“Khởi tố” và “Truy tố”, có khái niệm và tính chất khác nhau, nhưng đến nay vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Nắm bắt được vấn đề đó, bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến đến hai cụm từ này, nhằm mục đích giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.
Bài viết bao gồm các phần chính, như: Khởi tố là gì?; Truy tố là gì?; Sự khác nhau giữa khởi tố và truy tố là gì?. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề khởi tố, truy tố, hay bất cứ vấn đề pháp luật nào, hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được đội ngũ luật sư và tư vấn viên hỗ trợ giải đáp.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí khởi tố khác truy tố như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Khởi tố là gì?
Các hành vi phạm tội, sau khi được cơ quan điều tra kiểm tra, làm rõ, thì sẽ khởi tố vụ án. Khởi tố được xem là giai đoạn đầu tiên trong vụ án hình sự. Khởi tố là giai đoạn độc lập, mở đầu các giai đoạn điều tra, nên đây là giai đoạn để xác định xem là có dấu hiệu phạm tội hay không, xác định các bước đầu tiên nội dung pháp luật của vụ án.
Quá trình khởi tố bắt đầu khi nhận được những thông tin đầu tiên về hành vi thực hiện phạm tội, kết thúc bằng quyết định của cơ quan
>>> Xem thêm: Khởi tố theo yêu cầu bị hại được pháp luật quy định như thế nào?
Truy tố là gì?
Cũng giống như khởi tố, truy tố cũng là một giai đoạn của tố tụng hình sự, nhưng truy tố là giai đoạn thứ ba, sau khi đã qua quá trình khởi tố, điều tra. Viện kiểm sát sẽ tiến hành đưa bị bị cán ra trước Tòa để xét xử, hoặc đưa ra những quyết định khác để giải quyết vụ án hình sự.
Trong luật tố hình sự, viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hiện quyền công tố, thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, kiểm soát việc tuân theo pháp luật của người dân. Cơ quan điều tra sẽ chuyển đến hoặc kết thúc bằng một trong ba quyết định sau của Viện kiểm sát: Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ tạm thời vụ án.
>>> Truy tố khác khởi tố như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Khởi tố khác truy tố như thế nào?
Để làm rõ sự khác nhau giữa khởi tố và truy tố, dựa trên các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Khởi tố | Truy tố |
Khái niệm | Các hành vi phạm tội, sau khi được cơ quan điều tra kiểm tra, làm rõ, thì sẽ khởi tố vụ án. Khởi tố được xem là giai đoạn đầu tiên trong vụ án hình sự. Khởi tố là giai đoạn độc lập, mở đầu các giai đoạn điều tra, nên đây là giai đoạn để xác định xem là có dấu hiệu phạm tội hay không, xác định các bước đầu tiên nội dung pháp luật của vụ án. | truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, nhưng truy tố là giai đoạn thứ ba, sau khi đã qua quá trình khởi tố, điều tra. Viện kiểm sát sẽ tiến hành đưa bị bị cán ra trước Tòa để xét xử, hoặc đưa ra những quyết định khác để giải quyết vụ án hình sự |
Thẩm quyền | Cơ quan điều tra
Các cơ quan khác Viện kiểm sát |
Viện kiểm sát |
Thời điểm bắt đầu | Là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự | Là giai đoạn thứ ba của quá trình tố tụng hình sự, sau khi đã kết thúc quá trình khởi tố và điều tra |
Thời hạn ra quyết định | Trong thời ạhn 20 kể từ lúc bắt đầu nhận được tin tố giác
Trường hợp cần phải xác minh, kiểm tra lại không được vượt quá 2 tháng Nếu chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh thì được gia hạn không được vượt quá 2 tháng |
Thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
Có thể ra thời hạn truy tố, nhưng không được vượt quá 10 ngày đối với tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, 15 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng |
Nội dung thực hiện | Cơ quan điều tra tiến hành xác minh; kiểm tra dấu hiệu phạm tội; | Viện kiểm sát thực hiện đánh giá vụ án một cách toàn diện, khách quan các tư liệu của vụ án |
Kết quả | Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố (nếu phát hiện ra dấu hiệu phạm tội) hoặc không khởi tố (nếu không phát hiện ra dấu hiệu tội phạm) | Viện kiểm sát đưa ra các quyết định: Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ tạm thời vụ án. |
Cơ sở pháp lý | Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự | Điều 236 – 242 Bộ luật tố tụng hình sự |
>>> Xem thêm: Kiến nghị khởi tố là gì? Thời hạn giải quyết kiến nghị khởi tố
Khuyến nghị của công ty Luật Thiên Mã
Bài viết trên được viết với mục đích nghiên cứu về hai thuật ngữ khởi tố và truy tố, cung cấp kiến thức, thông tin cho độc giả về hai vấn đề pháp luật này
Nội dung bài viết có sử dụng ý kiến của các học giả có uy tín, nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí khởi tố khác truy tố như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Lợi ích của việc có Luật sư bảo vệ khi bị khởi tố hình sự
Khi có Luật sư bảo vệ quyền lợi khi bị khởi tố hình sự, bạn sẽ có những lợi ích, như:
-Luật sư sẽ là người đứng ra bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ và bào chữa để bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng và tối ưu nhất của bị can khi bị khởi tố hình sự
-Luật sư là những người am hiểu kiến thức pháp luật, sẽ đưa ra những phương án, dẫn chứng và cách thức bào chữa có lợi nhất và hợp pháp cho than chủ
-Luật sư còn là người đồng hành cùng thân chủ của minh suốt quá trình từ lúc khởi tố đến truy tố, xét xử vụ án và sau khi tuyên án.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí khởi tố khác truy tố như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây, là toàn bộ những thông tin liên quan tới vấn đề khởi tố và truy tố. Đây đều là hai nhiệm vụ quan trọng trong quá trình điều tra, những dấu hiệu khởi tố và truy tố cần phải được tuân thủ theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Bộ luật hình sự. Mong rằng những thông tin Luật Thiên Mã cung cấp phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hai thuật ngữ khởi tố và truy tố. Nếu quý khách có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp.