Tin pháp luật

Thời hạn giá trị của giấy chuyển tuyến – Thủ tục xin chuyển tuyến

Giấy chuyển tuyến được làm khi các trường hợp nhập viện, người bệnh theo yêu cầu chuyên môn cần phải chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác. Khi đó, nếu như muốn hưởng bảo hiểm y tế thì người bệnh cần phải thực hiện theo thủ tục thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã 1900.6174 sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về những quy định chuyển tuyến mới nhất hiện nay, mời các bạn đọc cùng tham khảo.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí các vấn đề pháp luật liên quan đến chuyển tuyến bệnh viện. Gọi ngay: 1900.6174

Chuyển tuyến là gì?

“Chuyển viện” là hành động chuyển bệnh nhân từ một bệnh viện hoặc cơ sở y tế này sang một bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác để tiếp tục điều trị hoặc cung cấp các dịch vụ y tế khác.

“Chuyển tuyến” là quá trình chuyển bệnh nhân từ một cơ sở y tế đến cơ sở y tế khác trong cùng hệ thống y tế, với mục đích cải thiện chăm sóc bệnh nhân và tối ưu hoá sự phân phối tài nguyên y tế. Quá trình này thường được thực hiện trên cơ sở đánh giá và chỉ định của bác sĩ điều trị.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Chuyển tuyến bệnh viện là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Xin chuyển tuyến cần những giấy tờ gì?

Để việc xin giấy chuyển tuyến một cách nhanh chóng nhất để phục vụ cho nhu cầu của mình thì cần phải có những loại giấy từ sau mới có thể xin chuyển tuyến:

– Bệnh nhân cần phải xuất trình chứng minh nhân dân/ căn cước công dân

– Thẻ bảo hiểm y tế đã được cấp

– Đặc biệt đó chính là giấy kết luận bệnh mà đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện việc chuyển tuyến theo quy định.

giay-chuyen-tuyen-3

>>>Luật sư giải đáp miễn phí các giấy tờ chuẩn bị khi xin chuyển tuyến. Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục xin chuyển tuyến như thế nào?

Về thủ tục chuyển tuyến, theo Điều 7 của Thông tư số 14/2014/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định như sau:

Thứ nhất đối với thủ tục chuyển tuyến Bảo hiểm y tế  trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến

  • Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh cần phải thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
  • Bước 2: Người đại diện cơ sở khám chữa bệnh sẽ ký giấy xin chuyển tuyến theo như mẫu theo quy định
  • Bước 3: Làm các thủ tục kiểm tra trước khi mà chuyển bệnh nhân

– Đối với trường hợp bệnh nhân cấp cứu: cơ sở khám chữa bệnh cần phải  liên hệ với khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện mà để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

– Đối với bệnh nhân cần có sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.

  • Bước 4: Cơ sở Khám chữa bệnh sẽ giao giấy chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người hộ tống hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở Khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.
  • Bước 5: Bàn giao về giấy cho cơ sở khám chữa bệnh mới: Người mà giữ giấy chuyển tuyến bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

>>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định năm 2023

Thứ hai, thủ tục chuyển tuyến Bảo hiểm y tế  trong trường hợp mà người bệnh chuyển về tuyến dưới 

Bên cạnh việc chuyển tuyến về tuyến trên thì có nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ được chuyển về tuyến dưới để phù hợp với điều kiện khám chữa bệnh của bệnh nhân. Thủ tục chuyển tuyến Bảo hiểm y tế đối với người bệnh chuyển về tuyến dưới tương tự các bước 1, 2, 4, 5.

Thủ tục chuyển tuyến Bảo hiểm y tế cho bệnh nhân mà được cơ sở khám chữa bệnh nơi mà bệnh nhân đang khám và điều trị thực hiện. Bệnh nhân và người đại diện của bệnh nhân khi mà được bàn giao giấy xin chuyển tuyến khi đến cơ sở mới cần bàn giao lại cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển để để được xét hưởng như khám chữa bệnh đúng tuyến. Trong trường hợp làm mất giấy bệnh nhân, người đại diện của bệnh nhân cần phải liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh ban đầu để được hỗ trợ giải quyết.

Như vậy, theo quy định pháp luật, chuyển tuyến sẽ được cấp bởi bệnh viện khi mà đáp ứng được những điều kiện nhất định. Trong trường hợp của mình, bạn có thể sẽ đề nghị bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của mình xem xét cấp giấy xin chuyển tuyến. Khi mà đã có giấy, bạn có thể sử dụng khi mà đi sinh tại bệnh viện tuyến trên và được hưởng quyền lợi ở mức tối đa theo đối tượng của mình vì sẽ thuộc trường hợp đúng tuyến.

giay-chuyen-tuyen-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí các thủ tục chuẩn bị xin chuyển tuyến. Gọi ngay: 1900.6174

Pháp luật quy định các trường hợp được chuyển tuyến

Trong lĩnh vực y tế, việc chuyển tuyến bệnh nhân được quy định trong Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển tuyến bệnh nhân giữa các cơ sở khám, chữa bệnh. Theo đó, các trường hợp được chuyển tuyến bệnh nhân bao gồm:

  • Không đủ năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị để cứu chữa bệnh nhân.
  • Không có người chuyên môn để can thiệp hoặc không có người can thiệp kịp thời.
  • Bệnh nhân cần can thiệp bằng phương pháp chuyên sâu, phức tạp mà cơ sở y tế hiện tại không thực hiện được.
  • Yêu cầu của bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân.
  • Cơ sở y tế hiện tại không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân
  • Bệnh nhân cần được chuyển tuyến đến cơ sở y tế khác để tiếp tục quá trình điều trị.

Trong mỗi trường hợp, việc chuyển tuyến bệnh nhân phải được thực hiện theo quy định pháp luật.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí các trường hợp được chuyển tuyến. Gọi ngay: 1900.6174

Thời hạn giá trị của giấy xin chuyển tuyến

Đối với bệnh thông thường

Căn cứ tại Điểm c Khoản 1 Điều 12 của Thông tư 40/2015/TT-BYT có quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: thì Giấy xin chuyển tuyến sẽ có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, tính từ ngày ký

Như vậy, đối với các trường hợp bệnh, nhóm bệnh hay trường hợp bệnh thông thường thì giấy xin chuyển tuyến khám chữa bệnh sẽ có giá trị sử dụng là trong vòng 10 ngày tính từ ngày đăng ký chuyển tuyến.

Tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ theo như Điều 41 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Đối với bệnh nặng

Căn cứ tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 của Thông tư 40/2015/TT-BYT có quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:

Người bệnh mà có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp mà được sử dụng Giấy xin chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì chuyển tuyến mà có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp mà đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh mà vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chuyển tuyến sẽ có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Như vậy, hiện nay có 62 loại bệnh thì chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 1 lần/năm.

Theo đó, người bệnh mà có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp bệnh mà được sử dụng Giấy chuyển viện quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BYT thì Giấy xin chuyển tuyến sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó.

Những bệnh, nhóm bệnh này được quy định tại danh mục ban hành kèm tại Thông tư số 40 /2015/TT-BYT

giay-chuyen-tuyen-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về hạn giá trị của giấy xin chuyển tuyến. Gọi ngay: 1900.6174

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi chuyển đúng tuyến

Nếu thuộc trường hợp mà chuyển tuyến đúng tuyến thì người bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế:

– Với 100% chi phí khám chữa bệnh nếu như  thuộc các đối tượng:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ, học viên công an nhân dân, người mà làm công tác cơ yếu hưởng lương như là quân nhân…
  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
  • Trẻ em mà dưới 06 tuổi;
  • Người mà thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
  • Người mà thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo;
  • Thân nhân của người mà có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người mà có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
  • Có chi phí cho một lần khám chữa bệnh mà thấp hơn mức quy định tại tuyến xã;
  • Có thời gian mà tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở;

– Với 95% chi phí khám chữa bệnh: Người mà hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Thân nhân của người mà có công với cách mạng trừ cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người mà có công nuôi dưỡng liệt sỹ; Người mà thuộc hộ cận nghèo…

– Với 80% chi phí khám chữa bệnh: Các trường hợp còn lại.

>>>Xem thêm: Chi tiết mức hưởng, mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện 2023

Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về các nội dung mà liên quan đến Giấy chuyển tuyến. Trường hợp bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì bạn có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6174  sẽ được chúng tôi hỗ trợ  tư vấn cho quý bạn đọc nhé.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7