Luật đất đai

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì?

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì? Quyền sử dụng đất (QSDĐ) là tài sản đảm bảo phổ biến nhất hiện nay được dùng trong việc thế chấp. Tuy nhiên sẽ có nhiều người chưa nắm rõ thủ tục pháp lý khi thực hiện việc thế chấp QSDĐ kể cả là bên thế chấp hay bên nhận thế chấp. Hôm nay, Luật Thiên Mã đã tiếp nhận hỗ trợ từ khách hàng về vấn đề này? Nếu bạn đọc cần liên hệ gấp hãy gọi ngay cho Luật Thiên Mã theo hotline 1900.6174.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về hợp đồng thế chấp QSD đất? Gọi ngay: 1900.6174

Chị Tiên ở Hậu Giang có gửi câu hỏi cho Luật Thiên Mã như sau: 
Thưa Luật sư, tôi có một thắc mắc cần luật sư tư vấn như sau: Vì muốn mở rộng kinh doanh, tôi có nhu cầu muốn thế chấp QSDĐ của 2 mảnh đất thuộc sở hữu của tôi dưới Long An. Tuy nhiên tôi không biết rằng tôi có phải lập hợp đồng thế chấp QSDĐ hay không và nếu có thì nội dung của hợp đồng thế chấp QSDĐ gồm những nội dung nào?
Tôi mong muốn nhận được tư vấn từ luật sư về vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Tiên, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Thiên Mã của chúng tôi. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của chị về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hợp đồng giữa bên thế chấp (bên có QSDĐ) và bên nhận thế chấp. Nội dung hợp đồng thể hiện việc bên thế chấp dùng QSDĐ của mình nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp. Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng tài sản là QSDĐ trong thời hạn thế chấp. 

lan-boi-hop-dong-the-chap-quyen-su-dung-dat

Người sở hữu QSDĐ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất của mình, điều này tạo sở pháp thực tế để ngân hàng, tổ chức tín dụng những người cho vay khác bảo vệ quyền lợi của họ.

>>> Xem thêm: Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Hạn mức chuyển nhượng đất là bao nhiêu?

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất gồm nội dung gì?

Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về mẫu hợp đồng thế chấp QSDĐ . vậy, hợp đồng thể do các bên tự soạn thảo nhưng cần đảm bảo những nội dung bản sau:

 – Thông tin bên thế chấp: họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCD, địa chỉ, số điện thoại…;

 – Thông tin về tài sản thế chấp là QSDĐ: số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất tọa lạc, loại đất: đất ở, đất nông nghiệp…, hình thức sử dụng của thửa đất được thế chấp… 

Thời hạn thế chấp: Do các bên tự do thỏa thuận hoặc đến khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp chấm dứt;

Quyền và nghĩa v của các bên bao gồm bên thế chấp, bên nhận thế chấp.

 – Đăng thế chấp thanh toán phí: Quy định rõ bên nào chịu trách nhiệm cho việc đăng ký thế chấp và nộp lệ phí; nộp những khoản lệ phí nào?..

 – Xử tài sản thế chấp: QSDĐ đã được thế chấp sẽ được xử như thế nào khi bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo đảm, tiền thu được từ việc xử QSDĐ sẽ được thanh toán như thế nào theo thứ tự cho ai;

 – Hiệu lực chấm dứt hợp đồng thế chấp;

Phương thức giải quyết tranh chấp của các bên trong trường hợp xảy ra tranh chấp; 

Điều kiện bảo mật; các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;

Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là những nội dung chủ yếu của một hợp đồng thế chấp QSDĐ mà các bên cần phải có khi soạn thảo hợp đồng thế chấp QSDĐ.

>>> Hợp đồng thế chấp QSD đất gồm nội dung gì? Gọi ngay: 1900.6174

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có thể tham khảo mẫu sau đây:

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

(Số: ……………./HĐTCQSDĐ&TSGLVĐ)

 

Hôm nay, ngày …. tháng …… năm …, Tại …………………… Chúng tôi gồm có:

BÊN THẾ CHẤP (BÊN A):

  1. a) Trường hợp là cá nhân:

Ông/bà: ……………………………………………………… Năm sinh:……………

CMND số: …………………Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ……………

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ:.……………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………………………………………

Là chủ sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có):

……………………………………………………………………………………

  1. b) Trường hợp là đồng chủ sở hữu:

Ông/bà: ……………………………………………………… Năm sinh:…………

CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ………

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ:.…………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………

Ông/bà: ………………………………………………………… Năm sinh:……………

CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: …………

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ:.…………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………

Là đồng sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có):

…………………………………………………………………………………

Các chứng từ sở hữu và tham khảo về quyền sử dụng đất đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có:

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

 

BÊN NHẬN THẾ CHẤP (BÊN B):

Địa chỉ:………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………………………Fax: ………………………

E-mail:…………………………………………………………………………………

Mã số thuế:……………………………………………………………………………………

Tài khoản số:…………………………………………………………………………

Do ông (bà):.…………………………………… Năm sinh: ………………………

Chức vụ:………………………………………………………………làm đại diện. 

 

Hai bên đồng ý thực hiện việc thế chấp căn hộ nhà chung cư theo các thỏa thuận sau đây:

 

ĐIỀU 1: NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM

  1. Bên A đồng ý thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên B.

………………………………………………………………………………………………

  1. Nghĩa vụ được bảo đảm là: ………………………………………………………..

 

ĐIỀU 2: TÀI SẢN THẾ CHẤP

2.1. Thửa đất thế chấp (nếu có):

Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo …………………………cấp ngày ……. tháng ……. năm ………., cụ thể như sau:

  1. a) Thửa đất số: ……………………………………………………………………
  2. b) Tờ bản đồ số: ………………………………………………………………….
  3. c) Địa chỉ thửa đất: ……………………………………………………………
  4. d) Loại đất: ………………………………………………………………………..
  5. e) Diện tích đất thế chấp: …………………………. m2 (Bằng chữ: ………………………..)
  6. f) Hình thức sử dụng:

– Sử dụng riêng: …………………………………………… m2

– Sử dụng chung: ………………………………………….. m2

  1. g) Mục đích sử dụng: ………………………………..
  2. h) Thời hạn sử dụng: ………………………………..
  3. i) Nguồn gốc sử dụng: ……………………………..
  4. k) Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): ………………………………….

2.2.Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

  1. a) Loại tài sản: …………………………………………………………………..
  2. b) Địa chỉ nơi có tài sản: …………………………………………………………
  3. c) Diện tích: ………………………….m2 (Bằng chữ:…….…………………m2)
  4. d) Giấy chứng nhận quyền sở hữu số: ……………………cơ quan cấp ……… ngày ……. tháng ……. năm ………

 

ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ  TÀI SẢN THẾ CHẤP

Giá trị tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này là: ………… VNĐ

(Bằng chữ: ……………………………………………….) theo văn bản xác định giá trị tài sản thế chấp ngày …….. tháng ……. năm ……….

 

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1. Nghĩa vụ của bên A:

  1. a) Giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên B khi hợp đồng có hiệu lực;
  2. b) Không được chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, góp vốn hoặc dùng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác nếu không được bên B đồng ý bằng văn bản;
  3. c) Bảo quản, giữ gìn đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp trong trường hợp đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;
  4. d) Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B kiểm tra đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) trong thời gian thực hiện hợp đồng.
  5. e) Cùng với bên B thực hiện các thủ tục đăng ký việc thế chấp; xóa việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;
  6. f) Sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đúng mục đích, không làm hủy hoại, làm giảm giá trị của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã thế chấp;
  7. g) Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

4.2. Quyền của bên A:

  1. a) Nhận lại các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp sau khi hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất;
  2. b) Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp;
  3. c) Được sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) trong thời hạn thế chấp quyền sử dụng đất;
  4. d) Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo phương thức và thời hạn đã thỏa thuận đã thoả thuận;
  5. e) Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã thế chấp;
  6. f) Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã thế chấp nếu được bên B đồng ý;
  7. g) Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

 

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1. Nghĩa vụ của bên B:

  1. a) Cùng với bên A đăng ký việc thế chấp, xóa đăng ký việc thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;
  2. b) Giữ và bảo quản cẩn thận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A;
  3. c) Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên B đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

5.2. Quyền của bên B

  1. a) Kiểm tra hoặc yêu cầu bên A cung cấp thông tin về thực trạng quyền sử dụng đất thế chấp;
  2. b) Yêu cầu bên A áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp đất có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;
  3. c) Yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất thế chấp theo phương thức và thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
  4. d) Kiểm tra, nhắc nhở bên A bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;
  5. e) Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp.

 

ĐIỀU 6: VIỆC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP VÀ NỘP LỆ PHÍ

6.1. Việc đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên ……………… chịu trách nhiệm thực hiện.

6.2. Lệ phí liên quan đến việc thế châp căn hộ theo Hợp đồng này do bên ……………… chịu trách nhiệm nộp.

 

ĐIỀU 7: XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP

7.1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên B có quyền yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp theo phương thức: ………………………………………………………………………………..

7.2. Việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) được thực hiện để thanh toán nghĩa vụ cho bên B sau khi đã trừ chi phí bảo quản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp.

ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thỏa thuận giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau, bình đẳng; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

9.1. Bên A cam đoan:

  1. a) Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
  2. b) Thửa đất thuộc trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  3. c) Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Thửa đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án dân sự, hình sự hay hành chính;

  1. d) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
  2. e) Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

9.2. Bên B cam đoan:

  1. a) Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
  2. b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có);
  3. c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
  4. d) Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

 

ĐIỀU 9: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực pháp lý từ ngày …… tháng …. năm ……. Đến ngày …… tháng ….. năm ……

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

 

                     BÊN A                                                          BÊN B

            (Ký, ghi rõ họ tên)                                       (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ:

 

Xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi có đất thế chấp:

  1. Về giấy tờ sử dụng đất: ……………………………………………………
  2. Về hiện trạng thửa đất: ……………………………………………………

2.1. Chủ sử dụng đất: ………………………………………………………..

2.2. Diện tích: ……………………………………………………………….

2.3. Loại đất: ………………………………………………………………..

2.4. Thời gian sử dụng đất còn lại: …………………………………………

2.5. Thửa đất số: …………………………………………………………….

2.6. Thuộc tờ bản đồ số: …………………………………………………….

2.7. Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp: …………………………….

  1. Thuộc trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại điểm …… khoản ……. Điều ………. của ………………………………………………

 

……………….,ngày……….tháng……..năm……….
Thủ trưởng cơ quan đăng ký
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

 

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ……… (Bằng chữ: …………………………)

tại ……………………………………………, tôi ………………………………………, Công chứng viên, Phòng Công chứng số ……………, tỉnh/thành phố …………………………

 

CÔNG CHỨNG:

– Hợp đồng thế chấp bằng căn hộ nhà chung cư được giao kết giữa bên A là …………….. và bên B là …………….; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng;             

– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

– Hợp đồng này được làm thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), giao cho:

+ Bên A ……. bản chính;

+ Bên B ……. bản chính;

Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số………………………….., quyển số …………….TP/CC-SCC/HĐGD.

 

                                                                                         CÔNG CHỨNG VIÊN

                                                                              (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Trên đây là mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà quý khách hàng có thể tham khảo. Nếu có nhu cầu soạn thảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đầy đủ và có giá trị pháp lý tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi Luật Thiên Mã với số hotline 1900.6174. 

>>> Xem thêm: Đất trồng cây lâu năm hết hạn sử dụng và những điều bạn cần biết

Điều kiện để hợp đồng thế chấp quyền sử dụng có hiệu lực là gì?

Để hợp đồng thế chấp hiệu lực thì trước hết phải đảm bảo QSDĐ được quyền thực hiện việc thế chấp. Căn cứ Điều 179 Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình, nhân sử dụng đất thuộc một trong các loại đất sau đây được quyền thế chấp QSDĐ thuộc sở hữu của mình cho ngân hàng, tổ chức kinh tế, nhân khác: 

Đất nông nghiệp được N nước giao quyền sử dụng đất trong hạn mức; 

Đất được Nhà nước giao quyền sử dụng  đất thu tiền sử dụng đất. 

Đất được cho thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. 

Đất đã được N nước công nhận quyền sử dụng đất.

 – Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế của cá nhân, hộ gia đình khác. 

tien-su-hop-dong-the-chap-quyen-su-dung-dat

Về điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất, Điều 188 Luật Đất đai 2013 cũng quy định người sử dụng đất được thế chấp khi đủ các điều kiện sau:

 – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp;

 – Đất không có bất kỳ tranh chấp nào với chủ thể khác; 

Quyền sử dụng đất không bị hạn chế để bảo đảm thi hành án dân sự, hình sự hoặc hành chính; 

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Trên đây là những điều kiện cơ bản để hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp lý. 

>>> Điều kiện để Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng có hiệu lực là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có chủ thể là ai?

Chủ thể tham gia hợp đồng thế chấp QSDĐ bên nhận thế chấp bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất. 

Bên thế chấp QSDĐ hộ gia đình, nhân Việt Nam Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp dùng QSDĐ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 

Bên nhận thế chấp thể ngân hàng tại Việt Nam, tổ chức tín dụng của Việt Nam đứng ra nhận thế chấp QSDĐ đối với đất nông nghiệp.  Đối với đất ở, bên nhận thế chấp thể tổ chức kinh tế trong nước, hoặc nhân Việt Nam sinh sống trong nước.

Chủ thể chính của một hợp đồng thế chấp QSDĐ là bên thế chấp QSDĐ (cá nhân, hộ gia đình Việt Nam có QSDĐ) và bên nhận thế chấp QSDĐ ( ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước).

>>> Chủ thể của hợp đồng thế chấp là ai? Gọi ngay: 1900.6174

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có đối tượng là ai? 

Thế chấp QSDĐ là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, đối tượng của loại hợp đồng này là toàn bộ hoặc một phần QSDĐ thuộc sở hữu của bên thế chấp.

Đối tượng của hợp đồng thế chấp QSDĐ theo quy định của pháp luật Việt Nam có 2 loại đất là đất nông nghiệp và đất ở.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất , nghĩa vụ của các bên

*Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp QSDĐ

  Quyền của bên thế chấp QSDĐ như sau:

– Được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thực hiện việc thế chấp; 

– Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức mà 2 bên đã thoả thuận;

– Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên.

– Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp cho phép;

– Nhận lại giấy chứng nhận QSDĐ sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp với bên nhận thế chấp.

 Nghĩa vụ của bên thế chấp QSDĐ như sau:

– Giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bên nhận thế chấp khi bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ đã thế chấp;

– Tiến hành thủ tục đăng ký việc thế chấp; xóa việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp đã chấm dứt;

– Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy hoại, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;

– Thanh toán khoản vay đúng hạn, đúng phương thức  phù hợp theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp.

* Quyền và nghĩa vụ bên nhận thế chấp QSDĐ

Bên nhận thế chấp QSDĐ có quyền như sau:

– Kiểm tra và nhắc nhở bên thế chấp QSDĐ bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích đã cam kết;

– Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử lý QSDĐ đã thế chấp.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp QSDĐ như sau:

– Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp QSDĐ tại cơ quan có thẩm quyền;

– Trả lại giấy chứng nhận QSDĐ  khi bên thế chấp đã hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ đảm bảo bằng thế chấp.

Khi đã đến hạn bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp QSDĐ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thỏa thuận; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam.

>>> Hợp đồng thế chấp QSĐ đất , nghĩa vụ của các bên là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực như thế nào?

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được tính kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính và bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.

han-hop-dong-the-chap-quyen-su-dung-dat

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về hợp đồng thế chấp QSD đất? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời thắc mắc về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của chị Tiên đã gửi đến Luật Thiên Mã. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần hỗ trợ thêm từ luật sư thì hãy gọi ngay đến số hotline 1900. 6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất từ chúng tôi.

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7