chứng tại Văn phòng công chứng, các bên có thể thỏa thuận về việc công chứng di chúc ngoài trụ sở. Mức phí công chứng ngoài trụ sở sẽ tùy theo quy định của Văn phòng công chứng và không được quá mức phí mà UBND tỉnh của từng địa phương ban hành. Thông thường, mức phí này sẽ bao gồm phí công chứng và chi phí đi lại của công chứng viên, giá dao động từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

(4) Phí nhận lưu giữ di chúc: Theo quy định pháp luật hiện nay, người lập di chúc hoàn toàn có thể yêu cầu Văn phòng công chứng lưu giữ di chúc của mình. Mức phí là 100.000 đồng.

(5) Phí công bố di chúc: Đối với phí công bố di chúc sẽ không có quy định chung mà dựa vào mức giá của từng văn phòng công chứng cụ thể hoặc từng tỉnh quy định. Trong trường hợp công bố di chúc ngoài Văn phòng công chứng thì phải chi trả thêm các khoản chi phí cho người công bố di chúc như chi phí ăn ở, chi phí đi lại, …

>>> Lập di chúc tại văn phòng công chứng gồm những chi phí nào? Gọi ngay: 1900.6174

Một số quy định về công chứng di chúc 

Việc công chứng di chúc có vai trò công nhận sự hợp pháp của di chúc. Do đó, trong những trường hợp sau, công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc nếu không được người yêu cầu công chứng trình bày, giải thích rõ ràng:

– Nghi ngờ người lập di chúc có bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
– Có căn cứ cho rằng người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép để lập di chúc;
– Nếu trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng nhất thiết phải xuất trình đầy đủ những loại giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

–  Di chúc đã được công chứng trước đó nhưng người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc hoàn toàn có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó mà không nhất thiết phải là công chứng viên trước đó.

Nếu trong trường hợp di chúc được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ đang được lưu giữ tại một Văn phòng công chứng khác thì người lập di chúc có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng công chứng đó về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc đó.

>>> Một số quy định về công chứng di chúc? Gọi ngay: 1900.6174

Mức phí công chứng di chúc 

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014, phí công chứng di chúc bao gồm 03 loại phí là phí công chứng di chúc, phí lưu giữ và phí công bố di chúc. Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC đã quy định mức phí công chứng di chúc cụ thể như sau:

– Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/di chúc.

– Phí lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/di chúc.

– Phí công bố di chúc: Mức phí này sẽ do tổ chức hành nghề công chứng quy định

Như vậy, khi có nhu cầu công chứng di chúc, người lập di chúc có thể tự lập di chúc và yêu cầu công chứng di chúc như những văn bản bình thường khác và mức phí trong trường hợp này không quá lớn. Hoặc, người lập di chúc hoàn toàn có thể yêu cầu lập di chúc tại văn phòng công chứng hoặc công chứng di chúc tại chỗ. Trong trường hợp này, người lập di chúc cần phải chi trả nhiều khoản phí hơn như thù lao lập di chúc, phí công chứng di chúc, chi phí đi lại cho công chứng viên, ….

mau-lap-di-chuc-tai-van-phong-cong-chung

>>> Lập di chúc tại văn phòng công chứng cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Thiên Mã về vấn đềLập di chúc tại Văn phòng công chứng” là những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

 

 

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7