Làm di chúc thừa kế ở đâu? Mẫu di chúc thừa kế mới nhất

Làm di chúc thừa kế ở đâu? Di chúc được hiểu là một văn bản hoặc là lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt các tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Vậy muốn lập di chúc thì cần phải tiến hành ở đâu? Các yêu cầu và thủ tục lập 01 di chúc hợp pháp  là như thế nào? v.v…

Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí làm di chúc thừa kế ở đâu? Gọi ngay: 1900.6174

Câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi tên Hiệp ở Đà Nẵng tôi muốn hỏi một số vấn đề như sau. Bố tôi hiện tại đã có tuổi nên muốn lập di chúc đề phòng ngừa cho sau này. Vậy, cụ thể tôi có thể đưa bố tôi đi đến đâu để làm di chúc thừa kế? Thủ tục các bước sẽ diễn ra như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

 

Chúng tôi đã ghi nhận câu hỏi của bạn, cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Tổng đài Luật Thiên Mã, về vấn đề của bạn sau khi tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành về làm di chúc thừa kế ở đâu, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Thừa kế là gì?

Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của người mất sang cho người còn sống. Người hưởng tài sản đó sẽ có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước đã để lại. Trong xã hội có giai cấp thì quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước sẽ điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được các mục đích nhất định.

khoi-lam-di-chuc-thua-ke-o-dau

Quan hệ thừa kế sẽ tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa con người với con người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội ta, trong quá trình sản xuất hay lưu thông phân phối của cải vật chất.

Sự chiếm hữu vật chất này được  thể hiện giữa người này với người khác, giữa các tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện các quan hệ thừa kế. Sở hữu cũng chính là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người chúng ta và cùng với thừa kế, phát triển cùng với xã hội loài người.

>>> Xem thêm: Lập di chúc thừa kế cho một người con như thế nào?

Di chúc là gì?

Di chúc, căn cứ theo như quy định tại Điều 624 của Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản hoặc lời nói để thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt các tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Trong đó, người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản mình, theo như quy định tại Điều 625 của Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định là người đã thành niên, có tài sản để lại, hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt và tự nguyện khi lập di chúc. Còn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng cần được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc là người giám hộ hợp pháp. Quy định về độ tuổi lập di chúc (là từ đủ 15 tuổi trở lên) nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản – khi họ có đủ khả năng cũng như điều kiện để tạo lập nên các tài sản của chính mình.

Khi một người lập di chúc để định đoạt các tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản đó chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo như  quy định. Đồng thời, theo như quy định tại Điều 643 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc sẽ được đưa ra làm căn cứ để phân chia tài sản sau khi một người chết đi được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà họ lập ra trước khi mà họ chết.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí di chúc là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Làm di chúc thừa kế ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại ​​Điều 636 của Bộ luật dân sự 2015 đưa ra những quy định cụ thể như sau:

Việc lập di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:

  • Người lập di chúc phải tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc là người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc những người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc cần phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép một cách chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải ký vào bản di chúc.
  • Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc là không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì cần phải nhờ người làm chứng và người này cần phải ký xác nhận trước mặt các công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc đó trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Như vậy, theo như quy định của pháp luật, khi muốn lập di chúc, công dân có thể để các Ủy ban nhân xã hoặc là văn phòng công chứng.

– Ngoài ra, nếu như không thể lập di chúc tại các văn phòng/phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì bạn cũng có thể lập di chúc tại nhà của mình. Tuy nhiên, để việc lập di chúc tại nhà được pháp lý hóa thì công dân cần lưu ý những điểm sau đây để đảm bảo những nguyên tắc, cụ thể là:

+ Nếu lập di chúc tại nhà không có người làm chứng thì người lập di chúc sẽ phải tự viết và ký vào bản di chúc đó.

+ Trong trường hợp lập di chúc tại nhà và cố người làm chứng thì phải đảm bảo có 02 người làm chứng, người lập di chúc cần phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký và điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc đó.

>>> Làm di chúc thừa kế ở đâu? Gọi ngay: 1900.6174

Làm Di chúc thừa kế có phải công chứng, chứng thực không?

Theo như quy định tại Điều 626 của BLDS, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế…

Tuy nhiên, nếu như di chúc không hợp pháp thì việc chia thừa kế vẫn được thực hiện theo pháp luật. Mà một trong những điều kiện để một bản di chúc hợp pháp đó là hình thức của nó phải không trái quy định.

Theo đó như quy định tại Điều 627 của BLDS nêu rõ, di chúc phải được lập thành các văn bản, nếu như không lập được bằng văn bản thì có thể di chúc miệng:

– Di chúc bằng văn bản: Gồm di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng, có chứng thực;

– Di chúc miệng

mau-lam-di-chuc-thua-ke-o-dau

Như vậy, không phải tất cả các di chúc đều phải được công chứng, chứng thực mà chỉ một số trường hợp bắt buộc phải thực hiện bao gồm:

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất;

– Di chúc của người không biết chữ;

– Di chúc miệng;

– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.

>>> Làm Di chúc thừa kế có phải công chứng, chứng thực không? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục lập di chúc thừa kế nhanh gọn, chi tiết nhất

Di chúc lập bằng văn bản không có người làm chứng

Để lập di chúc trong trường hợp này, người lập di chúc cần phải tự viết, ký vào bản di chúc này. Điều đó đồng nghĩa với việc tại thời điểm lập di chúc thì người này hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, di chúc được lập hoàn toàn dựa vào ý nguyện của người này.

Bên cạnh đó, người lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng còn phải đáp ứng các điều kiện về mặt nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội; hình thức không trái quy định của pháp luật.

Di chúc lập bằng văn bản có người làm chứng

Khi người lập di chúc không thể tự mình viết được thì có thể tự đánh máy hoặc là nhờ người khác viết, đánh máy nhưng phải đảm bảo có ít nhất 02 người làm chứng và:

– Người lập di chúc cần phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng đó;

– Người làm chứng cần phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Di chúc lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực

Để công chứng, chứng thực di chúc, cần phải thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

– Phiếu yêu cầu công chứng tại các trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu như có) (theo mẫu quy định);

– Dự thảo Di chúc;

– Giấy tờ tùy thân như là Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…;

– Giấy tờ về tài sản như là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); Đăng ký xe ô tô…

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Cơ quan có thẩm quyền công chứng: nộp tại các Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;

– Cơ quan có thẩm quyền chứng thực: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.

Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc

Công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã sẽ tiếp nhận, kiểm tra các  hồ sơ của người lập di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc theo như nguyện vọng của người này.

Sau khi được giải thích rõ về các quyền, nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc đã được ghi chép đúng với ý chí của người để lại di chúc, người này sẽ được hướng dẫn ký hoặc là điểm chỉ vào văn bản đó.

Sau đó, Công chứng viên hoặc là người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã sẽ phải ký xác nhận làm chứng và trả lại bản gốc văn bản cho người lập di chúc.

Nếu như người lập di chúc yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã lưu giữ di chúc thì sau khi người lập di chúc chết, các đơn vị này sẽ giao lại di chúc đó cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.

Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng.

Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng

Lệ phí chứng thực tại các UBND cấp xã và phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều sẽ là 50.000 đồng/di chúc (Theo như Quyết định 1024/QĐ-BTP và Thông tư số 257/2016/TT-BTC).

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư 256 nêu trên cũng quy định mức thu phí nhận lưu giữ di chúc sẽ là 100.000 đồng/trường hợp.

Di chúc miệng

Chỉ khi nào không thể lập di chúc bằng văn bản do tính mạng đang bị đe dọa thì mới được phép lập di chúc miệng. Theo đó, thủ tục lập di chúc miệng sẽ được tiến hành như sau:

– Người để lại di chúc cần phải tuyên bố ý nguyện cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng;

– Hai người này cần ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ vào bản di chúc mới được ghi chép lại;

– Trong thời gian là 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện các  ý chí cuối cùng của mình, bản di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

– Sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó mặc nhiên bị hủy bỏ.

>>> Xem thêm: Di chúc ghi âm có hợp pháp không? Quy định pháp luật như thế nào?

Mẫu di chúc thừa kế mới nhất hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày tháng năm 20…, vào lúc 8 giờ 30 phút, tại số 5 đường Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Họ và tên tôi là: NGUYỄN VĂN B

Sinh Ngày:

CMTND số 

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

  1. Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc với các nội dung sau
  2. Danh sách tài sản thừa kế tôi để lại bao gồm:

– Quyền sử dụng đất căn nhà số 05 đường Định Công ,… theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …. do Sở tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2018.

– Tiền gửi tích kiệm tại ngân hàng Vietcombank theo sổ tích kiệm số ….

– Liệt kê chi tiết các loại tài sản để lại.

  1. Danh sách người hưởng thừa kế và phần di sản được hưởng

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi sau khi tôi qua đời như sau:

2.1. Người hưởng di sản số 1:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN VĂN C

Sinh Ngày:

CMTND số 

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng:  

2.2. Người hưởng di sản số 2:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN THỊ D

Sinh Ngày:

CMTND số 

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng:  

  1. Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ

ông NGUYỄN VĂN C có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền 500.000.000đ tôi đang vay của Bà TRẦN THỊ E (CMTND số: …., HKTT/chỗ ở hiện tại: ….) cùng thời điểm khai nhận di sản thừa kế đã nêu tại di chúc.

  1. Lập di chúc thay thế cho bản di chúc số 01 ngày  tháng  năm 20… tại ….. (Trường hợp đây là lần lập di chúc đầu tiên thì bỏ qua nội dung này).

III. Danh sách người làm chứng (Nếu không có người làm chứng thì bỏ qua nội dung này)

Làm chứng cho việc lập di chúc có:

  1. Họ và tên

Địa chỉ:

  1. Họ và tên:

Địa chỉ

Di chúc được lập thành 05 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau.

Hà Nội, ngày   tháng  năm 20…

XÁC NHẬN LÀM CHỨNG          NGƯỜI LẬP DI CHÚC

quyet-lam-di-chuc-thua-ke-o-dau

>>> Xem thêm: Di chúc ghi âm có hợp pháp không? Quy định pháp luật như thế nào?

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Làm di chúc thừa kế ở đâu” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như làm di chúc thừa kế có phải công chứng, chứng thực hay không? Thủ tục lập di chúc thừa kế nhanh gọn v.v…

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7