Luật hình sự

Khởi tố là gì? Quy trình khởi tố diễn ra như thế nào?

Khởi tố là gì? “Khởi tố” là thuật ngữ chuyên ngành không chỉ quen thuộc đối với cơ quan điều tra, mà còn đối với mỗi chúng ta. Đây là bước quan trọng của quá trình tố tụng. Và để giúp mọi người hiểu hơn về cụm từ này, bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp những thông tin pháp lý chính xác và đầy đủ nhất về quá trình khởi tố.

Bài viết bao gồm các phần mục cụ thể: Định nghĩa về khởi tố; Ai có thẩm quyền khởi tố?; Sự khác nhau của khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can?; Thủ tục và trình tự khởi tố. Nếu các bạn có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến khởi tố, hay những vấn đề pháp lý khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về thời hạn khởi tố? Gọi ngay: 1900.6174

Khởi tố là gì?

Các hành vi phạm tội, sau khi được cơ quan điều tra kiểm tra, làm rõ, thì sẽ khởi tố vụ án. Khởi tố được xem là giai đoạn đầu tiên trong vụ án hình sự. Khởi tố là giai đoạn độc lập, mở đầu các giai đoạn điều tra, nên đây là giai đoạn để xác định xem là có dấu hiệu phạm tội hay không, xác định các bước đầu tiên nội dung pháp luật của vụ án. 

dich-khoi-to-la-gi

Quá trình khởi tố bắt đầu khi nhận được những thông tin đầu tiên về hành vi thực hiện phạm tội, kết thúc bằng quyết định của cơ quan 

>>> Xem thêm: Khởi tố tội cố ý gây thương tích – Điều kiện, thủ tục, quy trình

Khởi tố thuộc thẩm quyền của ai?

Thẩm quyền khởi tố được quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự, cụ thể: 

-Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố với các vụ án có dấu hiệu phạm tội, nếu không phải là những vụ việc trực tiếp của Viện kiểm sát; 

-Các cơ quan được giao trách nhiệm tiến hành hoạt động điều tra vụ án trong một số quy định 

-Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố các vụ án trong những trường hợp sau: VKS hủy bỏ các quyết định không khởi tố của cơ quan Điều tra, VKS trực tiếp tố giác vụ án; VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm 

-Hội đồng ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án. 

Như vậy, có thể thấy các cơ quan điều tra, viện kiểm sát; cơ quan khác có thẩm quyền quyết định khởi tố. Ngoài ra, cơ quan công an cũng có thể ra quyết định khởi tố.  

>>> Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khởi tố? Gọi ngay: 1900.6174

Phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can 

Mặc dù cùng là các hoạt động tố tụng hình sư, nhưng khởi tố vụ án và khởi tố bị can đều có những điểm khác nhau tương đối. 

Khởi tố vụ án 

Khởi tố bị can 

Đối tượng khởi tố  Những hành vi có dấu hiệu phạm tội Là cá nhân hoặc pháp nhân có dấu hiệu phạm tội 
Căn cứ pháp lý để khởi tố Khởi tố chỉ được bắt đầu khi đã xác định được dấu hiệu tội phạm và dựa trên các dấu hiệu quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự Bắt đầu khi đã có quyết định khởi tố vụ án, nếu có căn cứ xác định rằng cá nhân hoặc pháp nhân đó có dấu hiệu phạm tội, thì sẽ bị khởi tố bị can. 

Các quyết định khởi tố bị can phải được phê chuẩn, xác minh của Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra 

Thẩm quyền Cơ quan điều tra

Cơ quan được giao nhiệm vụ 

Viện kiểm sát 

Hội đồng xét xử 

Cơ quan điều tra 

Cơ quan được giao nhiệm vụ 

Viện kiểm sát 

Các giai đoạn khởi tố Khởi tố 

Điều tra

Truy tố 

Xét xử 

Điều tra 

Truy tố 

Kết thúc khởi tố  Từ khi ra quyết định khởi tố vụ án, nếu có dấu hiệu tội phạm hoặc quyết định không khởi tố, nếu không xác định được dấu hiệu tội phạm  Là hành vi tố tụng tại giai đoạn điều tra của người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can, cần tiến hành các hoạt động điều tra đối với bị can 
Mối quan hệ  Quyết định khởi tố vụ án có trước khởi tố bị can  Một số trường hợp, có thể ban hành 2 quyết định này một lúc 

>>> Xem thêm: Quy trình khởi tố tai nạn giao thông theo quy định

Quyền hạn và trình tự, thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 

Thứ nhất, Luật sư xuất trình những giấy tờ như: Thẻ Luật sư, bản sao chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại 

Thứ hai, người bào chữa phải xuất trình giấy tờ như Căn cước công dân, bản sao chứng thực và giấy bào chữa 

Thứ ba, đại diện của người bị hại hoặc bên đương sự xuất trình Căn cước công dân, và giấy tờ chứng minh mối quan hệ của họ với người bị hại.

mau-khoi-to-la-gi

Sau khi Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn bị điều tra, trực ban các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó phải có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận, thực hiện việc đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công vụ giải quyết vụ án, vụ việc.

Nếu hồ sơ đảm bảo hợp lệ theo quy định, trong vòng 24 giờ kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Điều tra tiến hành hoạt động điều tra, về việc đăng ký và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định, cơ quan điều ra yêu cầu bổ sung và nộp lại sau 

Nếu có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về thời hạn khởi tố? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây, là toàn bộ những thông tin liên quan tới vấn đề khởi tố là gì. Khởi tố vụ án cũng là bước độc lập trong quá trình điều tra, những dấu hiệu khởi tố cần phải được tuân thủ theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Bộ luật hình sự. Mong rằng những thông tin Luật Thiên Mã cung cấp phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khởi tố nói chung và khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Nếu quý khách có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp. 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7