Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Điều luật về đất đai đã đa dạng hóa các hình thức sử dụng đất nhằm cung cấp cho người sử dụng đất nhiều cơ hội hơn để thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời mang lại lợi nhuận và của cải cho người dân. Thông qua các hình thức như giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, nhà nước hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế sử dụng đất một cách hiệu quả và an toàn, trong đó hạn mức giao đất nông nghiệp điều mà người dân đang quan tâm đến.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về hạn mức giao đất nông nghiệp, từ khái niệm, hạn mức đến vai trò của hạn mức giao đất nông nghiệp. Không những vậy, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về ý nghĩa, phương án xử lý khi sử dụng đất vượt hạn mức và việc hợp thức hóa mua đất tại Việt Nam của người nước ngoài một cách chính xác nhất để bạn đọc nghiên cứu, tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Luật Thiên Mã, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp!
>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Hạn mức giao đất là gì?
>>> Hướng dẫn miễn phí hạn mức giao đất nông nghiệp nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Hạn mức giao đất nông nghiệp là quy định về diện tích đất tối đa mà một hộ gia đình hoặc cá nhân được cơ quan nhà nước giao để sử dụng vào mục đích nông nghiệp; ngoài hạn mức đó, các quyền lợi của người sử dụng đất sẽ bị hạn chế hoặc không được áp dụng theo quy định..
Như vậy, hạn mức giao đất nông nghiệp là một khái niệm không quá xa lạ đối với đời sống; nó là một trong những quy định của pháp luật về đất đai, quy định một mức hạn mức tối đa mà nhà nước giao cho các cá nhân hoặc hộ gia đình để sử dụng đất cho các mục đích nông nghiệp cụ thể.
>>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Vai trò của những quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp
Nhà nước quản lý đất đai dựa trên hạn mức giao đất nông nghiệp. chức năng của các quy định như sau:
Căn cứ để Nhà nước ra quyết định giao đất cho người sử dụng đất.
Căn cứ quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp trong hạn mức được cung cấp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất cho người sử dụng đất dựa trên hạn mức giao đất đó.
Căn cứ để Nhà nước bồi thường về đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất.
Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để nhận giấy chứng nhận sẽ nhận được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất.
Người sử dụng đất được bồi thường về đất nếu phận diện tích đất nông nghiệp nằm trong hạn mức.
Người sử dụng đất vượt quá hạn mức không được bồi thường về đất nông nghiệp, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư còn lại vào đất nông nghiệp.
Căn cứ để quy định hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật đất đai 2013:
Mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp có thể được nhận không quá mười lần hạn mức giao đất.
Mức chung đó được sử dụng bởi chính phủ để xác định thời gian và mức độ chuyển quyền sử dụng đất riêng phù hợp với điều kiện của từng khu vực.
Xác định diện tích đất nông nghiệp được sử dụng từ trước ngày 01/7/2004 được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Trường hợp người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, họ có thể nhận được Giấy chứng nhận nếu đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp.
Trường hợp một phần diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất nằm trong hạn mức giao đất nông nghiệp, thì phần đất vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp sẽ được thuê đất của Nhà nước.
Như vậy, hạn mức giao đất nông nghiệp thị giữ vai trò quan trọng trong việc làm căn cứ để Nhà nước giao đất, bồi thường khi thu hồi đất, quy định hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và xác định diện tích đất nông nghiệp trong khoảng thời gian trước 01/07/2004.
>>> Xem thêm: Giấy ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy ủy quyền mới nhất
Hạn mức giao từng loại đất nông nghiệp cụ thể
Căn cứ quy định tại Điều 129 của Luật đất đai năm 2013, hạn mức giao đất nông nghiệp cho từng loại đất cụ thể như sau:
Đối với đất dùng để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Đất thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long: tối đa 03 héc ta.
Đất thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác: tối đa là 02 héc ta.
Đối với đất trồng cây lâu năm của hộ gia đình, cá nhân sử dụng
Đất ở xã, phường, thị trấn ở khu vực đồng bằng: tối đa 10 héc ta
Đất ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng trung du, miền núi: tối đa 30 héc ta
Đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng: tối đa 30 héc ta.
Đối với hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất gồm đất trồng cây hàng năm, làm muối, nuôi trồng thủy sản: tối đa 05 héc ta.

Như vậy, trên đây là các quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp cụ thể cho từng loại đất, bạn đọc có thể tìm hiểu và tham khảo.
>>> Tư vấn chi tiết hạn mức giao từng loại đất nông nghiệp cụ thể miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174
Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất
Việc quy định hạn mức đất nông nghiệp mang lại các ý nghĩa như sau:
Là điều cần thiết trong cơ chế thị trường để tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội; đảm bảo rằng người sản xuất có đất để sản xuất khi có nhu cầu, tránh tình trạng tích tụ, tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự phân hóa giai cấp ở nông thôn,
Khuyến khích những người lao động giàu có đang trong phạm vi hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng bởi các quy định hạn mức đất hợp lý, cho phép tích tụ và tập trung đất đai phù hợp.
Khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn bởi việc cho phép tích tụ, tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có thể thuê ngoài hạn mức.
Như vậy, việc quy định hạn mức đất vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội cho người dân.
>>> Xem thêm: Điều kiện giao dịch quyền sử dụng đất và 1 số các hình thức giao dịch sở hữu
Đất nông nghiệp vượt hạn mức có được bồi thường không?
Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Đất đai 2013:
Diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức thì không bồi thường về đất chỉ bồi thường chi phí đầu tư vào đất.
Diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức thì được bồi thường về đất.
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng vượt hạn mức sử dụng trước ngày 01/7/2014, được bồi thường, hỗ trợ như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng từ người khác mà đủ điều kiện để được bồi thường thì được bồi thường theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.
Hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận, chỉ được bồi thường đối với diện tích đất nằm trong hạn mức giao đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp, không được bồi thường về đất nhưng được xem xét hỗ trợ.
Như vậy, đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại.
>>> Tư vấn miễn phí đất nông nghiệp vượt hạn mức có được bồi thường không nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Xử lý đất nông nghiệp vượt hạn mức thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 29 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức có thể dẫn đến vi phạm hành chính, cụ thể:
Diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 01 héc ta: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 01 đến 03 héc ta: phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 03 đến 05 héc ta: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 05 héc ta: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm; Nhà nước thu hồi theo quy định của Luật Đất đai (nếu không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền)
Như vậy, sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức có thể bị phạt đến 50 triệu đồng nếu nhận chuyển quyền vượt quá 05 héc ta, có thể bị buộc trả lại diện tích đất hoặc thu hồi diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức mà họ đã thực hiện hành vi vi phạm.
>>> Xem thêm: Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không? – Luật đất đai 2013
Người Việt định cư ở nước ngoài có thể hợp thức hóa đất mua tại Việt Nam không?
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Căn cứ quy định tại Luật quốc tịch 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Như vậy, từ hai căn cứ trên người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về hạn mức giao đất nông nghiệp nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Luật Thiên Mã về hạn mức giao đất nông nghiệp, từ khái niệm, hạn mức đến vai trò của hạn mức giao đất nông nghiệp, đặc biệt mang đến cho bạn hướng dẫn về ý nghĩa, phương án xử lý khi sử dụng đất vượt hạn mức và việc hợp thức hóa mua đất tại Việt Nam của người nước ngoài. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin và muốn được hỗ trợ ngay lập tức, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để nhận được hỗ trợ nhanh chóng.