Luật thừa kế

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật gồm những ai?

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật được quy định chi tiết tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp về các câu hỏi như: Hàng thừa kế là gì? Ai là người được hưởng thừa kế? Theo quy định của pháp luật thì hàng thừa kế bao gồm những ai?…Trong quá trình tìm hiểu thông tin, quý khách có thắc mắc về các vấn đề liên quan tới thừa kế, hay các vấn đề pháp luật khác. Hãy gọi cho Luật Thiên Mã theo số điện thoại 1900 6174, để được hỗ trợ giải đáp. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Gọi ngay 1900.6174

Hàng thừa kế là gì?

Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, theo di chúc của người đã chết, hoặc chia theo quy định của pháp luật. 

Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, theo đó “Hàng thừa kế” bao gồm những người có mối quan hệ ruột thịt; gần gũi với người đã mất. Hàng thừa kế được pháp luật chia thành ba hàng, phân loại từ những người có mối quan hệ thân thiết nhất với người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tiếp theo là hàng thừa kế thứ hai và thứ ba 

Mục đích của hàng thừa kế nhằm xác định mối quan hệ của người đã chết, để dựa vào đó phân chia di sản. Những người nằm trong cùng một hàng thừa kế, sẽ được chia di sản có giá trị ngang bằng nhau.  

hang-thua-ke-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí các hàng thừa kế là gì? Gọi ngay 1900.6174

Ai là người thừa kế 

Theo quy định Bộ luật dân sự 2015, tại Điều 613. Người được hưởng thừa kế phải là những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng phải thành thai trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết. 

Ngoài ra, người được hưởng quyền thừa kế phải là người còn sống, những người chết trước; chết sau hay chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì tài sản được hưởng của người đó sẽ bị vô hiệu. 

Những người bị tước quyền thừa kế; hay từ chối nhận di sản thừa kế cũng không được hưởng quyền thừa kế. 

Trường hợp nếu hưởng thừa kế không phải là cá nhân, mà là pháp nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí ai là người được thừa kế? Gọi ngay 1900.6174

 Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật gồm những ai 

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự, hàng thừa kế bao gồm ba hàng thừa kế, cụ thể:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ; chồng; cha đẻ; mẹ đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người mất
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội; bà nội; ông ngoại; bà ngoại; anh ruột; chị ruột; em ruột 
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

hang-thua-ke-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-2

>>>Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật gồm những ai? Tư vấn chi tiết, gọi ngay 1900.6174

Trường hợp nào việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế?

Xác định hàng thừa kế diễn ra trong các trường hợp được quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự, cụ thể: 

  • Người thừa kế không để lại di chúc; di chúc bị mất; không có di chúc 
  • Di chúc thừa kế không hợp pháp 
  • Người được hưởng thừa kế nằm trong các trường hợp: chết trước, chết cùng, chết sau người để lại di sản thừa kế 
  • Người nhận di sản theo di chúc thừa kế theo di chúc bị tước quyền nhận di sản thừa kế; từ chối hưởng di sản thừa kế 

Điều 644 quy định trường hợp chia thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bao gồm: 

  • Phần di sản được hưởng không được quy định trong di chúc 
  • Phần di sản được hưởng là phần di sản bị vô hiệu 
  • Di sản liên quan đến người được hưởng di sản, nhưng họ không còn quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản; chết trước; chết sau hoặc chết cùng người để lại di sản; phần di sản liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 

Vậy nên, những trường hợp chia thừa kế theo hàng, đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật; phân chia đều nhau trong một hàng thừa kế.  

>>>Trường hợp việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế? Tư vấn chi tiết, gọi ngay 1900.6174

Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật 

Những nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của người được hưởng di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế, cụ thể: 

  • Nguyên tắc tôn trọng ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản. Bộ luật dân sự 2015, quy định các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, gồm: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Có di chúc, nhưng những người được hưởng di sản theo di chúc chết trước, chết sau, hoặc chết cùng người để lại di sản; Những người được hưởng di sản không có quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản. 

Vì vậy, điều quan trọng khi phân chia di sản thừa kế, cần chú ý là người chết có để lại di chúc và di chúc đó có hợp pháp không? 

  • Nguyên tắc đảm bảo quyền được hưởng thừa kế của người hưởng di sản. Theo đó, thừa kế theo pháp luật cũng áp dụng đối với các phần di sản sau: Di sản không được định đoạt trong di chúc; Di sản nằm trong phần di chúc vô hiệu; Phần di sản của người thừa hưởng theo di chúc, nhưng bị tước quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản; chết trước, chết cùng, chết sau người để lại di sản. 

hang-thua-ke-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-3

>>>Xem thêm: Thừa kế thế vị là gì? Nghĩa vụ của người hưởng thừa kế thế vị 

Thủ tục chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật 

Bước 1: 

  • Các loại giấy tờ được yêu cầu công chứng 
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ của người chết và người hưởng tài sản 
  • Giấy tờ chứng minh di sản đã được thỏa thuận 
  • Các giấy tờ thông tin khác: Căn cước công dân; hộ chiếu; sổ hộ khẩu… 

Bước 2: 

Cơ quan công chứng thực hiện việc niêm yết công khai, tại vị trí Uỷ ban nhân dân cấp xã (huyện) nơi thường trú của người để lại di sản. Niêm yết bao gồm đầy đủ các nội dung thông tin cá nhân của người để lại di sản: họ tên; quan hệ với người hưởng thừa kế, danh mục di sản thừa kế. 

Bước 3: 

  • Sau khi nhận được niêm yết, nếu không có khiếu nại hay bất kỳ vấn đề nào. Công chứng viên sẽ hướng dẫn người thừa kế ký vào văn bản 
  • Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình các giấy tờ liên quan khác, đối chiếu trước khi ký xác nhận 
  • Sau khi quá trình hồ sơ hoàn tất, tổ chức công chứng sẽ thu các khoản phí; trả lại văn bản thỏa thuận phân chia tài sản. 

>>>Xem thêm: Hàng thừa kế thứ hai gồm những ai và được hưởng thừa kế khi nào?

Trên đây là toàn bộ thông tin về hàng thừa kế theo quy định pháp luật, mà chúng tôi muốn cung cấp tới quý vị. Thừa kế là vấn đề pháp lý quan trọng và liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân. Chúng ta cần tuân thủ các quy định của pháp luật về việc thừa kế, để đảm bảo quyền lợi của mình và không gây hại tới quyền lợi của người khác, không vi phạm quy định của pháp luật.

Mong rằng những thông tin trên của chúng tôi cung cấp, đã giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề thừa kế, hay các vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy gọi cho Luật Thiên Mã để được hỗ trợ tư vấn, số điện thoại liên lạc 1900 6174.  

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7